'Giai điệu Tự Hào Tháng 10: Chín Bậc Tình Yêu'
Có thể bạn quan tâm
Chương trình phát sóng vào 20h10 tối nay, 28/10/2017, trên kênh VTV1. Bảy tiết mục trong chương trình sẽ mang tới cho người xem những cung bậc tình yêu, cuộc sống thật sự không thể nào không lưu luyến.
"Thoi tơ"
Nhà thơ Nguyễn Bính mồ côi mẹ khi mới 3 tháng tuổi, có lẽ vì vậy mà ông luôn khao khát tình mẫu tử. Và hình ảnh những người mẹ, người vợ, người chị, người em và người yêu luôn hiện diện trong thơ ông một cách đầy nâng niu, trân trọng.
"Thoi tơ" qua giọng ca của NSƯT Mai Hoa. |
Bài thơ “Thoi tơ” là một sáng tác của nhà thơ Nguyễn Bính năm 1940 trong tập thơ “Lỡ bước sang ngang”, sau được nhạc sĩ Đức Quỳnh phổ nhạc. Cái hồn dân gian của thơ Nguyễn Bính được lồng vào một chất nhạc nhẹ nhàng như hơi thở, bởi vậy mà ở Hà Nội thời bấy giờ, rất nhiều người thuộc ca khúc này.
Nhưng “Thoi tơ” không chỉ có vậy, nhạc sĩ Đức Quỳnh còn thêm vào đó ngôn ngữ âm nhạc phương Tây với âm hưởng của nhạc jazz rất đỗi dịu dàng. Ông cũng dùng nhịp 3/4 quay tròn như mô phỏng động tác tay quay tơ.
Trong Giai điệu tự hào tháng 10, “Thoi tơ” được thể hiện một cách xuất sắc qua giọng hát của nghệ sĩ ưu tú Mai Hoa. Phần trình diễn của chị nhận được vô số lời khen của PGS.TS.Nhà báo Nguyễn Thị Minh Thái – thành viên khó tính nhất của Hội đồng bình luận.
"Lời ru trên nương"
Bài hát "Lời ru trên nương" có một số phận khá đặc biệt khi đó là sự gặp gỡ đồng điệu của hai tác giả lớn mà sau này là 2 yếu nhân đứng đầu ngành văn hoá của đất nước: nhạc sĩ Trần Hoàn và nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm - 2 vị Bộ trưởng Văn hoá kế nhiệm nhau.
"Lời ru trên nương" do ca sĩ Phạm Thu Hà thể hiện. |
Theo nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan – thành viên Hội đồng bình luận: “nhạc sĩ Trần Hoàn cực kỳ tài năng khi biểu hiện ngôn ngữ của phụ nữ cho phụ nữ, biểu hiện ngôn ngữ phụ nữ cho cả một dân tộc qua tiếng “à ơi”, dù rằng phụ nữ dân tộc thiểu số không dùng từ này”.
“Lời ru trên nương” còn thú vị bởi nó mang trong mình cái hồn âm nhạc của các dân tộc ngụ quanh dãy Trường Sơn. Trong Giai điệu tự hào tháng 10, “Lời ru trên nương” được giám đốc âm nhạc Thanh Phương phối theo phong cách nhạc thính phòng nhưng vẫn giữ được âm hưởng của hát ru với sự hòa âm rất hiện đại.
Ca sĩ Phạm Thu Hà – người thể hiện ca khúc chia sẻ: “Đây là một ca khúc mà ngay khi cất lên đã thấy hơi thở đương đại nhưng không mất đi màu sắc dân gian với sự đảo nhịp phách và tiết tấu đặc biệt.” Chị cho rằng đây là một bản phối chưa từng có với ca khúc kinh điển này.
Nhà báo Minh Đức đặc biệt dành lời khen cho Phạm Thu Hà về kỹ thuật thanh nhạc của chị cũng đưa bài hát lên một tầm cao mới.
