[Giải đáp] Niềng Răng Bao Lâu Siết Một Lần? - Nha Khoa Thúy Đức
Ông cha ta có câu “cái răng cái tóc là góc con người”. Đủ để thấy tầm quan trọng của răng lợi đối với mỗi chúng ta. Nó là đại diện cho vẻ ngoài hoàn hảo mà bất kỳ ai cũng đều mong muốn. Tuy nhiên, nhiều bạn lại không may mắn có được bộ răng ưng ý và gặp phải các khuyết điểm như hô, lệch, thưa…Giải pháp tối ưu nhất hiện nay là niềng răng. Trước khi đưa ra quyết định chỉnh nha, nhiều người vẫn thắc mắc: Niềng răng bao lâu siết 1 lần? Bao lâu thì tái khám?… Bài viết sau đây, chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn đó. Cùng tìm hiểu nhé!
Độ tuổi thích hợp để niềng răng
Trước khi đi tìm hiểu về niềng răng bao lâu siết 1 lần, chúng ta cần biết đến độ tuổi thích hợp để niềng răng. Đây là một vấn đề khá quan trọng. Nó quyết định đến độ hiệu quả của quá trình chỉnh nha.
Thời gian niềng răng đối với trẻ em
Theo các chuyên gia nha khoa thì độ tuổi thích hợp để niềng răng tối ưu nhất là từ 11-16 tuổi. Bởi đây là lúc trẻ bước sang giai đoạn dậy thì. Lúc này răng vĩnh viễn đã được mọc đầy đủ và cố định. Chúng ta có thể nhìn thấy được ngay khuyết điểm trên răng ở giai đoạn này.
Đặc biệt hơn, ở tuổi dậy thì việc niềng răng sẽ cho hiệu quả cao nhất. Bởi lúc này cơ thể trẻ đang phát triển, thuận tiện cho việc uốn nắn. Răng sẽ vào nếp đẹp hơn, rút ngắn thời gian đeo niềng một cách tối đa nhất. Bác sĩ sẽ dựa vào sự phát triển răng miệng của trẻ đề điều chỉnh sao cho phù hợp với khuôn mặt.
Khi thực hiện thành công giai đoạn 1, đến giai đoạn hai thì khả năng nhổ răng sẽ ít hơn. Nếu răng của trẻ phát triển bình thường theo định hình thì không cần phải điều trị ở giai đoạn tiếp theo. Số lần siết cũng ít hơn.
Thời gian niềng răng ở người lớn
Nếu ở giai đoạn dậy thì bạn chưa sẵn sàng hoặc chưa đủ kinh phí niềng răng thì cũng có thể thực hiện muộn hơn một chút. Bởi ngày nay, với công nghệ và kỹ thuật hiện đại, việc niềng răng cho người trưởng thành cũng trở nên đơn giản hơn. Đối với một ca niềng răng thông thường chỉ mất khoảng 1,5 – 2 năm là có thể hoàn thiện. Những trường hợp khó hơn như: hô nặng, móm nhiều, răng mọc không đều nhiều… thì cần thời gian dài hơn. Quá trình điều trị có thể kéo dài lên tới 2 – 3 năm.
Mặc dù người trưởng thành có thể niềng răng vào bất kì thời điểm nào, nhưng đừng cố tình trì hoãn, kéo dài dự định của mình. Bởi để càng lâu thì tình trạng xô lệch, hô móm, sai khớp cắn càng phát triển mạnh, khi đó ca niềng sẽ trở nên phức tạp hơn, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn để thực hiện.
Có thể bạn quan tâm: Niềng răng có cần phải tiêm thuốc tê không?
Niềng răng bao lâu siết một lần?
Niềng răng có rất nhiều phương pháp khác nhau, với những người niềng răng bằng khay niềng vô hình thì không cần thực hiện công việc này. Thay vào đó, cứ mỗi 2 tuần bạn sẽ cần thay một bộ khay niềng mới, khay niềng này sẽ có dấu răng khác so với các tháng trước đây để tác động lực lên răng giúp răng di chuyển. Chức năng của nó cũng gần tương tự như siết dây cung ở các loại niềng răng mắc cài.
Đối với những người niềng răng bằng mắc cài kim loại hay pha lê/ sứ, thì cần phải định kì tới nha khoa để siết dây cung, giúp điều chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn qua từng giai đoạn. Đây có thể coi là việc làm bắt buộc, quyết định lớn đến kết quả của cả “hành trình”.
Theo các chuyên gia nha khoa, thông thường từ 4 – 5 tuần bác sĩ lại hẹn tái khám một lần. Dựa trên những tiến triển của bệnh nhân, bác sĩ sẽ sử lý một số vấn đề như: Tăng lực siết, thây dây thun, thay dây cung môi… Lịch tái khám này có thể sớm hơn hoặc muộn hơn tùy vào từng giai đoạn, theo chỉ định cụ thể của bác sĩ chỉnh nha.
Quá trình siết răng khi niềng
Như đã trình bày ở trên, khoảng 4 – 5 tuần bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và siết răng một lần. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát cho bạn. Sau đó sẽ siết chặt hoặc điều chỉnh mắc cài của bệnh nhân. Quá trình siết răng khi niềng bao gồm:
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành tháo các dây nối đàn hồi để giữ giá đỡ ra.
- Tiếp theo, tháo dây vòm chính.
- Bác sĩ chỉnh nha sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng dịch chuyển của răng. Sau đó có thể tiến hành siết răng để chúng di chuyển vào vị trí mong muốn. Quá trình này sẽ khiến bạn có cảm giác đau khi kéo lò xo và tăng tác dụng lực.
