Giải đáp Thắc Mắc: Ngón Tay Bị Sưng Và Ngứa Là Bệnh Gì?
Có thể bạn quan tâm
Menu xem nhanh:
- 1. Tình trạng ngón tay bị sưng và ngứa thường gặp lúc nào?
- 2. Ngón tay bị sưng và ngứa do viêm khớp ngón tay
- 3. Sưng ngứa đầu ngón tay trong bệnh phù bạch huyết
- 4. Bệnh Raynaud – một nguyên nhân gây sưng ngứa đầu ngón tay
- 5. Bệnh thần kinh ngoại biên
- 6. Hội chứng tiền sản giật
- 7. Ngón tay sưng ngứa do hội chứng ống cổ tay
- 8. Bệnh cước tay gây sưng ngứa đầu ngón
- 9. Các bệnh ở da
1. Tình trạng ngón tay bị sưng và ngứa thường gặp lúc nào?
Đầu ngón tay bị sưng và ngứa là một trong những hiện tượng có thể xảy ra với tất cả mọi người, ở nhiều lứa tuổi. Thời điểm hay gặp nhiều nhất là vào mùa đông. Tuy nhiên, nhiều người cũng từng gặp cảnh ngón tay bị sưng ngứa vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng. Nhiệt độ cao làm cho các mạch máu trong cơ thể mở rộng để nhiệt thoát ra qua da giúp làm mát cơ thể. Khi mạch máu bị giãn, một số chất dịch có thể bị rò rỉ vào mô mềm, gây ra hiện tượng sưng phù và ngứa ở các đầu ngón tay hoặc một số bệnh ngoài da khác.
Ngoài ra, tình trạng này có thể chỉ đơn giản là triệu chứng của vấn đề dị ứng, song cũng có thể cho thấy người đó đã mắc một số chứng bệnh nguy hiểm tiềm ẩn.
Đi khám là cần thiết để được bác sĩ tư vấn, chỉ định cách khắc phục hiệu quả. Bác sĩ có thể cho bạn dùng một số loại thuốc, hướng dẫn bổ sung các thực phẩm giải nhiệt kết hợp với thảo dược thiên nhiên, bổ sung nước cho cơ thể, ngâm tay chân trong nước muối ấm trước khi đi ngủ.
2. Ngón tay bị sưng và ngứa do viêm khớp ngón tay
Đầu ngón tay bị sưng và ngứa có thể do bệnh viêm khớp ngón tay. Trong giai đoạn đầu, viêm khớp gây ra cảm giác nóng rát trong ngón tay, đặc biệt ở đầu chi. Nếu viêm khớp ngón tay nặng hơn, xương sụn bị mòn bớt, người bệnh có thể bị đau ngay cả khi không hoạt động bằng tay hoặc rất ít hoạt động.
Để đối phó tình trạng viêm, bác sĩ thường hướng dẫn bệnh nhân tập vật lý trị liệu bàn tay, ngón tay. Kết hợp với đó là thực hiện chế độ ăn nhiều đạm, ít mỡ, tăng cường vitamin. Người bệnh cần tránh bẻ ngón tay, cầm nắm hay kéo vật nặng.
3. Sưng ngứa đầu ngón tay trong bệnh phù bạch huyết
Phù bạch huyết khiến đầu ngón tay và ngón chân bị sưng, kéo theo tình trạng sưng cả ở cánh tay và cẳng chân. Tình trạng sưng phù chân tay xuất hiện khi dịch bạch huyết mang chất thải, vi khuẩn và virus ra khỏi cơ thể nhưng không đào thải thiệt để. Lúc này, việc vận động, rèn luyện thân thể đều đặn có thể giúp hạn chế tình trạng phù bạch huyết. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được áp dụng cách băng ép để giúp giảm sưng, dẫn lưu bạch huyết bằng tay.
