Giải đáp Pháp Luật Doanh Nghiệp - Https//:pbgdpl..vn

Doanh nghiệp có tự đóng dấu sao y bản chính trên giấy tờ được không? Ngày đăng 14/10/2019 | 00:00 | Lượt xem: 1587

Công ty tôi đang cần thực hiện một số giao dịch yêu cầu phải có bản sao y bản chính một số loại giấy tờ. Xin hỏi trong các trường hợp này Công ty có tự đóng dấu sao y bản chính trên giấy tờ được không?

TIN LIÊN QUAN

Công ty tôi đang cần thực hiện một số giao dịch yêu cầu phải có bản sao y bản chính một số loại giấy tờ không do doanh nghiệp ban hành. Xin hỏi trong các trường hợp này Công ty có tự đóng dấu sao y bản chính trên giấy tờ được không? Nhờ cơ quan giải đáp giúp

Trả lời

-Tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư quy định: Bản sao y bản chính" là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính.

-Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính quy định: “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

-Tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:

Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

b) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

e) Chứng thực di chúc;

g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.

4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).

5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

6. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.

Căn cứ theo các quy định trên thì doanh nghiệp không có thẩm quyền sao y bản chính. Việc công ty tự đóng dấu sao y bản chính lên giấy tờ là không có giá trị pháp lý vì chỉ có một số cơ quan có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như dẫn chiếu ở trên.

Gia Khanh

Admin PBGDPL

Các tin khác
  • Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino cần đáp ứng những điều kiện gì?
  • Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp buôn bán phân bón
  • Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất, buôn bán giống cây trồng
  • Thẩm quyền cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật tư thục
  • Điều kiện cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục
  • Điều kiện cho phép thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao tư thục
  • Tin tức pháp luật và doanh nghiệp
  • Văn bản quy phạm pháp luật
    • Lĩnh vực đất đai, quy hoạch - kiến trúc
    • Lĩnh vực Y tế, nông nghiệp, thương mại
    • Lĩnh vực Lao động, bảo hiểm
    • Lĩnh vực Thuế, phí, lệ phí
    • Lĩnh vực xây dựng, đấu thầu
  • Giải đáp pháp luật doanh nghiệp
  • Nghiên cứu, trao đổi
Vềđầu trang // ]]>

Từ khóa » Giấy ủy Quyền Ký Sao Y Bản Chính