ĐẶT DỊCH VỤ
Chọn dịch vụ xét nghiệm từ Dr.Labo... Gửi yêu cầu tìm Dr.Labo gần bạn...
Đang xử lý yêu cầu... × Địa chỉ chưa được xác định, vui lòng kiểm tra lại OK Gửi yêu cầu thành công
Mã yêu cầu Dr.Labo của bạn: #146535
Yêu cầu dịch vụ của bạn đã được chuyển đến Dr.Labo - Chúng tôi sẽ gọi điện lại cho bạn để xác nhận yêu cầu. Hãy để ý nghe điện thoại bạn nhé!
Mời bạn tải app Rada ứng dụng Rada để đặt và theo dõi các yêu cầu xét nghiệm tiếp theo từ Dr.Labo cùng các dịch vụ tiện ích dành cho gia đình khác.
× Chọn danh mục
Từ khóa tìm kiếm: Giai đoạn cửa sổ của HIV kéo dài bao lâu? Triệu chứng sớm của HIV?Trang chủ »
Tin Tức »
Sức khỏe »
Giai đoạn cửa sổ của HIV kéo dài bao lâu? Triệu chứng sớm của HIV? Thông tin mới UỐNG CÀ PHÊ CÓ TỐT CHO TINH TRÙNG KHÔNG: NAM GIỚI NÊN BIẾT Cà phê đồ uống yêu thích của nhiều người bởi hươn
NGƯỜI BỊ COPD KHÓ THỞ KHI NÀO, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể dẫn đế
XƠ GAN CHILD A CÓ PHẢI LÀ BỆNH LÝ HIẾM GẶP VÀ NGUY HIỂM? Xơ gan là tình trạng bệnh lý của gan không hề hiế
THOÁI HÓA VÕNG MẠC: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA Thoái hóa võng mạc là một bệnh lý về mắt phổ biến
TRIỆU CHỨNG LOẠN CẢM HỌNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Loạn cảm họng là vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng r
NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ MÁU VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO Ung thư máu là một bệnh lý ác tính có nguy cơ tử
DẤU HIỆU U NÃO LÀ GÌ? BỆNH LÝ NÀY CÓ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHÔNG? Dấu hiệu u não không quá cụ thể và thường đến muộ
Câu Hỏi Thường Gặp Chưa phân loại Covid19 Cúm Dinh Dưỡng Gan Mẹ bầu Người cao tuổi Sắc đẹp Sức khỏe Thiết bị Tin Tức Trẻ em Ung thư Vaccine Covid-19 Xét nghiệm 16 Tháng Một, 2021
Giai đoạn cửa sổ của HIV kéo dài bao lâu? Triệu chứng sớm của HIV? HIV được coi là “căn bệnh thế kỷ”, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Virus HIV làm cho sức đề kháng của cơ thể suy yếu và khiến người bệnh mắc phải những biến chứng nặng nề. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về giai đoạn cửa sổ của HIV.
1. Giai đoạn cửa sổ của HIV là gì? Ngay khi bạn bị nhiễm HIV, virus gây bệnh sẽ bắt đầu sinh sản trong cơ thể của bạn. Hệ thống miễn dịch của con người phản ứng với các kháng nguyên (bộ phận của vi-rút) bằng cách tạo ra các kháng thể (tế bào chống lại virus). Giai đoạn cửa sổ của HIV là khoảng thời gian giữa thời điểm phơi nhiễm HIV (virus xâm nhập vào cơ thể) cho đến khi phát hiện HIV bằng các xét nghiệm. Hầu hết có thể phát hiện ra sự phát triển của kháng thể HIV trong vòng 23-90 ngày sau khi nhiễm bệnh.. Trong thời gian này, khi thực hiện xét nghiệm HIV sẽ cho ra kết quả âm tính mặc dù bệnh nhân đã thực sự bị nhiễm bệnh. Họ vẫn có thể truyền virus cho người khác trong giai đoạn cửa sổ. Nếu nghi ngờ mình đã bị phơi nhiễm HIV nhưng xét nghiệm lại cho kết quả âm tính, bạn nên thực hiện tiếp các xét nghiệm trong một vài tháng để xác nhận (thời gian phụ thuộc vào xét nghiệm được sử dụng). Và trong thời gian này, bạn cần sử dụng bao cao su để ngăn ngừa khả năng lây lan HIV.
