[ Giải Đáp ] Ngứa Hậu Môn Là Bệnh Gì ? Nguy Hiểm Như Thế Nào

Ngứa ở hậu môn là bệnh gì không phải ai cũng biết mặc dù đây là triệu chứng ai cũng có nguy cơ bị ít nhất 1 lần trong đời. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó có thể do bệnh lý, cũng có thể chỉ là do sinh hoạt hàng ngày không đảm bảo. Do đó người bệnh cần nhận biết chính xác triệu chứng để có cách khắc phục kịp thời.

Ngứa ở hậu môn là bệnh gì?

Có rất nhiều bệnh lý gây nên tình trạng ngứa ngáy ở hậu môn, đây chủ yếu là những căn bệnh ở hậu môn trực tràng. Đây là bộ phận có vai trò đào thải phân ra bên ngoài ở vùng da bên trong và xung quanh hậu môn nên rất dễ bị bệnh. Vậy ngứa ở hậu môn là bệnh gì?

1. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom, là một trong những căn bệnh ở tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng gị giãn quá mức, gây nên hiện tượng xung huyết. Khi mới mắc bệnh trĩ nhất là bệnh trĩ ngoại, người bệnh sẽ thấy khó chịu, ngứa ngáy ở hậu môn. Nếu bệnh nặng có thể thấy đau rát và chảy máu mỗi lần đi đại tiện.

2. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng vùng niêm mạc có những vết rách sau mỗi lần đi đại tiện. Đây là bệnh lý khá phổ biến và thường gặp ở những người bị táo bón, ăn ít chất xơ, chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Ngoài ra ở người già, phụ nữ mang thai cũng thường gặp. Khi mắc bệnh này sẽ thấy có triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm, đau rát hậu môn, chảy máu mỗi lần đi đại tiện…

3. Viêm da tiếp xúc

Ngứa ở hậu môn là bệnh gì rất có thể là do bệnh viêm da tiếp xúc. Đây là bệnh do tổn thương khi tiếp xúc vật lý dị nguyên. Lúc này vùng da ở hậu môn sẽ bị viêm nhiễm, ngứa ngáy. Nguyên nhân là do tiếp xúc xà phòng hoặc ma sát với quần lót… Người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như: ngứa ngáy ở vùng da xung quanh hậu môn, có các mụn nước nổi li ti…

4. Hội chứng ruột kích thích

Một chế độ dinh dưỡng không đảm bảo là nguyên nhân hàng đầu khiến đại tràng bị tổn thương và gây nên tình trạng tiêu chảy mãn tính. Tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ khiến vùng niêm mạc bị kích thích và gây ngứa ngáy, người bệnh đi đại tiện thường xuyên, nếu đi đại tiện nhiều sẽ làm đau rát hậu môn.

5. Sa trực tràng

Sa trực tràng có thể sa toàn bộ hoặc sa 1 phần trực tràng và đi ra ngoài hậu môn. Có thể gặp phải tình trạng sa toàn bộ trực tràng hoặc chỉ sa niêm mạc. Khi bị sa trực tràng sẽ gây cảm giác ngứa ngáy, chảy máu khi đi đại tiện. Ngoài ra người bệnh còn thấy có hiện tượng táo bón, đi tiểu nhiều lần, chảy máu mỗi lần đi đại tiện…

6. Bệnh xã hội ở hậu môn

Thường xuất hiện ở những người quan hệ tình dục bằng con đường này mà không sử dụng bao cao su, gây nguy cơ mắc bệnh nấm Candida hoặc bệnh lậu. Lúc này người bệnh sẽ thấy có triệu chứng ngứa ngáy, chảu máu, đau rát, chảy mủ thậm chí đau khi đi đại tiện.

7. Các khối u ở hậu môn

Cho dù là khối u lành tính hay khối u ác tính cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ngứa ngáy và khó chịu ở hậu môn. Không những thế những khối u này còn gây nên tình trạng chảy máu, mệt mỏi, chán ăn, cơ thể sút cân… Nếu khối u lành tính, bạn có thể điều trị bằng cách phẫu thuật, khối u ác tính cần phác đồ điều trị riêng.

8. Bệnh giun kim

Ngứa ở hậu môn là bệnh gì rất có thể là do bệnh giun kim. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn. Giun kim là loài ký sinh trùng sống ở hậu môn. Trong quá trình đẻ trứng, giun có thể tiết ra chất gây kích thích và ngứa ngáy vùng hậu môn, vì thế mà triệu chứng ngứa hậu môn cũng thấy nhiều hơn ở ban đêm.

Ngứa ở hậu môn không phải do bệnh lý

Không phải tình tình trạng ngứa ở hậu môn là bệnh gì, một số những trường hợp ngứa hậu môn không phải do bệnh lý, người bệnh cần nhận biết và phân biệt dấu hiệu để điều trị.

