[Giải đáp] SOA Là Gì Và Quy Trình Kiểm Thử Dành Cho Mô Hình SOA!
Có thể bạn quan tâm
1. SOA là gì?
“SOA” là viết tắt của cụm từ “Service Oriented Architecture” được hiểu là mô hình kiến trúc hướng dịch vụ - một phương pháp tích hợp những ứng dụng cũng như các quy trình nghiệp vụ với nhau để có thể đáp ứng được những nhu cầu nhất định của các phần mềm. Và theo mô hình SOA thì toàn bộ những thay đổi về quy trình hay các ứng dụng đều sẽ được chuyển đến một thành phần cụ thể nào đó mà không có ảnh hưởng đến hệ thống đang hoạt động.
Có thể hiểu theo cách đơn giản hơn thì mô hình SOA chính là một loại hình kiến trúc phần mềm và nó bao gồm có rất nhiều các thành phần độc lập riêng biệt, được thể hiện dưới nhiều dạng hình thức những dịch vụ khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp. Và đối với mỗi dịch vụ liên quan thì sẽ được thực hiện theo một quy trình nhất định nào đó theo mục tiêu và yêu cầu đặt ra của các doanh nghiệp. Các thành phần sẽ được kết nối thông qua các cổng giao tiếp và nó mang tính kế thừa từ chính các thành phần đang tồn tại. Sự tương tác giữa những thành phần, hoạt động đó thực chất không cần phải quan tâm quá nhiều đến việc liệu chúng có được phát triển trên nền tảng công nghệ nào hay không mà nó có thể khiến cho hệ thống thực hiện một cách dễ dàng hơn đối với việc được mở rộng cũng như tích hợp các ứng dụng.
Xem thêm: Khoa học công nghệ là gì? Những điều cần biết về khoa học công nghệ
Việc làm it phần mềm tại Hà Nội
2. Ưu điểm của việc phát triển các ứng dụng theo mô hình kiến trúc SOA
Xét về bản chất thì mô hình SOA chỉ đơn thuần là một sự đáp ứng với những thách thức ngày càng lớn từ thực tế các yêu cầu của doanh nghiệp hiện nay mà các cấu trúc ứng dụng truyền thống khó có thể giải quyết được. Chính vì vậy mà mô hình SOA đã ra đời và góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý được các hoạt động cũng như linh hoạt hơn trong vấn đề thay đổi các yếu tố liên quan. Do đó, việc phát triển các ứng dụng theo hướng dịch vụ SOA sẽ mang lại những lợi ích sau đây:
- Việc áp dụng mô hình SOA sẽ có ưu điểm là tái sử dụng phần mềm. Tức là nếu đối với một dịch có quy mô và kích thước phù hợp thì có thể được tái sử dụng chi nhưng lần hoạt động tiếp theo. Điều này có nghĩa là sẽ có thể giảm bớt được rất nhiều công sức cho việc phát triển cũng như những chi phí tài chính cho cả nhà phát triển phần mềm và các đối tượng khách hàng của doanh nghiệp.
- Lợi ích thứ hai khi áp dụng mô hình SOA chính là khả năng linh hoạt mở rộng, kết nối và tích hợp được các ứng dụng. Nếu như các dịch vụ không được tái sử dụng thì có thể đưa ra được nhiều giá trị khác nhau nếu như người dùng làm cho hệ thống công nghệ thông tin được chỉnh sửa một cách dễ dàng hơn.
