Giai đoạn đóng Khoảng Trong Niềng Răng Là Gì?

Quá trình niềng răng có thể kéo dài từ 1 – 3 năm nên trong suốt quá trình chỉnh nha bạn cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau để điều chỉnh răng di chuyển về vị trí như mong muốn. Trong số đó, đóng khoảng trong niềng răng là giai đoạn mà cần được đặc biệt lưu ý. Vậy giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về giai đoạn này trong bài viết dưới đây nhé.

Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng là gì? 1

Mục lục

  • Các giai đoạn trong niềng răng
    • Giai đoạn làm thẳng răng
    • Giai đoạn điều chỉnh chân răng
    • Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng
    • Giai đoạn đóng khớp theo chiều đứng
    • Giai đoạn duy trì
  • Đóng khoảng trong niềng răng diễn ra như thế nào?
  • Đóng khoảng trong niềng răng kéo dài bao lâu?
  • Các phương pháp đóng khoảng sau nhổ răng trong niềng răng
    • Sử dụng minivis chỉnh nha
    • Sử dụng hệ thống móc
    • Sử dụng chun đóng khoảng
  • Những vấn đề có thể gặp trong quá trình đóng khoảng mất răng
    • Răng bị đau, ê buốt trong quá trình kéo di chuyển răng
    • Chun, lò xo, móc tì vào lợi
    • Răng lung lay nhẹ
    • Dây cung dư

Các giai đoạn trong niềng răng

Vì quy trình niềng răng diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài từ 1.5 – 2 năm nên đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì và theo sát quy trình theo đúng chỉ định cũng như hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Nhờ đó mà kết quả niềng răng mang lại hiệu quả tốt nhất, hàm răng thẳng hàng, đều đẹp và chuẩn khớp cắn.

Niềng răng sẽ diễn ra theo 5 giai đoạn như sau:

Giai đoạn làm thẳng răng

Sau khi lên phác đồ chỉnh nha, bác sĩ sẽ thực hiện gắn mắc cài vào răng. Khi đó, bác sĩ sẽ sử dụng lực siết trên mắc cài và dây cung để giúp kéo dần dịch chuyển.

Thường thì giai đoạn này sẽ kéo dài từ 2 – 6 tháng, thời gian có thể ngắn hoặc dài tùy vào tình trạng răng của từng người. Bạn sẽ cảm thấy đau nhức khi siết dây cung nhưng nó chỉ kéo dài trong vài ngày đầu và sau đó sẽ bình thường trở lại.

Giai đoạn điều chỉnh chân răng

Khi mà các răng đã về thẳng hàng, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung để tạo lực để dịch chuyển chân răng. Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 2 – 4 tháng và sau đó thì trục răng sẽ chuẩn hơn.

Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng

Kỹ thuật đóng khoảng trong niềng răng được thực hiện ngay khi chân răng và trục răng đã được điều chỉnh về chuẩn hơn. Đóng khoảng là giai đoạn có thể giúp bạn quan sát rõ được những thay đổi của răng và khuôn mặt.

Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng 1

Trong giai đoạn đóng khoảng, bác sĩ thường sử dụng dây cung có tiết diện lớn, chất liệu cứng, bền và có khả năng chịu lực tốt. Ngoài ra, bác sĩ còn sử dụng thêm lò xo, chun đóng khoảng để có thể dịch chuyển răng về đúng vị trí như dự tính. Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 – 8 tháng hoặc hơn tùy theo khuyết điểm của răng.

Lưu ý, trong giai đoạn này bạn cần thường xuyên tái khám theo định kỳ để bác sĩ kiểm soát lực kéo nhằm hạn chế các biến chứng như cười hở lợi,…

Giai đoạn đóng khớp theo chiều đứng

Để chức năng nhai sau chỉnh nha được đảm bảo, bác sĩ sẽ gắn các loại chun từ hàm trên xuống hàm dưới theo chiều thẳng đứng để hai hàm chuẩn khớp với nhau. Giai đoạn đóng khớp theo chiều đừng thường diễn ra trong vòng 2-8 tuần.

Giai đoạn duy trì

Sau khi tháo niềng, để đảm bảo cho răng không dịch chuyển về vị trí cũ, răng sẽ cần cố định bằng hàm duy trì. Tùy vào từng trường hợp chỉnh nha mà thời gian đeo hàm duy trì của mỗi người là khác nhau.

