Giải đáp Thắc Mắc: Bà Bầu đi Bơi Có Tốt Không?
Có thể bạn quan tâm
Mang thai là giai đoạn nhạy cảm nên không ít người băn khoăn rằng bà bầu đi bơi tốt không? Bên cạnh đó, khi đi bơi mẹ bầu nên bơi vào thời gian nào thích hợp và nên chú ý điều gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này đầy đủ và chi tiết nhất. Đừng bỏ lỡ theo dõi nhé!
Nội dung chính
- Bà bầu đi bơi tốt không?
- Những lợi ích thiết thực khi bà bầu đi bơi trong thai kỳ
- Lời khuyên thiết thực khi bà bầu đi bơi trong từng giai đoạn thai kỳ
- Những trường hợp nào bà bầu không được đi bơi?
- Những lưu ý dành riêng cho mẹ bầu khi đi bơi
- Thời gian trong ngày thích hợp để đi bơi là?
- Những điều cần mẹ bầu làm sau khi bơi
Bà bầu đi bơi tốt không?
Bà bầu đi bơi tốt không? Câu trả lời hoàn toàn ổn khi mẹ bầu tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc an toàn cũng như lắng nghe hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Theo đó, thời điểm để bà bầu đi bơi tốt nhất là khi thai nhi đã được 5 đến 7 tháng.
Sở dĩ đây là thời điểm thích hợp là thai nhi đã phát triển ổn định, những cơ quan và mọi chức năng sinh lý đề vận hành tốt nhất. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tránh đi bơi vào giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ, vì đã có những ghi nhận về tình trạng vỡ ối sớm và sinh non.
Hơn nữa, hoạt động bơi lội được đánh giá là rất tốt cho mẹ bầu. Bởi vì nếu đây là thói quen trước khi mang thai, bạn nên tiếp tục duy trì trừ khi điều kiện không cho phép. Trái lại, nếu đây là trải nghiệm lần đầu tiên thì tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nhé!
Những lợi ích thiết thực khi bà bầu đi bơi trong thai kỳ
Bộ môn thể thao bơi lội mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho mẹ bầu khi đang trong thai kỳ, đó là:
- Một là, giúp kiểm soát cân nặng nên mẹ bầu sẽ nhanh chóng lấy lại vóc dáng cân đối sau khi sinh. Hai là, bơi lội được xem là bài tập thể thao có cường độ thấp rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.
- Ba là, khi đi bơi, tất cả những nhóm cơ sẽ được hoạt động, đồng thời kết hợp với việc massage bằng dòng nước sẽ thúc đẩy máu huyết lưu thông.
- Bốn là, ở những bà bầu thường xuyên đi bơi, triệu chứng đau thắt lưng sau khi mang thai sẽ được giảm hẳn hoặc không còn xuất hiện nữa.
- Năm là, việc bơi lội sẽ giúp cải thiện tâm trạng, mang đến cảm giác thư thái, dễ chịu giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn.
- Sáu là, sự thay đổi vị trí của mẹ bầu ở trong nước góp phần điều chỉnh vị trí của thai nhi, điều này rất có lợi cho việc sinh nở.
- Bảy là, bộ môn bơi lội sẽ giúp cải thiện chức năng cơ bắp và hoạt động của dây thần kinh xung quanh vai và cột sống.
- Tám là, đây là bài tập “thân thiện” với mẹ bầu vì ít gây áp lực lên dây chằng và khớp.
Lời khuyên thiết thực khi bà bầu đi bơi trong từng giai đoạn thai kỳ
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu chỉ nên bơi khoảng 30 phút mỗi ngày với điều kiện là đã tham khảo ý kiến của bác sĩ và thể lực cho phép. Ngoài ra, việc bơi lội vào buổi sáng sẽ giúp mẹ bầu có đủ sức để đối phó với những cơn ốm nghén.
