Giải đáp Tại Sao Mua Hàng Hiệu Mỹ Nhưng Lại “Made In Vietnam”
Có thể bạn quan tâm
Đối với bất kì khách hàng nào, khi sử dụng hàng hiệu đều có chung một thắc mắc tại sao mua hàng Mỹ nhưng lại “Made in Vietnam”, “Made in China”, “Made in Cambodia”, “Made in Bangladesh”…
Để sở hữu cho mình những món hàng hiệu, người mua phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ, nhiều người đã không ít lần băn khoăn, nghi ngờ về nguồn gốc xuất xứ của món đồ hàng hiệu mà mình đang sở hữu khi thấy dòng chữ “Made in Vietnam”, “Made in China”, “Made in Cambodia”… được gắn trên tem bên trong sản phẩm. Kể cả món đồ được mua trực tiếp từ nước ngoài khi đi du lịch, mua trong các Trung tâm Thương Mại trong nước, order trên các website chính hãng tại nước ngoài, hay mua từ các cửa hàng chuyên hàng xách tay. Vậy những sản phẩm này có thực sự là hàng hiệu chuẩn, chính hãng hay là hàng giả, hàng nhái không rõ xuất xứ, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
Đầu tiên, khách hàng cần phân biệt rõ thuật ngữ hàng hiệu Mỹ (US), Anh (UK), Châu Âu (EU) và hàng Made in U.S.A.
- Hàng hiệu Mỹ là những sản phẩm hàng hiệu được mua từ Mỹ sau đó nhập từ Mỹ về Việt Nam bán cho khách hàng.
- Hàng “Made in U.S.A” là hàng được sản xuất, gia công tại Mỹ.
Đa phần các loại hàng hóa được bày bán tại Mỹ (bao gồm cả hàng may mặc) đều được sản xuất, gia công từ các nước thứ 3, thường là các nước đến từ Châu Á, Nam Mỹ, Trung Mỹ… Vì thế, chúng ta dễ dàng bắt gặp các cụm từ “Made in Vietnam”, “Made in China”, “Made in Mexico”, “Made in Peru”… trên tem nhãn của sản phẩm. Hay dễ hiểu hơn, hàng hóa bán tại Mỹ được sản xuất bởi các công ty ở quốc gia nào thì thông tin sản phẩm phải cập nhật tên quốc gia gia công. Ví dụ, bạn mua một chiếc áo CK tại Macy’s (Trung tâm thương mại lớn của Mỹ), trên tem áo có dòng chữ Made in Vietnam (hoặc China, Indonesia, Bangladesh…) điều đó có nghĩa chiếc áo này được sản xuất bởi các công ty gia công tại Việt Nam (China, Indonesia, Bangladesh…) nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và kiểm duyệt theo quy trình của chính hãng đưa ra trước khi bày bán ra thị trường.
Vậy tại sao, các tập đoàn hàng đầu của Mỹ hay các nước Châu Âu phải tìm đến các công ty hay đặt chi nhánh, xưởng sản xuất của mình ở quốc gia khác để sản xuất sản phẩm?
Chi phí nhân công tại Mỹ cao
Mỹ là một trong những quốc gia có chi phí nhân công rất cao, mức thù lao dành của lao động chân tay là $10 – $15 cho 1 giờ. Chi phí cao sẽ khiến giá thành sản phẩm tăng khó cạnh tranh với các đối thủ giữa thương trường khốc liệt, trong khi khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn thay thế phù hợp với tài chính của mình. Vì thế, việc tìm đến các quốc gia có chi phí nhân công thấp là hướng đi chiến lược mà các tập đoàn lớn ở Mỹ lựa chọn. Trung Quốc luôn là sự lựa chọn hàng đầu bởi nguồn nhân lực đông, vị trí địa lý thuận lợi. Nhưng thời gian gần đây, các nước Đông Nam Á, Nam Mỹ… dần được ưu tiên nhờ chi phí nhân công thấp, tay nghề thuần thục, chất lượng sản phẩm tốt, an ninh xã hội cao. Và Việt Nam là một trong những quốc gia chiến lược được các tập đoàn lớn như Calvin Klein, Tommy Hilfiger, Polo Ralph Lauren, Adidas, Nike… lựa chọn là nơi đặt xưởng sản xuất hàng hóa cho họ. Không chỉ hàng may mặc, đối với hàng công nghệ, Việt Nam cũng là quốc gia được các tập đoàn lớn tin tưởng “chọn mặt gửi vàng” như SamSung, Honda, Toyota…
Tiếp đến, chúng ta sẽ thắc mắc về chất lượng, liệu các sản phẩm “Made in Vietnam”, “Made in China”… có tốt không?
