Nổi Mụn ở Hậu Môn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Lý Nguy Hiểm Nào?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Mụn nhọt ở hậu môn
- Mụn cóc ở hậu môn
- Mụn do u mềm lây ở hậu môn
- Mụn thịt dư
- Ung thư hậu môn
- Nên làm gì khi bị mọc mụn ở hậu môn
Nổi mụn ở da mặt, lưng hay ngực là tình trạng thường gặp đối với nhiều người trong chúng ta. Tuy nhiên đó không phải là tất cả những nơi mà mụn có thể xuất hiện. Nổi mụn ở gần hậu môn cũng là tình trạng cũng thường xảy ra khiến nhiều người lo lắng. Vì đây là vị trí nhạy cảm nên chúng ta tuyệt đối không được chủ quan. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng YouMed tìm hiểu các nguyên nhân gây mụn ở hậu môn thường gặp nhé!
Mụn nhọt ở hậu môn
Mụn nhọt có thể xuất hiện ở vùng da cạnh hậu môn của chúng ta. Tình trạng mụn ở hậu môn này xảy ra khi lỗ chân lông trên da bị bít tắc bởi bã nhờn và tế bào chết. Sự tắc nghẽn dần dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm và nổi mụn nhọt ở hậu mônchứa nhiều mủ. Khi đó mụn nhọt là một khối sưng to, sờ mềm, chứa đầy mủ và gây đau nhức nhiều. Nếu bạn tự ý nặn hay bóp mụn nhọt có thể gây ra nhiễm trùng trầm trọng.
Cách phòng ngừa mụn nhọt đó là:
- Luôn giữ sạch và lau khô vùng hậu môn sau mỗi lần vệ sinh
- Không cạo hay tẩy lông để tránh kích ứng
- Chế độ ăn uống phù hợp để không bị tái phát mụn
Mụn cóc ở hậu môn
Mụn cóc hay hạt cơm (theo dân gian) là tình trạng mọc mụn ở trên da do nhiễm một loại vi rút có tên là Human Papilloma Virus (HPV) gây ra. Những nốt mụn cóc ở hậu môn thường có kích thước nhỏ khoảng 5 mm hoặc ít hơn. Tuy nhiên nó có thể phát triển to ra và lan rộng ở vùng hậu môn.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Da liễu, tải ngay ứng dụng YouMed.
Một số triệu chứng gây ra bởi mụn cóc hậu môn đó là:
- Chảy máu
- Cảm giác khó chịu vùng hậu môn
- Ngứa
- Tiết nhầy vùng hậu môn
Phương pháp điều trị mụn cóc hậu môn phụ thuộc vào số lượng và kích thước. Bác sỹ có thể kê toa các loại thuốc bôi tại chỗ hoặc chỉ định phương pháp chấm ni-tơ lỏng để hủy mụn cóc. Vì vi-rút HPV là nguyên nhân chính gây ung thư hậu môn và có liên quan đến ung thư cổ tử cung. Nên khi bạn nghi ngờ hoặc mắc mụn cóc hậu môn nên đến khám bác sỹ chuyên khoa để được chẩn đoán phù hợp.
Mụn do u mềm lây ở hậu môn
U mềm lây là tình trạng bệnh lý gây ra bởi vi-rút. Khi đó, da vùng hậu môn nổi những sẩn có màu trong suốt, màu vàng, màu đỏ hay màu hồng. Những nốt sẩn mụn ở hậu môn này có hình vòm nổi gờ trên da và thường trơn láng.
Nếu u mềm lây xuất hiện do lây truyền qua đường tình dục thì người bệnh cũng có thể tìm thấy tổn thương tương tự ở vùng đùi, vùng sinh dục hoặc thậm chí ở miệng.
Để điều trị u mềm lây, bác sỹ có thể:
- Kê toa thuốc bôi tại chỗ có chứa podophyllotoxin, salicylic acid, potassium hydroxide
- Dùng tia laser để đốt u mềm
Mụn thịt dư
Thỉnh thoảng chúng ta có thể thấy vùng da hậu môn xuất hiện u thịt lồi trên bề mặt da. U thịt này nhìn giống với vùng da xung quanh và có thể có cuống hoặc không. Thông thường mụn thịt dư không gây bất kỳ triệu chứng gì nhưng thỉnh thoảng có thể chảy máu do chà xát.