"Những cô gái quan họ"
Trong thi ca và nhạc họa, dường như người phụ nữ Việt, một cách tự nhiên đã hoà vào hình hài đất nước, bởi ở bất cứ miền quê nào trên dải đất Việt Nam, cũng có những người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà.
Nhóm 5 dòng kẻ thể hiện ca khúc "Những cô gái quan họ". |
Trong Giai điệu tự hào tháng 10, bản phối của nhạc sĩ Thanh Phương sẽ đưa vào đầu bài hát chút âm hưởng của chèo rồi chuyển sang quan họ - một thử nghiệm mà theo nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan là “chưa từng thấy”.
"Chín bậc tình yêu"
Nguyên gốc của ca khúc là từ một bài văn mang tên “Chiếc cầu thang” của nhà thơ Triệu Doanh – niềm cảm hứng để nhà thơ Trần Văn An sáng tác bài thơ “Chín bậc cầu thang”.
Bài thơ ẩn chứa trong mìnhcả một bề dày văn hoá và những tập tục của người Tày, Thái được thể hiện qua hình ảnh 9 bậc cầu thang của nhà sàn. Bao nhiêu sự kiện quan trọng của đời người đều qua những bậc cầu thang ấy.
Ca sĩ Đinh Mạnh Ninh với "Chín bậc tình yêu". |
Nhạc sĩ An Thuyên đã phối kết hợp chất liệu âm nhạc dân ca miền núi đặc biệt là âm hưởng của dân gian của dân tộc Tày, Thái cộng thêm những sáng tạo của riêng mình để tạo nên một âm nhạc rất An Thuyên.
Trong Giai điệu tự hào tháng 10, giám đốc âm nhạc Thanh Phương tạo nên một bản phối mới đầy hiện đại, văn minh và giao ca khúc cho nam ca sĩ Đinh Mạnh Ninh. Nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan – thành viên Hội đồng nghệ thuật – cho rằng: “bản phối đã đem đến một âm hưởng khác, một ý nghĩa âm nhạc khác và mang cho người nghe một cảm xúcvề sự hối thúc, về một tình yêu quyết liệt khác với sự dung dị vốn có, vì thế bản phối mang hơi thở của thời đại mới”.
Tuy nhiên, đạo diễn âm nhạc Bông Mai – con gái nhạc sĩ An Thuyên vẫn “thèm” hơi thở e ấp của núi rừng.
Từ khóa » Chín Bậc Tình Yêu Là Gì
-
Uẩn Khúc Phần Lời 'Chín Bậc Tình Yêu' - Tiền Phong
-
Cuộc Chuyển Dịch Của “Cái Cầu Thang” Thành “Chín Bậc Tình Yêu”
-
Chín Bậc Tình Yêu | Hội Nhạc Sĩ Việt Nam
-
Giai điệu Tự Hào: Đinh Mạnh Ninh Nồng Nàn Với "Chín Bậc Tình Yêu"
-
Top 14 Chín Bậc Tình Yêu Là Gì
-
CHÍN BẬC TÌNH YÊU | SÈN HOÀNG MỸ LAM [MV] - YouTube
-
Chín Bậc Tình Yêu - An Thuyên - Bài Ca đi Cùng Năm Tháng
-
Chín Bậc Tình Yêu (Bản 1) - Bài Ca đi Cùng Năm Tháng
-
Người ở đằng Sau Bài Hát “Chín Bậc Tình Yêu” - Báo Nhân Dân
-
Nơi“chín Bậc Tình Yêu” - Báo Yên Bái
-
Top 9 Lời Dẫn Bài Hát Chín Bậc Tình Yêu - Cùng Hỏi Đáp
-
Thác Mây - Chín Bậc Tình Yêu đẹp Mê Mẩn Giữa Trường Sơn đại Ngàn
-
Chín Bậc Tình Yêu - Thu Hương - NhacCuaTui