Bước sang giai đoạn thứ hai trong thai kỳ, khi kích thước của thai nhi dần tăng lên và cơ thể của mẹ sẽ trở nên nặng nề hơn. Nhưng không vì vậy mà bắt buộc các mẹ phải bơi ít đi, đồng thời vẫn có những kiểu bơi khác phù hợp cho mẹ bầu. Cũng trong giai đoạn này, mẹ bầu nên lựa chọn cho mình bộ đồ bơi với tiêu chí thoải mái và không gây chèn ép vòng 2 quá mức.
Ở tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu nên thật sự thận trọng khi di chuyển an toàn trên bề mặt hồ bơi. Để an tâm nhất, hãy trang bị thêm giàu chống trượt. Đồng thời, trong quá trình bơi lội để làm giảm áp lực lên phần cổ, bạn nên trang bị thêm ống thở nhé!
Những trường hợp nào bà bầu không được đi bơi?
Nếu mẹ bầu thấy những dấu hiệu cảnh báo sau, bạn cần nhanh chóng rời khỏi hồ bơi và tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức:
- Chảy máu âm đạo
- Đau bụng
- Mất nước
- Xuất hiện cơn co thắt tử cung
- Cảm thấy choáng váng, chóng mặt, khó thở
- Nhịp tim không đều
Đối với những trường hợp từng bị sảy thai tái phát hoặc vỡ màng ối hay mắc những bệnh tim mạch cần tuyệt đối tránh đi bơi khi mang thai và nên hỏi ý kiến bác sĩ về những loại hình vận động phù hợp hơn.
Những lưu ý dành riêng cho mẹ bầu khi đi bơi
Mặc dù việc bơi lội rất có lợi ích trong việc giảm thiểu những triệu chứng trong giai đoạn thai kỳ khó chịu. Song bà bầu không nên chủ quan khi đi bơi mà nên lưu ý những vấn đề sau:
Nên mang theo nước uống ở bên mình, hãy uống trước và sau khi đi bơi để tránh tình trạng mất nước xảy ra. Bởi suy nghĩ sai lầm là nghĩ ngâm mình trong bể bơi thì cơ thể không bị mất nước.
Mẹ bầu tuyệt đối không nên nhảy hoặc lặn ngụp xuống hồ, bởi điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt, việc lặn xuống dưới mặt nước có thể làm gia tăng tình trạng thiếu oxy gây hại trực tiếp đến thai nhi.
Hơn nữa, mẹ bầu nên tránh đi bơi khi cảm thấy trong người không được khỏe hoặc đang bị cảm lạnh, điều này có thể khiến tình trạng mà bạn đang gặp phải trở nên tồi tệ hơn.
Bên cạnh đó, mẹ bầu không nên bơi khi thời tiết xấu, trong trường hợp nếu đi biển, tốt nhất hãy bơi gần bờ và có thêm một ai khác để đảm bảo an toàn.
Mẹ bầu cũng nên thực hiện đúng thao tác bơi, kiểu bơi lội phù hợp với mình, đồng thời nên tránh những động tác quá mạnh khi đang ở giai đoạn cuối thai kỳ.
Đừng quên mang dép chống trượt ngay cả khi bước vào và sau khi rời khỏi bể để tránh bị té ngã nhé.
Ngoài ra, bà bầu nên tránh bơi trong nước nóng, bơi hơn 10 phút trong nước nóng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng trên 38,3 độ C. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, sảy thai và bất thường não và tủy sống – Đặc biệt khi nhiệt độ cơ thể của bạn tăng cao trong 4 đến 6 tuần đầu của thai kỳ.
Cuối cùng, mẹ bầu nên kiểm tra an toàn của nước tại bể bơi, bên cạnh đó nên tránh bơi ở những bãi biển ô nhiễm nhằm ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm qua nước.
Thời gian trong ngày thích hợp để đi bơi là?
