Ngón Tay Bị Sưng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu - JEX

Ngón tay bị sưng

Ngón tay bị sưng là dấu hiệu của sự tích tụ dịch nhầy hoặc tổn thương sụn khớp, mô ở khớp ngón tay bởi quá trình viêm, chấn thương và một số yếu tố bất thường khác. Bạn có thể bị sưng một ngón tay hoặc nhiều ngón tay; ngón tay ở một hoặc cả hai bàn tay cùng lúc.

Sưng ngón tay do phần da thịt bị tác động lực nhẹ hoặc côn trùng đốt chích thì không đáng lo ngại nhiều. Nhưng nếu ngón tay sưng kèm theo hiện tượng đau nhức, đỏ, nóng ran nhiều ngày không khỏi và bạn không biết tại sao xảy ra tình trạng này, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Đây có thể là biểu hiện bên ngoài của những bệnh lý xương khớp hoặc toàn thân nghiêm trọng. Nếu không điều trị kịp thời, khớp ngón tay sẽ không thể cử động được như bình thường, khiến bạn gặp khó khăn trong hầu hết các hoạt động hàng ngày.

Không phải lúc nào nguyên nhân làm cho khớp ngón tay bị sưng cũng lộ diện một cách rõ ràng để chúng ta “xử gọn” và thậm chí nhiều người còn bất ngờ khi biết mình bị sưng ngón tay do những tác nhân dưới đây:

1. Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay

Thoái hóa khớp là một bệnh xương khớp phổ biến, tiến triển liên tục theo quá trình viêm gây sưng, đau và khớp. Quá trình viêm khiến lớp sụn bao bọc các đầu xương và phần xương dưới sụn dần trở nên mòn mỏng.

Thoái hóa gây sưng khớp ngón tay

Sụn và xương dưới sụn bị bào mòn do thoái hóa khiến khớp ngón tay bị sưng tấy

Khi sụn và xương dưới sụn cùng lúc bị hư hại có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm biến dạng khớp và tàn tật. Để bảo vệ khớp trước sự hủy hoại của căn bệnh thoái hóa, điều quan trọng nhất là phải kiểm soát được quá trình viêm, đồng thời tăng cường tái tạo sụn và xương dưới sụn bằng một phác đồ điều trị toàn diện, kết hợp với các dưỡng chất thiên nhiên như Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…

Tìm hiểu thêm: Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay: Biến chứng và cách điều trị hiệu quả

2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (RA) là dạng viêm khớp do bệnh tự miễn điển hình và cũng rất phổ biến với triệu chứng sưng, đau, cứng khớp thường xảy ra đồng thời ở hai bên bàn tay. Các yếu tố gây viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… tấn công trực tiếp vào màng hoạt dịch, khởi phát viêm và làm gia tăng dịch khớp khiến ngón tay bị sưng tấy.

Từ màng hoạt dịch, quá trình viêm sẽ tiếp tục lan sang sụn, xương dưới sụn và phá hủy hai bộ phận này gây “tổn thất” nặng nề cho khớp ngón tay. Lúc này, tương tự bệnh thoái hóa khớp, điều cần thiết nhất là phải kìm hãm sự phát triển của quá trình viêm để ngăn không cho viêm khớp dạng thấp chuyển nặng.

3. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là túi chứa đầy chất lỏng (dịch nhầy) giữ vai trò bôi trơn khớp, giúp khớp cử động trơn tru và linh hoạt. Khi bao hoạt dịch bị tổn thương, chủ yếu do sự hoạt động quá mức của các yếu tố tiền viêm sẽ dẫn đến tình trạng viêm bao hoạt dịch.

4. Gout

Bất kỳ khớp nào chịu ảnh hưởng của bệnh gout cũng sẽ bị sưng tấy và đau nhức, kể cả ngón tay. Bệnh xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong máu và theo thời gian, lượng axit uric này sẽ tạo thành các tinh thể Urat bao quanh khớp.

5. Nhiễm trùng mưng mủ

Một số loại nhiễm trùng có thể khiến ngón tay của bạn bị sưng bất thường, phổ biến nhất là 3 loại sau đây:

  • Herpetic Whitlow: Bệnh nhiễm trùng do virus Herpes Simplex gây ra với triệu chứng đặc trưng là mưng mủ khiến ngón tay sưng đỏ, đặc biệt là ngón cái và ngón trỏ.

  • Paronychia: Bệnh còn gọi là viêm quanh móng tay, xảy ra do vi khuẩn hoặc nấm làm sưng ngón tay và mụn nhọt chứa mủ.