Người tiêu dùng Việt Nam thường bị ảm ảnh bởi những hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc, do tình trạng hàng giả hàng nhái tại Việt Nam vẫn chưa được kiểm soát, khiến tâm lý người Việt có cái nhìn không thiện cảm đối với những sản phẩm “Made in China”, “Made in Vietnam”.
Tuy nhiên, đối với hàng Mỹ, hàng Châu Âu, bạn không cần quá lo lắng về chất lượng sản phẩm cho dù được gia công ở nước thứ 3. Bởi hàng hóa được gia công ở nước thứ 3, chất lượng tương đương sản phẩm được sản xuất tại Mỹ “Made in U.S.A” .
Các công ty, tập đoàn lớn Mỹ luôn lựa chọn đối tác uy tín có nhân công tay nghề cao trước khi ký kết hợp đồng hợp tác. Các công ty Mỹ sẽ đưa ra những kiểu dáng, thiết kế, cung cấp nguyên vật liệu cũng như yêu cầu về trang thiết bị, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để đối tác nước thứ 3 gia công sản xuất.
Tất cả sản phẩm sau khi được gia công sẽ phải trải qua quy trình kiểm duyệt theo quy định của hãng, đạt tiêu chuẩn theo các yêu cầu của chính phủ Mỹ về chất lượng, an toàn sản phẩm thì mới được nhập khẩu vào Mỹ và bày bán trên thị trường. Luật đảm bảo quyền lợi khách hàng tại Mỹ rất khắt khe, vì thế, chỉ cần sơ suất trong khâu giám định, kiểm nghiệm sản phẩm cũng sẽ gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, gây thiệt hại về kinh tế , thậm chí là phá sản.
Vậy, nếu mua hàng hiệu Mỹ hay từ các nước Châu Âu, bạn hãy yên tâm về chất lượng sản phẩm, bởi sản phẩm dù có gia công ở bất kỳ nước thứ 3 nào thì vẫn đạt chuẩn chất lượng theo quy trình kiểm định của Mỹ.
Qua bài viết này, US Outlet Store hi vọng có thể giúp bạn có thể phân biệt rõ và hiểu hơn về hàng hiệu Mỹ.
US Outlet Store – chuyên quần áo hàng hiệu xách tay từ Mỹ
US Outlet Store – Cửa hàng thời trang cung cấp hàng hiệu Mỹ xách tay giá rẻ. Sản phẩm được săn sale từ các chương trình ưu đãi giá sốc trong những trung tâm mua sắm (Mall), hay các cửa hàng Outlet (nơi chuyên bán hàng giảm giá) tại Mỹ để “săn” được những sản phẩm hàng hiệu chất lượng, giá thành hợp lý đến với khách hàng.
Đến với US Outlet Store, quý khách còn được nhận dịch vụ hỗ trợ, chính sách chăm sóc khách hàng như mua tại Mỹ. Miễn phí vận chuyển cho tất cả đơn hàng và được đổi trả hàng, hoàn tiền sản phẩm trong 07 ngày nếu không vừa ý.
Từ khóa » Hecho En Vietnam Nghĩa Là Gì
-
Hecho En Vietnam Việt Làm Thế Nào để Nói - Pháp Dịch
-
Hecho En Vietnam Việt Làm Thế Nào để Nói - Pháp Dịch
-
Hecho En China Là Gì?
-
Hecho Tiếng Tây Ban Nha Là Gì? - Từ điển Số
-
Thế Nào Là “Made In Vietnam”?
-
Hecho«phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Việt | Glosbe
-
Vì Sao "hàng Nhập Mỹ Nhưng Lại Là Made In China"? - Facebook
-
Made In Vietnam Hiểu Thế Nào Cho đúng - Bảo Hộ Thương Hiệu
-
Vì Sao Phải 'Make In Vietnam' Thay Vì 'Made In Vietnam'? - VietNamNet
-
Vì Sao Hàng Hóa Mỹ Nhưng Lại: Made In China? - Fado
-
Made In Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Fabrique AU VIETNAM Nghĩa Là Gì? - Tips Order
-
Giải Thích Lí Do Tại Sao Hàng Mỹ Nhưng Lại "Made In China"