Vệ sinh kém: Hậu môn bị ngứa rất có thể là do vệ sinh ở khu vực này chưa sạch sẽ khiến phân và vi khuẩn tích tụ và gây ngứa ngáy. Nếu bệnh kéo dàu có thể khiến niêm mạc hậu môn ngứa ngáy dữ dội và tăng nguy cơ bị viêm nhiễm.

Dấu hiệu tiền mãn kinh: Chị em phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh lượng estrogen giảm, âm đạo tiết nhiều dịch. Dịch này không chỉ gây ngứa âm đạo mà còn làm kích thích niêm mạc ở hậu môn. Trường hợp này sẽ thấy kèm theo triệu chứng: mệt mỏi, da khô, mất ngủ, kinh nguyệt không đều…

Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng không cân bằng cũng khiến tình trạng ngứa hậu môn khó chịu hơn. Các loại thức ăn như: trà, nước ngọt, nước tăng lực, sô cô la, trái cây chua, cà chua, thức ăn cay… cũng có thể gây kích ứng hậu môn khiến hậu môn bị ngứa ngáy.

Đồ lót: Nếu sử dụng những chiếc quần lót được làm từ chất liệu vải tổng hợp sẽ khiến bạn gặp phải những vấn đề về độ ẩm ở hậu môn. Ngoài ra những chiếc quần lót có mùi hương hoặc ẩm ướt cũng khiến hậu môn bị ngứa ngáy.

Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng cũng có thể tiêu diệt những loại vi khuẩn có lợi. Điều này làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến bạn gặp phải tình trạng nhiễm nấm. Bạn hãy bổ sung sữa chua có men vi sinh để giải quyết tình trạng này.

Ngoài ra chị em còn gặp phải tình trạng ngứa hậu môn do căng thẳng thần kinh, mang thai, biến chứng tiểu đường, thừa cân béo phì… Vậy để xác định chính xác nguyên nhân gây hậu môn bạn hãy trao đổi hoặc thăm khám với các bác sĩ hậu môn – trực tràng.

==> Xem Thêm : Đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt cảnh báo 7 bệnh nguy hiểm

Ngứa hậu môn cần phải làm gì?

Khi thấy có triệu chứng bị ngứa hậu môn, trước hết bạn cần phải thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để xác định ngứa hậu môn là bệnh gì, nguyên nhân gây ngứa hậu môn là do đâu. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp và kịp thời.

Sau khi tìm được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, phù hợp. Bạn có thể sẽ cần phải dùng 1 số các loại thuốc để chữa ngứa hậu môn như:

  • Thuốc dưỡng ẩm: Chỉ định trong các trường hợp da khô hoặc mắc các bệnh về da liễu ở hậu môn để giảm tình trạng ngứa ngáy.
  • Thuốc có chứa Oxide kẽm: Những loại thuốc này có tác dụng giúp sát trùng, giảm viêm nhiễm và hạn chế ngứa ngáy.
  • Thuốc chứa hydrocortisone: Loại thuốc này có tác dụng làm giảm ngứa và viêm mạnh, thường được chỉ định khi vùng hậu môn bị sưng viêm và xung huyết.
  • Thuốc kháng Histamine H1: Với những trường hợp ngứa hậu môn nặng vào ban đêm (chủ yếu là do nhiễm giun kim), bạn có thể sử dụng thuốc kháng H1 đường uống để giảm triệu chứng này.

Những loại thuốc này cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý sử dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Bên cạnh việc điều trị người bệnh cần lưu ý:

  • Mặc đồ thoải mái và đồ lót cotton thay vì mặc đồ bằng sợi tổng hợp
  • Vệ sinh vùng hậu môn bằng khăn ẩm không mùi hay khăn cotton sau khi đi vệ sinh
  • Nên dùng xà phòng nguyên chất, không chất tạo mùi
  • Nên giữ hậu môn sạch, thoáng và khô thoáng
  • Không kỳ cọ quá mạnh tay, tuyệt đối không gãi khi ngứa hậu môn (vì gãi khiến hậu môn bị trầy xước khiến bệnh càng nặng hơn).

==> Xem Thêm : Cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được là bệnh gì ? [Giải đáp ]

Trên đây là một số thông tin về thắc mắc ngứa ở hậu môn là bệnh gì, hy vọng với những thông tin này người bệnh sẽ sớm phát hiện được triệu chứng ngứa hậu môn của bản thân. Nếu còn những thắc mắc hoặc muốn được tư vấn rõ hơn hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa.

Từ khóa » Hậu Môn Bị Ngứa Và Nổi Mụn