Tóm lại, giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng là giai đoạn quan trọng nhất, giúp quyết định phần lớn tới thẩm mỹ của hàm răng sau điều trị. Ở giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng, bác sĩ sẽ thay thế dây cung đủ độ cứng để tăng lực siết trong quá trình chỉnh nha.

Đóng khoảng trong niềng răng diễn ra như thế nào?

Đóng khoảng trong niềng răng diễn ra như thế nào? 1

Kỹ thuật đóng khoảng trong niềng răng được thực hiện như sau:

  • Kéo lùi các răng trước ra sau: Bác sĩ sẽ thực hiện kéo lùi các răng ra phía sau đối với các trường hợp răng hô vẩu hay các răng chìa ra ngoài nhiều hơn bình thường. Răng sẽ được điều chỉnh kéo lùi ra sau bằng cách sử dụng chun duỗi hoặc lò xo có hai móc kéo mắc từ khối các răng sau vào mắc cài ở răng trước. Với chun chuỗi cần thực hiện thay thế từ 2 – 3 tuần hoặc thay lò xò kéo sau 4 – 6 tuần.
  • Kéo các răng sau ra trước: Tương tự như trường hợp kéo lùi các răng trước ra sau, kéo các răng sau ra trước là thực hiện buộc cố định các khối răng trước và kéo từng răng sau ra trước.
  • Phối hợp kéo các răng trước ra sau và kéo các răng sau ra trước: Cố định đồng thời cả nhóm răng trước và răng sau thành từng khối rồi tiến hành kéo 2 khối đóng khoảng bằng chun chuỗi hoặc lò xo để hai hàm khớp vào nhau.
Khi thực hiện giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng, bác sĩ cần thường xuyên kiểm soát lực để không xảy ra nhưng sai lệch trên răng hay các biến chứng răng miệng như cười hở lợi, răng quặp,…

Đóng khoảng trong niềng răng kéo dài bao lâu?

Đóng khoảng trong niềng răng thường kéo dài từ 4 – 8 tháng hoặc hơn tùy theo khuyết điểm của răng. Ngoài ra, thời gian thực tế đóng khoảng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, mật độ xương quanh răng càng chắc nên sẽ tốn nhiều thời gian hơn để dịch chuyển răng.
  • Cơ chế kéo răng và đóng khoảng: Nếu cơ chế kéo dây cung sử dụng lò xo thì thời gian sẽ lâu hơn cơ chế kéo bằng loop. Bởi vì, khi sử dụng lò xo tức là răng trượt trên dây cung có ma sát nên dịch chuyển sẽ lâu hơn.
  • Vị trí răng và mật độ răng xung quanh: Nếu như răng cần dịch chuyển là răng nanh thì thời gian sẽ lâu hơn vì răng nanh dài và cao hơn so với các răng khác.
  • Phụ thuộc vào cơ mặt: Mối liên quan giữa cơ mặt và sự dịch chuyển của răng tức là những người có cơ mặt dày gây ngăn cản sự dịch chuyển của răng nên quá trình đóng khoảng lâu hơn.
  • Phụ thuộc vào khí cụ: Khí cụ tốt sẽ giúp quá trình đóng khoảng diễn ra nhanh hơn.

➤ Đọc thêm: Khi nào cần đặt thun tách kẽ răng?

Các phương pháp đóng khoảng sau nhổ răng trong niềng răng

Nhổ răng khi chỉnh nha sẽ giúp tạo khoảng trống để điều chỉnh, sắp đều các răng chen chúc, kéo nhóm răng trước giảm hô. Tức là kết thúc quá trình chỉnh nha, khoảng nhổ răng phải được đóng hoàn toàn. Có các phương pháp đóng khoảng nhổ răng sau:

Sử dụng minivis chỉnh nha

Sử dụng minivis chỉnh nha 1

Khi mà khoảng trống nhổ răng được tận dụng hết để đưa nhóm răng cửa vào giảm hô hoặc sắp đều các răng thì sử dụng minivis chỉnh nha chính là một lựa chọn tối ưu nhất. Minivis sẽ cung cấp một neo chặn tối đa giúp cải thiện tình trạng hô, móm hiệu quả.