Xem thêm: Nghề Business Analyst là gì? Và những hiểu biết về Business Analyst
3. Các tầng hệ thống kiểm thử mô hình kiến trúc SOA
3.1. Tầng hệ thống Services
Tầng hệ thống này bao gồm các dịch vụ có liên quan đến việc tiếp xúc bởi hệ thống bắt nguồn từ những chức năng nghiệp vụ nhất định như là. Ví dụ như khi bạn tiến hành xem một website về chăm sóc sức khỏe thì hệ thống sẽ bao gồm những yếu tố sau:
- Theo dõi về chỉ số cân nặng
- Theo dõi về lượng đường trong máu
- Theo dõi về vấn đề huyết áp
Và tiến trình theo dõi về việc hiển thị các dữ liệu sẽ tương ứng với ngày mà chúng được nhập vào. Khi đó, tầng dịch vụ này sẽ bao gồm tất cả các dịch vụ nhận dữ liệu từ Database như là:
- Dịch vụ để theo dõi về chỉ số cân nặng
- Dịch vụ để theo dõi về lượng đường trong máu
- Dịch vụ về theo dõi huyết áp
- Dịch vụ để đăng nhập vào hệ thống
3.2. Tầng hệ thống xử lý
Tầng hệ thống xử lý bao gồm các quy trình và việc tập hợp những dịch vụ có liên quan là những thành phần quan trọng của một chức năng nào đó. Và các quy trình này có thể sẽ chính là một phần của giao diện người sử dụng hay cũng có thể là một phần nào đó của công cụ ETL. Theo đó, trọng tâm chính của tầng này sẽ nằm ở chính giao diện của người dùng và quy trình thực hiện.
Ví dụ như đối với một giao diện của người dùng để theo dõi về cân nặng cũng như tích hợp điều đó đối với các cơ sở dữ liệu đóng vai trò là trọng tâm chính trong việc:
- Thêm các dữ liệu mới
- Chỉnh sửa những dữ liệu hiện đang có
- Tạo ra các trình theo dõi mới
- Xóa bỏ các dữ liệu
Việc làm nhân viên xử lý dữ liệu
3.3. Tầng hệ thống người tiêu dùng
Tầng hệ thống này bao gồm các giao diện của người dùng và kiểm thử một ứng dụng SOA phân chia theo 3 cấp độ chính:
- Cấp độ dịch vụ
- Cấp độ giao diện
- Cấp độ End to End
Và cách tiếp cận Top Down sẽ được sử dụng để thiết kế kiểm thử, còn cách tiếp cận Bottom Up thì sẽ được sử dụng để thực hiện quy trình kiểm thử đó.
Tham khảo ngay: Big Data là gì? Khám phá cơ hội ngành hấp dẫn nhất!
4. Quy trình kiểm thử dành cho mô hình kiến trúc SOA
4.1. Cấp độ 1 – các bước kiểm thử ban đầu
- Bước 1 – thử nghiệm về cấp dịch vụ:
+ Đối với mỗi dịch vụ khi tham gia vào hệ thống thì sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng và riêng lẻ dựa trên cơ sở các yêu cầu đưa ra cùng các phương pháp phản hồi.
+ Đối với thử nghiệm này thì bắt buộc người dùng cần phải thực hiện bởi nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hành các quy trình thử nghiệm khác có liên quan.
- Bước 2 – thử nghiệm về chức năng:
+ Quá trình thực hiện việc kiểm thử sẽ được tiến hành đối với những dịch vụ liên quan đến nhu cầu về hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp để họ có thể tìm ra được nếu như respond nhận diện được là đúng.
+ Đối với các trường hợp mà yêu cầu về nghiệp vụ được chuyển thành những test case thì các câu lệnh sẽ yêu cầu được hình thành. Và sau khi vấn đề đó được xử lý thì cần phải xem xét lại các câu trả lời đã chính xác hay chưa.
+ Trong một số trường hợp các dữ liệu đầu vào báo là không hợp lệ thì cần phải gửi mã lại và thông báo các lỗi tương ứng.
- Bước 3 – kiểm thử về bảo mật:
+ Kiểm thử về bảo mật chiếm một vi trí rất quan trọng và quyết định đến sự thành công của quy trình kiểm thử.
+ Đối với bước này thì cổng thông tin thanh toán hay cổng thông tin xác thực cần phải được mã hóa các dữ liệu khi phân tích.
+ Và khi đề cập đến XML thì các lỗ hổng cũng cần phải được xác minh một cách rõ ràng.
- Bước 4 – Kiểm thử về hiệu năng:
+ Toàn bộ những dịch vụ được sử dụng trong mô hình kiến trúc sẽ được lưu trữ để các ứng dụng khác có thể sử dụng được khi cần đến và việc kiểm thử về hiệu năng sẽ có thể đảm bảo được vấn đề về sự tin cậy của những dịch vụ đó.