Để điều trị mụn thịt dư thì trước tiên bác sỹ cần xác định xem chúng có phải là lành tính hay không. Nếu là lành tính thì bác sỹ có thể loại bỏ chúng bằng tia laser hoặc phẫu thuật.
Ung thư hậu môn
Khi bị nổi mụn ở hậu môn, hoặc nổi hạch ở bẹn nhưng không rõ nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư hậu môn. Khi tế bào sinh sản và phát triển một cách không kiểm soát sẽ hình thành nên khối u. Những khối u này có thể là lành tính hay ác tính. Trong đó ung thư hậu môn là những khối u xuất hiện ở vùng hậu môn có tính chất ác tính. Những dấu hiệu chỉ điểm một khối ở hậu môn có thể là ung thư đó là:
- Đau vùng hậu môn
- Chảy máu vùng hậu môn
- Dịch nhầy tiết ra từ vùng hậu môn
- Khó khăn khi đi tiêu phân (ví dụ như mót rặn nhiều)
- Nổi hạch vùng bẹn
Khi bạn có triệu chứng nghi ngờ ung thư hậu môn cần đến khám ngay bác sỹ chuyên khoa. Khi đó bác sỹ sẽ tiến hành chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị ung thư hậu môn bao gồm:
- Phẫu thuật
- Xạ trị
- Hóa trị
Nên làm gì khi bị mọc mụn ở hậu môn
Một số trường hợp nổi mụn ở hậu môn là lành tính. Tuy nhiên một số trường hợp có thể là nghiêm trọng nên các bạn cần chú ý đến gặp bác sỹ khi:
- Thay đổi thói quen đi tiêu phân mà không thể giải thích được
- Cảm giác đau bất thường ở vùng hậu môn
- Có dịch mủ ở vùng hậu môn
- Các triệu chứng nhiễm trùng kèm theo như sốt, đau nhức nhiều
- Chảy máu ở vùng hậu môn
Khi đó bác sỹ sẽ thăm khám và chỉ định các xét nghiệm bệnh một cách chính xác. Từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp mọc mụn ở hậu môn.
Vùng hậu môn là vùng nhạy cảm có thể phát sinh nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Vì thế khi bị nổi mụn ở vùng hậu môn, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan. Các bạn cần lưu ý những triệu chứng báo hiệu cần đến khám bác sỹ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Từ khóa » Hậu Môn Bị Ngứa Và Nổi Mụn
-
15 Nguyên Nhân Gây Ngứa Hậu Môn | Vinmec
-
Ngứa Hậu Môn Biểu Hiện Của Bệnh Gì, Hướng điều Trị Ra Sao?
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Ngứa Hậu Môn | Vinmec
-
[ Giải Đáp ] Ngứa Hậu Môn Là Bệnh Gì ? Nguy Hiểm Như Thế Nào
-
Hậu Môn Nổi Mụn Và Ngứa Do đâu? - Bệnh Trĩ
-
7 Loại Mụn ở Hậu Môn Mà Bạn Không Nên Chủ Quan - Hello Bacsi
-
Ngứa Hậu Môn Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân & Điều Trị • Hello Bacsi
-
Hậu Môn Nổi Mụn Là Bệnh Gì? Cách Nhận Biết Và điều Trị
-
Ngứa Hậu Môn, Phương Pháp điều Trị - FAMILY HOSPITAL
-
Làm Gì Nếu Bị Cả Ngứa Hậu Môn Và Vùng Kín?
-
Ngứa Hậu Môn (Anal Itching) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Lý Thường Gặp ở Vùng Hậu Môn
-
Gần Hậu Môn Mọc Mụn Mủ Nổi Mụn Thịt Là Bị Bệnh Gì? - On Health
-
Hậu Môn Nổi Mụn Thịt Và Ngứa Là Bệnh Gì? Cách điều Trị?