Các mẹ bầu hãy thời gian đi bơi tốt nhất là vào lúc chiều mát, lúc này không khí vẫn còn ấm và cơ thể bạn đã được điều hòa ổn định với môi trường.
Tuyệt đối tránh đi bơi vào lúc nắng gắt hay lúc sáng sớm, bởi lúc này sẽ có sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bên ngoài sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy chóng mặt và dễ sinh ra các bệnh cảm sốt.
Những điều cần mẹ bầu làm sau khi bơi
Vừa bơi xong, khi lên bờ, mẹ bầu không nên mặc bộ đồ bơi đang bị ướt mà ngồi bất cứ chỗ nào bởi vi khuẩn rất dễ phát triển và xâm nhập vào âm đạo thông qua môi trường ẩm ướt.
Hãy bổ sung thêm một lượng nước cho cơ thể để bù lại lượng nước đã mất đi. Sau khi bơi mẹ bầu nên đi tắm lại nhưng tuyệt đối không nên tắm hơi. Đồng thời, mẹ bầu nên đi tiểu sau khi bơi để ngăn ngừa viêm âm đạo và nhỏ mắt sau khi bơi để ngăn chặn nhiễm trùng vi khuẩn.
Bà bầu đi bơi có tốt không? Trên đây là câu trả lời mà Ngủ Ngon Sống Trọn muốn gửi đến bạn đọc. Sẽ có rất nhiều lợi ích thiết thực khi bà bầu đi bơi trong thai kỳ. Dù vậy, bạn cần phải hết sức cẩn trọng khi thực hiện bất kỳ hành động nào để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/mang-thai/thai-ky/cham-soc-me-bau/loi-ich-tuyet-voi-cua-boi-loi-khi-mang-thai/
Bài viết liên quan
- Ngủ Nude có tốt không?
- Có nên dùng máy lọc không khí trong phòng ngủ không? Top 4 máy lọc không khí tốt nhất
- Chất lượng không khí tốt có giúp bạn ngon giấc hơn không?
- Con người có thể sống sót nếu không ngủ? Chúng ta có thể thức bao lâu?
Từ khóa » Bơi Có Tốt Cho Bà Bầu Không
-
Bà Bầu đi Bơi Có Tốt Không Và Cần Lưu ý Những Gì? - Hello Bacsi
-
Đi Bơi Khi Mang Bầu Và Những Lợi ích Không Ngờ
-
Mang Thai 3 Tháng đầu Có Nên đi Bơi? | TCI Hospital
-
Bà Bầu đi Bơi Cần Ghi Nhớ 07 điều Dưới đây! - Mamamy
-
Bà Bầu Có Nên đi Bơi Không Và Những Lưu ý Cần Phải Biết
-
Bà Bầu Mang Thai Có Nên đi Bơi Không? - Mamibabi
-
Lợi ích Và Những điều Mẹ Bầu Cần Chú ý Khi đi Bơi - MarryBaby
-
Bà Bầu Tháng Cuối Có Nên đi Bơi Không Và Cần Lưu ý Gì? - Monkey
-
Lợi ích Của Việc Bơi Lội Khi Mang Thai - Báo Lao Động
-
Trả Lời Thắc Mắc: Bà Bầu đi Bơi Có Tốt Không? - LEEP.APP
-
Mang Thai Có Nên đi Bơi? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bơi Lội đúng Cách Cho Bà Bầu ở Những Tháng đầu Thai Kỳ
-
Bơi Lội Khi Mang Thai Và Những Lợi ích Không Ngờ - TheAsianparent
-
Lợi ích Của Bơi Lội Khi Mang Thai - Sở Y Tế Nam Định
-
Tác Dụng Của Bơi Lội Với Phụ Nữ Mang Thai - Sức Khỏe
-
Đi Bơi Khi Mang Thai Có An Toàn Không?
-
Bơi Lội Giúp Bà Bầu Thêm Khỏe Mạnh