[GIẢI ĐÁP] Trẻ 1 Tuổi Ngủ Hay Khóc Phải Làm Sao? - Monkey
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!
*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay XĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!
Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành XĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!
Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành xĐăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật
*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký- Trang chủ
- Ba mẹ cần biết
- Sự phát triển của trẻ
- Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)
24/05/20223 phút đọc
Mục lục bài viếtTrẻ 1 tuổi ngủ hay khóc là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy cha mẹ hãy cùng tham khảo những lý do trẻ 1 tuổi đang ngủ tự nhiên khóc và cách giải pháp chấm dứt hiện tượng này.
Tại sao trẻ 1 tuổi ngủ hay khóc?
Ban ngày
Những lý do trẻ 1 tuổi ngủ hay khóc vào ban ngày có thể là do các nguyên nhân sau:
- Do ăn quá no: Khi ăn quá no phần bụng của các bé khó chịu, đầy bụng khi đó các bé sẽ ngủ không ngon có thể dẫn đến trẻ 1 tuổi đang ngủ tự nhiên khóc hoặc trẻ 1 tuổi tỉnh dậy hay khóc.
- Do điều kiện môi trường ngủ: Vào ban ngày điều kiện thời tiết mùa hè thường nắng nóng hơn nên các bé có thể sẽ khó chịu hơn vì nhiệt độ cơ thể tăng lên, trời quá nóng và oi bức sẽ khiến cơ thể không thoải mái khi ngủ, giấc ngủ cũng không được sâu.
- Do hoạt động quá nhiều: Ban ngày các bé vui chơi rất nhiều nên khi bắt các bé đi ngủ trưa có thể các bé sẽ không thoải mái và ngủ không ngon, chỉ muốn tiếp tục được chơi tiếp như vậy hình thành trong tiềm thức các bé việc muốn được chơi thay vì đi ngủ.
Ban đêm
Việc trẻ 1 tuổi hay khóc đêm cũng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân bao gồm cả ba nguyên nhân kể trên, ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như:
- Do yếu tố bệnh lý: Trẻ mắc các bệnh như: viêm họng, viêm tai, viêm mũi, trào ngược dạ dày, hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, thiếu canxi dẫn tới chậm mọc răng,... sẽ khiến có thể các bé thấy khó chịu nên ngủ không ngon giấc và thường hay quấy khóc.
- Bé cần sự chăm sóc: Vì các bé còn rất nhỏ chưa thể nói được nên chỉ có thể biểu hiện qua tiếng khóc vì vậy nếu bé đang đói muốn ăn, muốn thay tã hay cơ thể có gì đó không ổn cần sự chăm sóc của bố mẹ cũng là nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi ngủ hay khóc.
- Lịch sinh hoạt không phù hợp: Nếu lịch trình sinh hoạt hàng ngày của các bé không ổn định và hay thay đổi sẽ dễ khiến cơ thể không thích ứng được khiến cho các bé ngủ không ngon giấc.
- Bé gặp ác mộng: Vì còn khá nhỏ tuổi nên khi gặp phải ác mộng các bé sẽ cảm thấy rất sợ hãi, bất an và cần sự an toàn vì vậy các trẻ 1 tuổi đang ngủ tự nhiên khóc thét lên để cha mẹ có thể đến bên bé.
Trẻ 1 tuổi ngủ hay khóc phải làm sao?
Việc trẻ 1 tuổi ngủ hay khóc có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ đồng thời ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ vì vậy mẹ có thể tìm cách khắc phục như sau:
Với bé 1 tuổi chưa biết tự ngủ
- Bước 1: Ngay khi bé khóc mẹ nên lập tức kiểm tra bé xem có phải bé ốm hay cơ thể có chỗ nào khó chịu hoặc bé có cần sự giúp đỡ nào không.
- Bước 2: Quan sát và sắp xếp lại lịch sinh hoạt ăn ngủ nghỉ của bé sao cho phù hợp và đảm bảo bé được ngủ đủ giấc trong ngày. Không nên cho ngủ quá nhiều vào ban ngày như vậy đêm bé sẽ không ngủ được hoặc nếu ban ngày không ngủ thì nên cho bé đi ngủ đêm sớm hơn. Nên tập thói quen cho bé không ăn đêm để tránh bé thức giấc và đảm bảo ăn đủ chất để cung cấp đủ năng lượng cho một ngày.
- Bước 3: Nên xây dựng thói quen đi ngủ cho bé và lặp đi lặp lại mỗi ngày và nên rời khỏi phòng khi bé chưa ngủ để giúp bé học được cách tự ngủ.
Với bé 1 tuổi đã biết tự ngủ
Nếu bé đã biết cách tự ngủ nhưng lại hay tỉnh giấc và khóc thì mẹ nên giúp bé học cách có thể tự ngủ lại.
- Bước 1: Nếu bé giật mình và khóc, mẹ hãy chờ xem bé có thể tự ngừng khóc được hay không, nếu không thì mẹ mới bước vào phòng và kiểm tra tình trạng của bé xem bé có bị ốm, khó chịu hoặc cần giúp đỡ gì không.