  • Felon: Nhiễm trùng Felon chính là căn bệnh chín mé (một dạng nhiễm trùng bàn tay) vô cùng quen thuộc đối với hầu hết mọi người. Bệnh xuất hiện gây đau đớn và tạo mủ ở đầu ngón tay, đồng thời làm sưng và tê buốt ngón tay.

Nhiễm trùng ngón tay có thể lây lan và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể nếu không được chữa trị sớm. Vì vậy, nếu nhận thấy ngón tay có biểu hiện sưng, đau, đỏ kèm theo các ổ mủ, bạn hãy cẩn thận với các loại nhiễm trùng này nhé!

6. Viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng màng hoạt dịch cũng như các mô quanh khớp bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào qua vết thương hoặc di chuyển từ khu vực nhiễm trùng khác đến khớp ngón tay. Bệnh thường gặp ở trẻ em hơn người lớn và có thể dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn, thế nên cần phải chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

7. Hội chứng ống cổ tay

Ống cổ tay là không gian nhỏ được tạo thành bởi xương ống tay, cơ và dây chằng. Khi khoảng không gian này bị thu hẹp lại do chấn thương hoặc viêm nhiễm sẽ chèn ép lên dây thần kinh giữa chạy dọc ống cổ tay khiến người bệnh cảm thấy sưng, đau, ngứa ran và tê ở cổ tay, bàn tay và ngón tay.

Hội chứng ống cổ tay gây sưng khớp ngón tay

Các ngón tay có thể bị sưng đau do ảnh hưởng từ hội chứng ống cổ tay

8. Chấn thương

Trong các nguyên nhân khiến ngón tay bị sưng đau, không thể bỏ qua những chấn thương thường gặp là rách dây chằng, bong gân, trật khớp hoặc gãy xương ngón tay. Sau khi gặp chấn thương, nếu ngón tay của bạn không thể duỗi thẳng kèm theo hiện tượng sốt nhẹ, bạn cần tìm đến sự hỗ trợ của dịch vụ y khoa.

9. Viêm gân

Gân ở các khớp bị kích ứng khiến ngón tay bị sưng và nhức ê ẩm. Dạng viêm gân xảy ra tại ngón tay thường là viêm gân gấp với nguy cơ gây ra hiện tượng ngón tay lò xo.

Một số nguyên nhân không phổ biến có thể làm tăng rủi ro sưng khớp ngón tay mà bạn nên đề phòng bao gồm:

  • Tích nước do ăn quá mặn hoặc tác dụng phụ của thuốc.

  • Bệnh về thận.

  • Lao xương.

  • Chứng loạn dưỡng giao cảm phản xạ (RSD).

  • Bệnh u hạt (Sarcoidosis).

  • Khối u lành tính hoặc ác tính ở xương ngón tay.

  • Ăn uống thiếu chất.

  • Sử dụng ngón tay nhiều hoặc xách vật nặng liên tục.

Ngón tay tham gia vào hầu hết các hoạt động thường ngày của chúng ta, thế nên chúng rất dễ bị tổn thương. Nếu thấy đốt ngón tay bị sưng đỏ, đau nhức và khó cử động bất thường, bạn hãy cảnh giác với một trong những vấn đề kể trên nhé!

Mặc dù, sưng ngón tay là tình trạng chung, ai cũng có thể gặp phải, nhưng thực tế cho thấy, những đối tượng dưới đây chiếm tỉ lệ cao hơn cả là:

  • Người mắc các bệnh lý xương khớp mạn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp…

  • Người lao động nặng, thường xuyên dùng tay để bê vác và di chuyển đồ vật như nông dân, công nhân, thợ xây…

  • Người làm công việc lặp đi lặp lại cử động ở bàn tay như thợ cắt tóc, thợ sơn, thợ làm vườn…

  • Người gõ máy tính nhiều như dân văn phòng, học sinh sinh viên, giáo viên…

  • Người chơi thể thao hoặc tập luyện thể hình cường độ cao.

  • Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên).

  • Người có tiền sử mắc bệnh về tim hoặc thận.

Đau nhức khớp ngón tay

Cử động lặp đi lặp lại nhiều giờ đồng hồ khiến ngón tay của người làm văn phòng dễ bị kích thích gây sưng và đau nhức

Đây là những trường hợp dễ bị đau, căng cứng và sưng đốt ngón tay. Dù vậy, người không thuộc nhóm đối tượng này vẫn có thể sưng đau ngón tay bởi nhiều lý do khác nhau.

Sưng ngón tay hoàn toàn có thể để lại những di chứng nặng nề nếu không được điều trị đúng cách, nhất là trường hợp ngón tay sưng do bệnh lý xương khớp hoặc nhiễm trùng. Một số vấn đề nguy hiểm tiềm ẩn liên quan đến ngón tay bị sưng mà bạn nên biết bao gồm:

  • Giảm cử động, không thể thực hiện được các công việc thường ngày.