2. Giai đoạn cửa sổ của HIV kéo dài bao lâu? Tùy vào cơ địa và loại xét nghiệm, thời kỳ cửa sổ ở mỗi người có thể kéo dài trong những khoảng thời gian không giống nhau:
Đối với xét nghiệm tìm kháng nguyên/ kháng thể, thời kỳ cửa sổ kéo dài từ 3 tuần đến 12 tuần. Đối với xét nghiệm tìm ADN/ ARN virus thì thời kỳ cửa sổ kéo dài khoảng 2 tuần đến 5 tuần. Trung bình, thời kỳ cửa sổ HIV kéo dài khoảng 3 tuần. Hiện nay, không có hình thức xét nghiệm nào có thể phát hiện bệnh nhiễm HIV ngay lập tức sau khi có tiếp xúc với nguồn lây truyền. Hãy nhớ, cơ thể cần có thời gian để tạo ra kháng thể trong máu và virus cũng cần thời gian sinh sôi để tạo ra tải lượng đủ lớn để phát hiện được. Lưu ý, trong giai đoạn này, người nhiễm HIV hoàn toàn có khả năng lây truyền virus cho người khác dù kết quả xét nghiệm HIV ban đầu âm tính.
3. Các triệu chứng sớm của HIV Vài tuần đầu tiên sau khi người bệnh bị nhiễm HIV được gọi là giai đoạn nhiễm trùng cấp tính. Trong thời gian này, virus sinh sản nhanh chóng. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể HIV – đây là những protein chống nhiễm trùng. Trong những tuần đầu tiên, một số người có thể không xuất hiện các triệu chứng nhất định. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải các triệu chứng trong một hoặc hai tháng đầu tiên sau khi nhiễm virrus, nhưng thường không nhận ra họ đã bị nhiễm HIV. Điều này là do các triệu chứng của giai đoạn cấp tính có thể rất giống với các triệu chứng cúm hoặc các loại vi-rút theo mùa khác. Trong khoảng thời gian đầu này, người nhiễm HIV có thể xuất hiện những triệu chứng giống với cảm cúm hoặc khi nhiễm các loại virus thông thường khác, như:
Sưng hạch Đau đầu Phát ban Sốt Những triệu chứng HIV thời kỳ cửa sổ có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Mỗi người cũng có biểu hiện khác nhau, có khi nhẹ hoặc nặng hơn người khác. Một vài trường hợp, người bệnh giai đoạn đầu không có bất kỳ triệu chứng nào, thậm chí họ không nghĩ mình đã nhiễm HIV. Cho dù người bị nhiễm HIV có triệu chứng hay không, trong giai đoạn này tải lượng virus của họ rất cao. Tải lượng virus là lượng HIV được tìm thấy trong máu. Tải lượng virus cao có nghĩa là HIV rất dễ lây truyền sang người khác trong thời gian này. Các triệu chứng HIV ban đầu thường hết trong vài tháng khi người bệnh bước vào giai đoạn mãn tính hoặc lâm sàng. Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm cùng với sự điều trị.
4. Bạn nên làm gì sau khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV? Bất kỳ ai sau khi nghĩ bản thân đã phơi nhiễm với HIV đều nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất để làm xét nghiệm. Dù kết quả kiểm tra lần đầu tiên âm tính, bạn cũng cần hẹn lịch kiểm tra lại lần nữa để xác định chắc chắn có bị nhiễm HIV hay không. Trong vòng 72 giờ đầu tiên sau khi nghi ngờ phơi nhiễm, bạn nên hỏi nhân viên y tế về phương pháp dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP). Điều này có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của virus sau khi nghi ngờ đã tiếp xúc với nguồn nghi nghiễm. Thời gian phát huy hiệu quả tốt nhất khi điều trị dự phòng sau phơi nhiễm là trong vòng 24 giờ kể từ khi bị phơi nhiễm. Bạn có thể giảm thiểu khả năng nhiễm HIV nhưng đây không phải là cách chữa trị và không phải lúc nào chúng cũng có tác dụng. Trong lúc có thể là thời kỳ cửa sổ HIV này, bạn cũng nên ý thức để không lây truyền HIV cho người khác. Hãy tránh quan hệ tình dục hay sử dụng chung kim tiêm, dao cạo râu… với người khác.
5. Khi nào bạn nên làm xét nghiệm HIV? Bạn nên thực hiện xét nghiệm HIV ít nhất 1 lần trong các trường hợp sau:
Tiêm chích ma túy và dùng chung bơm kim tiêm với người khác Quan hệ tình dục không lành mạnh: quan hệ qua hậu môn, âm đạo mà không sử dụng bao cao su với nhiều người khác Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su, hoặc dùng bao cao su không đúng cách. Để kịp thời phát hiện và điều trị HIV giai đoạn sớm, những người có yếu tố nguy cơ nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn, xăm mình hoặc tiêm chích ma tuý, là người bệnh phải truyền máu hoặc các sản phẩm của máu…. có thể tham khảo xét nghiệm HIV Ab test nhanh….cho kết quả chính xác để điều trị bệnh kịp thời. Drlabo là trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể của chính mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại : 083.7755.383 hoặc 02473088288. Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.
Đăng trong Sức khỏe, Tin Tức, Xét nghiệm | Tags: HIV giai đoạn cửa sổ