4. Bệnh Raynaud – một nguyên nhân gây sưng ngứa đầu ngón tay
Bệnh Raynaud biểu hiện ở tình trạng các mạch máu ngoại vi phản ứng quá mức với điều kiện môi trường lạnh. Từ đó gây co thắt, dẫn đến co mạch cực độ cũng như cản trở máu đi đến các ngón tay, chân, tai, mũi. Khi bị bệnh Raynaud, ngoài đầu ngón tay bị ngứa và sưng còn kèm theo một số triệu chứng khác như: Ngón tay lạnh, màu da thay đổi khi gặp lạnh hoặc stress, loét đầu ngón tay. Uống các loại thuốc kháng adrenergic, bôi thuốc kháng sinh, ngâm thuốc sát trùng hay phẫu thuật vi mạch là những giải pháp trong trường hợp này.
5. Bệnh thần kinh ngoại biên
Bệnh thần kinh ngoại biên thường có những triệu chứng như: Đầu ngón tay bị ngứa và sưng, tê, cảm giác như kiến bò trong lòng bàn tay, để điều trị bệnh này cần kiểm soát huyết áp trong mức độ ổn định, duy trì lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh, tích cực hoạt động, dừng hút thuốc, uống rượu bia…
6. Hội chứng tiền sản giật
Hội chứng này xuất hiện ở khá nhiều thai phụ, với biểu hiện điển hình là tình trạng sưng phù (nhiều nhất ở vùng mặt, chân) và các đầu ngón tay bị sưng và ngứa. Tiền sản giật có nguyên nhân do huyết áp cao, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé nếu không được điều trị. Tình trạng này hay xảy ra với những trường hợp mang thai lớn tuổi và người béo phì.
7. Ngón tay sưng ngứa do hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay hay còn được gọi là hội chứng chèn ép thần kinh giữa, thông thường bệnh này hay gặp ở nữ giới hơn so với nam giới. Các triệu chứng điển hình của hội chứng ống cổ tay là đầu ngón tay bị ngứa và sưng. Tiếp theo có thể thấy cơn đau lan theo cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay, đau nhiều nhất về đêm. Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu kéo dài, hội chứng này dễ dẫn đến tàn tật, teo cơ gò cái, tổn thương dây thần kinh ở vùng cổ tay và bàn tay.
Để ngăn chặn tình trạng này, người bệnh có thể cần được phẫu thuật giải phóng dây thần kinh giữa. Cùng với đó là tập thư giãn cơ bắp, khởi động cổ tay, bấm huyệt…
8. Bệnh cước tay gây sưng ngứa đầu ngón
Bệnh cước là tình trạng xuất huyết, phù nề ở các đầu ngón tay, ngón chân và có thể còn xảy ra ở mũi và tai. Biểu hiện của bệnh cước là ngón chân, ngón tay sưng đỏ, phù nề, cảm giác hơi đau và thường xuyên bị ngứa. Để giảm tình trạng này có thể ngâm tay vào nước ấm pha muối trước khi đi ngủ 15-20 phút.
9. Các bệnh ở da
Các bệnh lý về da như bệnh zona thần kinh, viêm mô tế bào khi xảy ra ở các ngón tay đều có thể là nguyên nhân gây đau, sưng đầu ngón tay. Ngoài sưng đau, các đầu ngón tay người bệnh còn có thể gặp những triệu chứng như: viêm da, da bong tróc, nứt nẻ nghiêm trọng, nhiễm trùng ở các đầu ngón tay.
Từ khóa » Sưng Ngón Tay
-
Ngón Tay Bị Sưng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Ngón Tay Bị Sưng Là Do đâu Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Những Nguyên Nhân Gây Sưng Phù Ngón Tay Thường Gặp Nhất
-
Lý Do Bạn Bị Sưng Ngón Tay | Vinmec
-
Nguyên Nhân Gây Sưng Phù Ngón Tay Thường Gặp | BvNTP
-
Chấn Thương Bàn Tay Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
Ngón Tay Bị Sưng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu - JEX
-
7 Nguyên Nhân Khiến Ngón Tay Sưng Phù
-
Viêm Khớp Ngón Tay: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
5 Nguyên Nhân Khiến Tay Bị Sưng Phù Và đau Thường Gặp
-
Hội Chứng Ngón Tay Bật: Những điều Bạn Cần Biết | Health Plus
-
Sưng Đau Khớp Ngón Tay Cái, Giữa, Trỏ, Ngón Út Là Bệnh Gì ...
-
Sưng Khớp Ngón Tay Có Nguy Hiểm Không? Làm Sao Để Chữa ...