  • Teo cơ, biến dạng ngón tay (ngón tay cong queo lại).

  • Mất chức năng và vướng víu  phải phẫu thuật tháo khớp ngón tay.

Chúng ta chỉ có thể thấy rõ ngón tay sưng to lên từng ngày, chứ không thể biết được những tổn thương bên trong khớp đang âm thầm phát triển như thế nào. Bởi vậy, khi ngón tay bị sưng, đau đớn dai dẳng hoặc có bất cứ triệu chứng bất thường nào, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân làm sưng khớp ngón tay và tư vấn lên kế hoạch chữa trị phù hợp, tránh biến chứng không mong muốn.

Khớp tay bị sưng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và không phải nguyên nhân hay yếu tố   gây sưng ngón tay nào cũng có thể kiểm soát tuyệt đối. Chính vì thế, việc ngăn chặn triệt để nguy cơ sưng khớp tay là điều rất khó. Điều chúng ta có thể làm để bảo vệ khớp ngón tay khỏi tổn thương và hạn chế sưng tấy tối đa đó là làm tốt những :

Sụn và xương dưới sụn giúp duy trì cấu trúc khớp chắc khỏe, còn màng hoạt dịch đảm bảo khớp cử động trơn tru. Vậy nên, bạn cần chủ động chăm sóc 3 thành phần quan trọng này từ sớm bằng cách bổ sung đồng thời các dưỡng chất thiên nhiên quý như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…

Dưỡng chất cho khớp

Bổ sung những dưỡng chất chăm sóc xương khớp chuyên biệt Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… hỗ trợ phòng ngừa bệnh xương khớp từ gốc

Nhận được những hoạt chất này cùng lúc, khớp sẽ đẩy mạnh cơ chế tái tạo sụn, xương dưới sụn và điều tiết dịch nhờn hợp lý. Nhờ đó giữ được sự linh hoạt và dẻo dai cho khớp ngón tay, hạn chế nguy cơ sưng ngón tay do các bệnh lý xương khớp mạn tính.

Lối sống khoa học tạo nên nền tảng vững chắc cho mọi cơ quan trong cơ thể phát triển khỏe mạnh, bao gồm các khớp xương. Ngay từ khi còn trẻ (trước 30 tuổi), bạn nên chú trọng xây dựng thói quen ăn uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý để sở hữu hệ xương khớp bền chắc dài lâu.

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN LÀM 

  • Áp dụng khẩu phần ăn uống đầy đủ và hài hòa các chất dinh dưỡng.

  • Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, muối, đường và chất kích thích.

  • Tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày (tối thiểu 30 phút).

  • Không làm việc hoặc tập luyện thể chất quá sức chịu đựng của ngón tay.

  • Ngủ sớm và đủ giấc (nên ngủ trước 11 giờ và ngủ đủ 7 – 8 tiếng).

Hầu hết các bệnh lý xương khớp đều khởi phát và tiến triển trong “âm thầm”, cho đến khi biểu hiện đau nhức và sưng ra bên ngoài thì bệnh đã chuyển nặng. Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách duy nhất giúp phát hiện kịp thời mầm mống bệnh lý, ngăn không để màng hoạt dịch, sụn và xương dưới sụn bị tổn thương sâu, bảo tồn khớp ngón tay hiệu quả.

Chúng ta thường “bỏ rơi” sức khỏe trong những năm tháng tuổi trẻ để rồi khi lớn tuổi phải đối mặt với đủ loại bệnh tật, đáng kể nhất là bệnh về xương khớp. Hãy trân quý và “nâng niu” xương khớp của bạn từng ngày, từng giờ để giảm bớt nỗi lo sưng khớp ngón tay, đau cột sống hay tê cứng đầu gối…

Chấn thương nhẹ hoặc vết thương nhỏ ở phần mềm gây sưng ngón tay có thể khắc phục tại nhà, nhưng nếu nghi ngờ ngón tay sưng vì bị gãy, trật khớp hoặc nhiễm trùng, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để không phải thấp thỏm lo âu. Đặc biệt, khi ngón tay vừa sưng vừa kèm theo những triệu chứng sau đây, bạn không nên chần chừ thêm nữa, hãy đến gặp bác sĩ ngay:

  • Ngón tay đau nhức, đỏ, nóng và ngứa ran.

  • Ngón tay tê bì và yếu, không đủ lực để xách đồ vật.

  • Ngón tay khó co duỗi theo ý muốn.

  • Ngón tay phát ra âm thanh lục cục khi cử động khớp.

