Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Khóc Mơ Do Nguyên Nhân Nào? Mẹ Cần Làm Gì

Trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ có thể do môi trường ngủ từ nhiệt độ phòng, âm thanh đến đệm nằm dường như chưa thoải mái hoặc do con đang có vấn đề về sức khỏe. Khi nói đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh, một tiếng khóc đột ngột trong đêm không phải điều gì đó quá bất thường.

Tuy nhiên, tình trạng khóc mơ khi ngủ xảy ra kéo dài có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu hơn về hiện tượng này.

1/ Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ

Vào ban đêm, đôi khi con bạn dường như ngủ mơ rồi khóc, càu nhàu hay la hét nói mơ khi ngủ mà không thực sự tỉnh giấc. Điều này khiến bạn tự hỏi điều gì đang xảy ra và tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ như vậy.

Thông thường, tình trạng ngủ khóc mơ ở trẻ sơ sinh chỉ xảy ra đột ngột vào nửa đêm và có xu hướng tồn tại trong thời gian ngắn và thường không gây báo động. Trong 3 tháng đầu đời, trẻ khóc 2 - 3 tiếng hàng ngày lúc ngủ mơ là chuyện bình thường. Và vì giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không yên giấc, nên những cơn khóc cũng có thể xảy ra vào ban đêm.

Trẻ khóc khi ngủ để thể hiện nhu cầu của mình và một trong số đó là đói, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoặc bú bình vài giờ một lần. Một lưu ý khác là do mới bước vào thế giới, nên trẻ phải mất vài tháng để thiết lập thói quen ngủ của mình. Do vậy, quấy khóc hay thường khóc mơ là điều có thể hiểu được.

Trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ do nguyên nhân nào? Mẹ cần làm gì - Ảnh 1

2/ Nguyên nhân khiến bé ngủ hay khóc mơ

Hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ có thể do chưa có hệ tiêu hóa phát triển hoàn toàn hoặc đang gặp phải những cơn ác mộng. Một số nguyên nhân khác là do các kiểu ngủ của trẻ sơ sinh và nguy cơ gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ. Cùng tìm hiểu về một số lý do khiến bé ngủ mơ bồn chồn, quấy khóc khi ngủ sau đây:

Trẻ bị căng thẳng và mệt mỏi

Trẻ sơ sinh rất dễ khóc mơ vào ban đêm trong giấc ngủ khi em bé gặp phải nỗi sợ kéo dài, căng thẳng hay mệt mỏi trong ngày. Thông thường, nỗi kinh hoàng ban đêm chỉ xảy ra với trẻ sơ sinh trên 2 tháng tuổi vào sớm buổi đêm. Khi gặp nỗi sợ này, bé thường la hét và sợ hãi, thậm chí không nhận ra bạn.

Trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ do nguyên nhân nào? Mẹ cần làm gì - Ảnh 2

Bé gặp ác mộng

Những giấc mơ ác mộng thường bắt đầu từ độ tuổi 12 đến 18 tháng ở trẻ nhỏ và dữ dội hơn vào ban đêm. Tuy nhiên, bạn không cần phải hoảng sợ! Bởi đây là điều bắt buộc trong quá trình phát triển kể cả trong giấc ngủ của con bạn.

Hệ thần kinh chưa trưởng thành

Hệ thần kinh của bé vẫn đang phát triển và việc kiểm soát các phản xạ và cử động của bé có thể gặp không ít khó khăn. Điều này dẫn đến việc chúng co giật và đấm đá khi đang ngủ. Và nhiều khi trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ cũng sẽ xảy ra mà không có lý do.

Do bé đang ở giai đoạn REM

Các kiểu ngủ của trẻ sơ sinh xen kẽ giữa chuyển động mắt không nhanh và chuyển động mắt nhanh (REM), là giai đoạn hoạt động nhẹ được đánh dấu bằng những giấc mơ, chuyển động trong nôi và một số giọt nước mắt. Do đó, nếu bạn nhận thấy bé ngủ mơ và khóc bất thường, có thể con đang ở giai đoạn REM đó - một phần bắt buộc trong quá trình phát triển của con.

Trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ do nguyên nhân nào? Mẹ cần làm gì - Ảnh 3

Giấc ngủ trưa quá dài

Cho trẻ sơ sinh ngủ trưa dài trong ngày có thể khiến con không thể có được giấc ngủ ngon. Bé có thể khó chìm vào giấc ngủ sâu vào ban đêm nên dễ gặp những giấc mơ. Lúc này em bé có thể đá, đạp chân, quay và khóc...

Ngủ không đủ giấc

Ngủ quá ít cũng có thể gây hại cho trẻ. Em bé sẽ hay cáu kỉnh và mệt mỏi. Kết quả là con sẽ quấy khóc và khó ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, một em bé cáu gắt cũng sẽ khó có được thời gian ngủ yên và việc la hét khóc mơ khi ngủ là điều đương nhiên.

3/ Mẹ cần làm gì khi con ngủ mơ hay khóc

Bạn không cần quá lo lắng khi thấy tình trạng ngủ mơ và quấy khóc ở trẻ nhỏ. Thay vào đó, bạn có thể thử làm một số mẹo để làm xoa dịu đứa con đang quấy khóc và giúp con ngủ ngon hơn.

Cố định giờ đi ngủ

Để góp phần làm giảm tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ, bạn nên cố định một giờ đi ngủ hàng đêm cho con. Điều này có thể dạy bé nhận biết sự khác biệt giữa ngày và đêm, đồng thời giúp con thiết lập kiểu ngủ giống với bạn hơn.

Thử cho trẻ bú, tắm nước ấm và dỗ trẻ ngủ. Đây là những thói quen bạn nên duy trì để báo hiệu cho bé biết sắp đến giờ đi ngủ.

Trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ do nguyên nhân nào? Mẹ cần làm gì - Ảnh 4

Quấn khăn cho con

Quấn tã/ khăn/ chăn cho bé để mang lại cho chúng cảm giác an toàn. Ngoài ra, bạn có thể thử dùng túi ngủ dành cho trẻ em nếu gặp khó khăn trong việc quấn tã.

Hát ru/ bật nhạc

Khi trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ, bạn có thể làm dịu chúng bằng hát ru hoặc âm nhạc nhẹ nhàng. Đây là một mẹo rất đơn giản có thể làm dịu cơn khóc và giúp con ngủ ngon hơn.

Đảm bảo môi trường ngủ thoải mái

Trẻ sơ sinh bất an và khóc mơ vào ban đêm có thể do điều gì đó không ổn ở đệm nằm, nhiệt độ hay tiếng ồn. Hãy kiểm tra xem đệm của con có cứng quá không, con có bị khó chịu ở tã không, nhiệt độ phòng đã phù hợp chưa. Hãy chắc chắn rằng môi trường ngủ của con thật thoải mái để đảm bảo con có giấc ngủ tốt nhất.

Trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ do nguyên nhân nào? Mẹ cần làm gì - Ảnh 5

Một số lưu ý quan trọng

  • Mở cửa sổ mỗi ngày để có thêm không khí trong lành tràn vào
  • Vải của đêm phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với trẻ
  • Không để đồ chơi trên giường
  • Đừng vội đánh thức trẻ khi con cất tiếng khóc trong đêm đầu tiên. Hãy để con tự bình tâm trở lại và vượt qua nỗi sợ hãi dần dần

Nhìn chung, trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ là hiện tượng thường gặp ba mẹ không cần phải quá lo lắng. Trong trường hợp con vừa khóc vừa có biểu hiện lạ như sốt hay đổ mồ hôi nhiều, bạn nên đưa con đi khám, tránh để tình trạng kéo dài gây nguy hiểm. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn chăm sóc con tốt hơn khi bé quấy khóc lúc nửa đêm.

Từ khóa » Khóc Khi đang Ngủ Mơ