- Đặt dây vòm trở lại giá đỡ của bạn. Sau đó thêm các mối ghép đàn hồi vào để giữ giá đỡ và dây vòm. Kết thúc quá trình kiểm tra và siết răng.
Tưởng tượng thì rất đau đớn, nhưng thực ra bạn hoàn toàn không cảm thấy khó chịu trong khi thực hiện. Sau khi về nhà, vài ngày đầu bạn có thể cảm thấy hơi ê răng một chút, nhưng tình trạng này không diễn ra liên tục trong ngày và nó cũng sớm qua đi nên bạn không cần lo lắng. Để có một nụ cười tỏa nắng thì chắc chắn đôi chút khó khăn này sẽ không làm bạn nản lòng.
Ngoài ra, sau khi siết răng, một vài bạn sẽ cảm thấy dây vòm đâm vào má. Nếu để vậy sẽ vùng trong má bị tổn thương gây khó chịu cho mình. Vì vậy, nếu thấy có hiện tượng này hãy báo bác sĩ chỉnh nha sửa chữa lại.
Mẹo làm giảm khó chịu sau khi siết răng
Chờm đá lạnh
Sau mỗi lần siết răng nếu thấy có cảm giác ê răng, khó chịu trong sinh hoạt bạn có thể sử dụng đá lạnh để chườm. Lấy một vài viên đá lạnh cho vào chiếc khăn sạch. Sau đó dùng để chờm xung quanh khu vực bi ê buốt vài phút. Hơi lạnh của đá sẽ giúp làm dịu cảm giác khó chịu nhanh chóng.
Chườm nóng
Bạn có thể sử dụng chiếc chai thủy tinh nhỏ, bỏ nước ấm vừa đủ vào trong rồi chườm lên chỗ bị đau. Nên áp thay đổi qua lại giữa hai bên má để đảm bảo an toàn cho vùng da mặt.
Ăn các thức ăn mềm
Để hạn chế tối đa cơn đau buốt khi niềng răng, bạn không nên ăn những đồ ăn cứng dai. Bởi lúc này hàm răng của bạn đang còn yếu, không đáp ứng được các yêu cầu của những loại thức ăn đó.
Trong thời gian này, bạn nên ăn các đồ ăn mềm, xốp, dễ nhai. Khi răng không bị áp lực nhiều bởi quá trình nhai thì sẽ cho kết quả tốt nhất. Nhờ đó, mắc cài cũng được giữ tốt hơn, ít gây đau nhức hơn.
Massage răng nướu
Khi cảm thấy khó chịu ở răng, bạn có thể sử dụng các ngón tay của mình để xoa nướu răng một cách thật nhẹ nhàng. Xoa theo chiều kim đồng hồ, sau đó làm ngược lại, massage sẽ giúp giảm đau đáng kể.
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có tác dụng diệt khuẩn, vệ sinh răng miệng rất tốt. Vì vậy, việc súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày cũng là một trong những cách giảm đau hiệu quả. Bạn sử dụng muối biển hòa với nước ấm. Dùng để xúc miệng 2 lần/ngày vào sáng tối. Ngoài việc giảm đau, nước muối còn giúp diệt khuẩn, đem lại hơi thở thơm tho cho bạn.
Sử dụng thuốc giảm đau
Rất ít người phải sử dụng đến thuốc giảm đau để cắt cơn đau sau khi siết răng. Các loại thuốc thường dùng là ibuprofen hoặc acetaminophen. Cơn đau sẽ dịu đi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chỉnh nha trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Đọc thêm:
- Sau khi tháo niềng răng, cần làm gì để răng giữ vị trí ổn định lâu dài?
- Hướng dẫn cách vệ sinh răng đúng cách trong thời gian chỉnh nha
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc ” Niềng răng bao lâu siết 1 lần”. Cùng với đó là rất nhiều thông tin hữu ích. Niềng răng không đáng sợ như bạn nghỉ. Vì mục tiêu có nụ cười đẹp, tỏa nắng, hãy vững tin lên nhé!
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page
Từ khóa » Siết Hàm
-
Siết Răng Khi Niềng Là Gì? Cách Giảm đau Khi ... - Nha Khoa BeDental
-
Quá Trình Siết Răng Khi Niềng Diễn Ra Như Nào? - Cách Giảm đau
-
Tìm Hiều Về Quá Trình Siết Răng Khi Niềng Là Gì?
-
Siết Răng Khi Niềng Diễn Ra Như Thế Nào? Có đau Không? | Up Dental
-
Thay Dây Cung, Siết Răng Và đeo Chun Liên Hàm | Niềng Răng Hô Như ...
-
Niềng Răng Bao Lâu Siết Một Lần? Bí Quyết Giảm đau Khi Siết Răng
-
Quá Trình Siết Kéo Răng Khi Niềng Như Thế Nào, Có đau Không?
-
Niềng Răng đau Nhất Giai đoạn Nào? Giảm đau Khi Niềng Bằng Cách ...
-
Xiết ăn Răng ở Trẻ Em: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Xiết ăn Răng Là Gì? 3 Cách Trị Xiết ăn Răng Tại Nhà Tốt & Hiệu Quả Nhất
-
Nghiến Răng, Siết Hàm Nhiều Có Khiến Cơ Cắn Góc Hàm Ngày Càng To ...
-
[Tư Vấn] Niềng Răng Bao Lâu Siết Một Lần? | - Nha Khoa Smile One
-
Niềng Răng Bao Lâu Siết Một Lần? Có Bị Hóp Má Khi Niềng Không?
-
Niềng Răng Bao Lâu Siết Một Lần? Mẹo Giảm đau Sau Khi Siết Răng