  • Các triệu chứng toàn thân khác như: khó thở, tăng cân hoặc mệt mỏi.

Thông qua các chẩn đoán lâm sàng (hỏi, nhìn, sờ, gõ… ) và cận lâm sàng (chụp X – quang, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ RMI), bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân làm sưng khớp ngón tay cũng như đánh giá cụ thể tình trạng xương khớp ngón tay hiện tại. Từ đó, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định giải pháp chữa trị thích hợp giúp hồi phục tổn thương, giảm sưng đau ngón tay hiệu quả.

Tùy thuộc vào mức độ sưng và nguyên nhân gây sưng ngón tay, mỗi trường hợp sẽ được bác sĩ tư vấn giải pháp chữa trị riêng, phù hợp nhất. Sau đây là những phương pháp thường được áp dụng để xử lý ngón tay sưng, bạn có thể tham khảo:

  • Chườm đá 

Chườm đá lên vùng bị ảnh hưởng sẽ giúp giảm đau, giảm sưng tay ngay tại nhà. Cách làm này phát huy tác dụng cao nhất đối với người bị sưng khớp ngón tay sau khi gặp chấn thương.

Giảm đau sưng khớp ngón tay

Chườm đá là cách giúp giảm sưng đau khớp ngón tay hiệu quả tại nhà

  • Dùng thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm (kê đơn hoặc không kê đơn) là biện pháp giảm sưng nhanh, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bị sưng khớp tay. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ kỹ càng trước khi dùng thuốc chống viêm bởi việc tự ý sử dụng loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như đau dạ dày, tích nước, cứng khớp, mòn sụn khớp…

  • Nẹp cố định

Băng hoặc nẹp cố định ngón tay có thể giúp tình trạng sưng tấy giảm đi đáng kể. Thế nhưng, bạn nhớ không băng nẹp quá chặt vì sẽ làm máu khó lưu thông, khiến ngón tay sưng và đau hơn.

  • Cử động ngón tay thường xuyên

Trường hợp không phải băng nẹp, bác sĩ khuyến khích di chuyển các ngón tay, cổ tay và cánh tay thường xuyên. Cử động nhẹ nhàng đốt ngón tay sẽ giúp hoạt động sinh hóa trong khớp diễn ra đều đặn, hạn chế tích tụ dịch nhờn và hiện tượng cứng khớp.

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật khớp ngón tay rất hy hữu, chỉ bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp ngón tay hoặc nhiễm trùng nặng mới phải áp dụng giải pháp này. Mục đích phẫu thuật là để phục hồi lại các khớp bị hư hỏng giúp ngón tay có thể cử động bình thường, ngăn chặn co rút, biến dạng ngón tay.

Giải pháp hỗ trợ điều trị sưng ngón tay do bệnh xương khớp mạn tính hiệu quả

Ngoại trừ trường hợp phải phẫu thuật thay khớp nhân tạo, trong quá trình điều trị bệnh xương khớp mạn tính như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gout hay viêm bao hoạt dịch… người bệnh nên bổ sung thêm những hoạt chất tự nhiên có tác dụng kiểm soát viêm và tái tạo sụn khớp như Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…

PGS Đặng Hồng Hoa cho hay: Từ những nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân sâu xa của các bệnh xương khớp là do hệ thống miễn dịch bị rối loạn khi phản ứng quá mức với các tác nhân gây hại, dẫn đến quá trình viêm và tự tấn công xương khớp của chính mình.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

Vậy nên, bên cạnh việc giảm đau, tái tạo sụn khớp để bảo vệ xương khớp khỏe mạnh thì kiểm soát quá trình viêm là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp vào cơ chế bệnh sinh giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp từ sớm. Hiện nay, sự kết hợp của những hoạt chất thiên nhiên quý như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… được chứng minh là đang làm tốt tất cả những nhiệm vụ trên.

Thật tuyệt vời khi những tinh chất quý này đã được đưa nguyên vẹn vào viên uống JEX thế hệ mới. Bạn có thể bổ sung sản phẩm vào quá trình chăm sóc xương khớp, giúp giảm các triệu chứng sưng đau từ gốc và duy trì khớp ngón tay chắc khỏe dài lâu.

Ngón tay bị sưng những tưởng chỉ gây cảm giác khó chịu, vướng víu khi làm việc rồi sẽ tự nhiên tan biến, nhưng thật chất tiềm ẩn rủi ro bệnh tật và biến chứng khó lường. Hy vọng, bài viết của chúng tôi sẽ được lan tỏa để phần nào giúp được những người bị sưng ngón tay bất thường tránh tối đa rủi ro đáng tiếc.

Từ khóa » Sưng Ngón Tay