Bác sĩ sẽ sử dụng minivis để đặt vào giữa hai chân răng phía sau có tác dụng giữ cho nhóm răng sau không di chuyển ra trước. Đồng thời minivis còn được dùng để mắc chun hay lò xo để kéo nhóm răng phía trước đóng kín khoảng nhổ răng. Khi sử dụng minivis sẽ giúp đơn giản hóa quá trình chỉnh nha vì nó không cần phải thiết kế một hệ thống đặt lực phức tạp.

Sử dụng hệ thống móc

Khi dùng móc sẽ không cần phải cấy minivis. Có rất nhiều loại móc được bác sĩ sử dụng để nhằm mục đích đóng khoảng nhổ răng. Có một số móc sẽ khiến bạn cảm thấy vướng víu trong miệng và ở giai đoạn đầu khi chưa quen bạn các móc có thể cọ sát vào má hoặc lợi gây khó chịu và tổn thương.

Hỏi đáp: Cấy minivis ở vị trí nào, có gần răng ăn nhai không?

Sử dụng chun đóng khoảng

Khi những khe răng còn nhỏ, bác sĩ sẽ sử dụng chun kéo để đóng khoảng. Thường thì chun đóng khoảng sử dụng trong những trường hợp răng mọc chen chúc nhiều. Sau khi dịch chuyển răng dàn đều thì khoảng nhổ răng còn lại rất ít nên sẽ được đóng lại nhờ chun chuỗi.

Những vấn đề có thể gặp trong quá trình đóng khoảng mất răng

Răng bị đau, ê buốt trong quá trình kéo di chuyển răng

Răng bị đau, ê buốt trong quá trình kéo di chuyển răng 1

Thường thì tình trạng đau nhức và ê buốt răng sẽ đến vào thời điểm răng bắt đầu chịu lực kéo hoặc khi bác sĩ tăng lực chun, lò xo, kích hoạt móc. Biểu hiện này này sẽ kéo dài trong 2-3 ngày đầu khi mới bắt đầu và sau đó sẽ giảm dần khi răng đã quen với các khí cụ niềng răng.

Chun, lò xo, móc tì vào lợi

Ngay sau khi đặt lò xo, chun hoặc móc để đóng khoảng bạn nên thực hiện các cử động ở môi má để kiểm tra xem chúng có gây vướng víu hay đau nhức gì không. Nếu như có gây khó khăn hay đau nhức gì bạn có thể nhờ bác sĩ kiểm tra và chỉnh lại cho bạn.

Bởi nếu như chun, móc hoặc lò xo gây vướng víu với má hoặc tì đè vào niêm mạc lợi có thể gây trợt loét và chảy máu. Do đó, khi gặp phải trường hợp này bạn cần sử dụng thêm sáp chỉnh nha bọc lại những cạnh móc sắt, hoặc dùng miếng bông gòn che phần lợi bị cọ sát. Tình trạng này thường gặp nhiều sau 2 – 3 ngày đóng khoảng và có thể giảm dần rồi hết sau 1 tuần khi môi má của bạn quen dần với sự hiện diện của móc hay lò xo trong miệng. Nhưng nếu nó gây khó chịu, tổn thương má, nướu trong nhiều ngày thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và khắc phục sớm.

Răng lung lay nhẹ

Đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường sau đóng khoảng nhưng nếu như bạn cảm thấy răng lung lay nhiều kèm đau thì cần liên hệ bác sĩ để kiểm tra.

Dây cung dư

Dư dây cung sau khi răng di chuyển và có thể gây chọc vào má. Khi gặp phải tình trạng này để giải quyết cơn đau nhức tức thời bạn nên dùng sáp chỉnh nha bọc lấy đầu dây cung sau đó đến ngay nha khoa để bác sĩ cắt bớt phần dây cung đó.

Đọc chi tiết: Hướng dẫn cách xử lý khi dây cung dài ra

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết về giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng. Tùy vào tình trạng răng của mỗi người mà thời gian đóng khoảng có thể nhanh hoặc chậm hơn so với dự kiến. Để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa.

Nếu cần thêm bất cứ thông tin liên quan khác thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Thúy Đức theo địa chỉ:

NHA KHOA THÚY ĐỨC

  • Hotline: 096 3614 566 – 096 3614566
  • Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
  • Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật

Từ khóa » Kéo Khoảng Trong Niềng Răng