+ Và vấn đề kiểm tra các dịch vụ đó cần phải được thực hiện để có thể tìm ra được những kết quả quan trọng như xác định về tính ổn định của các dịch vụ, khả năng mở rộng, hành vi các dịch vụ,...
Việc làm phân tích dữ liệu
4.2. Cấp độ 2 – thực hiện quy trình kiểm thử
- Đây là cấp độ có liên quan mật thiết đến việc kiểm tra các quy trình cũng như các nghiệp vụ khác nhau.
- Trong cấp độ này bao gồm các kịch bản có liên quan đến việc tích hợp những dịch vụ website cùng với các ứng dụng yêu cầu về nghiệp vụ.
- Quy trình kiểm thử phải mô phỏng việc sử dụng và thực hiện để tạo ra những dữ liệu đầu vào, đồng thời cũng cần được thực hiện cho các đầu ra tương ứng.
- Đối với luồng dữ liệu đến từ các lớp khác nhau thì cần được thực hiện để có thể chứng minh khi mà chúng được tích hợp lại với các chức năng của hệ thống.
4.3. Cấp độ 3 – thực hiện quy trình kiểm thử đầu cuối
- Đối với giai đoạn này thì cần phải xác định được các yêu cầu về nghiệp vụ bao gồm cả những chức năng và phi chức năng.
- Với cấp độ này thì UI của ứng dụng cần phải được xác định.
- Các quy trình về nghiệp có liên quan cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng.
- Các dòng dữ liệu đầu cuối cũng cần phải được xác nhận một cách đầy đủ đối với giai đoạn này.
- Toàn bộ những hoạt động cần kết hợp với các dịch vụ và cần được xác nhận.
4.4. Cấp độ 4 – thực hiện quy trình kiểm tra hồi quy
- Quá trình này cần phải kiểm tra được sự ổn định của toàn bộ hệ thống trong bản release và cần được xác nhận thông qua quá trình kiểm thử này.
- Quá trình này có thể đạt được thành công bằng việc kiểm thử bằng tay hoặc là hệ thống tự động hóa.
Trên đây là những thông tin khá chi tiết, cụ thể về mô hình kiến trúc SOA mà bạn cần biết. Hy vọng những chia trẻ này của Timviec365.vn sẽ giúp các bạn có cái nhìn chính xác về SOA là gì cùng các quy trình cơ bản dành cho mô hình SOA. Từ đó áp dụng một cách chính xác và hiệu quả nhất vào hoạt động trong doanh nghiệp và đưa doanh nghiệp của mình phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Bài viết tham khảo: ASP là gì và ASP.NET là gì cho chuyên viên lập trình!
Tìm việc làm
Từ khóa » Soa Trong Logistics Là Gì
-
Thuật Ngữ Chuyên Ngành Logistics, Vận Tải, Ngoại Thương - Vinalogs
-
Những Thuật Ngữ Viết Tắt Trong Ngành Logistics - Phần 2
-
Thuật Ngữ Trong Logistics Và Vận Tải Quốc Tế - Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh
-
Những Thuật Ngữ Thông Dụng Trong Ngành Logistics Hiện Nay
-
CÁC THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG TRONG LĨNH VỰC XUẤT ...
-
Tổng Hợp Những Thuật Ngữ Tiếng Anh Về Logistics Cần Biết - LEC Group
-
S/O Trong Xuất Nhập Khẩu Là Gì - HL Shipping
-
Tổng Hợp Thuật Ngữ Logistics Thường Gặp (A-H) - Blog Của Mr ...
-
100+ Thuật Ngữ Xuất Nhập Khẩu Trong Hoạt động Logistics
-
S/O Là Viết Tắt Của Từ Gì Trong Xuất Nhập Khẩu - .vn
-
CÁC LOẠI PHÍ TRONG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN – NGÀNH LOGISTICS
-
Thuật Ngữ Chuyên Ngành Hàng Hải (P.2)
-
Thuật Ngữ Tiếng Anh Trong Logistics Và Vận Tải Quốc Tế - MBF
-
Tìm Hiểu Những Thuật Ngữ Logistics Thông Dụng Hiện Nay