- Bước 2: Sau đó nhẹ nhàng vỗ về và trấn an bé cho đến khi bé bình tĩnh trở lại.
- Bước 3: Sau khi bé đã bình tĩnh trở lại, hãy đặt bé nhẹ nhàng vào giường ngủ để bé có thể tiếp tục giấc ngủ.
Một số câu hỏi ba mẹ quan tâm
Vì sao trẻ 1 tuổi đang ngủ tự nhiên khóc?
Việc trẻ 1 tuổi ngủ hay khóc là chuyện hết sức bình thường và có thể gặp ở mọi đứa trẻ, tuy nhiên nếu trẻ 1 tuổi đang ngủ tự nhiên khóc có thể là do:
- Ngủ quá sớm: nếu bé ngủ quá sớm thì cơ thể sẽ không sản xuất đủ melatonin - hormone giúp điều hòa giấc ngủ, điều này có thể làm cho bé ngủ không sâu giấc khiến bé dễ tỉnh dậy và khóc thét lên.
- Ngủ quá muộn: việc ngủ quá giờ sẽ dễ khiến bé mệt mỏi, sợ hãi và tỉnh dậy khóc thét trong đêm.
Ngoài ra còn có thể có trường hợp trẻ 1 tuổi ngủ mơ khóc do gặp ác mộng quá sợ hãi, vì vậy các mẹ lên lưu ý chú ý đến các dấu hiệu trẻ buồn ngủ để cho bé đi ngủ ngay, đồng thời nếu bé gặp ác mộng khi ngủ thì hay vỗ về an ủi cho bé cảm nhận được sự an toàn để không còn sợ hãi nữa.
Bé 1 tuổi ngủ dậy hay khóc nguyên nhân do đâu?
Một câu hỏi nữa mà các vị phụ huynh hay thắc mắc đó là bé 1 tuổi ngủ dậy hay khóc đó là do một số nguyên nhân sau:
- Bé đói bụng: Khi không được cung cấp đủ năng lượng cho giấc ngủ, các bé thường sẽ tỉnh dậy khi đói và khóc lên để được cho ăn.
- Bé cần bố mẹ: Một số em bé khá nhạy cảm khi tỉnh giấc dậy không thấy bố mẹ bên cạnh có thể sợ hãi và cảm thấy không an toàn nên sẽ khóc lớn để được bố mẹ chạy đến ôm lấy và vỗ về.
Xem thêm: [Bật mí bí mật] 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh thông minh mẹ có biết?
Việc chăm sóc trẻ em chưa bao giờ là dễ dàng, ngoài phải lo lắng từ miếng ăn còn phải lo đến các giấc ngủ cho các bé, vì vậy hy vọng thông qua bài viết trên có thể giúp bố mẹ hiểu hơn về những tình trạng trẻ 1 tuổi ngủ hay khóc hoặc trẻ 1 tuổi đang ngủ tự nhiên khóc,... từ đó có thể rút ra kinh nghiệm cho việc chăm sóc giấc ngủ của các bé tốt hơn.
Chia sẻ ngay Chia sẻSao chép liên kết
Hoàng HàMình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.
Bài viết liên quan- Ăn dặm cho bé: kiến thức vàng mẹ cần nắm vững
- Bí quyết luyện ngủ cho bé 2 tuổi “không nước mắt”
- 7+ Ghế ăn dặm cho bé chất lượng ba mẹ nên tham khảo
- [Chuyên gia giải đáp] Răng hàm mọc khi nào: dấu hiệu và cách chăm sóc cho bé
- Tham khảo 10+ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi
Monkey Junior
Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey JuniorTừ khóa » Khóc Khi đang Ngủ Mơ
-
Rối Loạn Giấc Ngủ (Giấc Ngủ Kinh Hoàng) Là Gì? - YouMed
-
Bé đang Ngủ Tự Nhiên Khóc Thét Lên - Cảnh Báo Bệnh Gì? - BioAmicus
-
Lý Do Trẻ Sơ Sinh đang Ngủ Tự Nhiên Khóc Thét Lên
-
Bé Hay Ngủ Mơ Khóc Nức Nở - Nguyên Nhân, Cách Xử Lý | Hoby
-
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Khóc Mơ Do Nguyên Nhân Nào? Mẹ Cần Làm Gì
-
Trẻ Hay Khóc Mơ Và Cách Giải Quyết Các Mẹ Nên Tham Khảo - Yêu Trẻ
-
Những Rối Loạn Xảy Ra Trong Giấc Ngủ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Trẻ Quấy Khóc Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Bé đang Ngủ Tự Nhiên Khóc Thét Lên – Mẹ Nên Làm Gì? - Hunmed
-
Cơn Hoảng Hốt Khi Ngủ ở Trẻ Em | Vinmec
-
Trẻ 2 Tuổi Giật Mình, Khóc Toáng Khi Ngủ Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Bé 4 Tuổi Ngủ Hay Mơ ác Mộng - Ba Mẹ Phải Làm Sao? - Monkey
-
Vấn đề Thường Gặp Trong Giấc Ngủ Của Bé - SIH
-
Giải Mã Hiện Tượng Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Giật Mình Khóc Thét