Giải Mã Thân Thế Của Nhân Vật Bá Kiến Trong Truyện Ngắn Chí Phèo

Truyện ngắn Chí Phèo (tên cũ Cái lò gạch cũ) là tác phẩm được tin thành sách lần đầu vào 1941. Sau đó, nhà xuất bản Đời mới - Hà Nội đã tự ý đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi tác phẩm được in lại trong tập Luống Cày do Hội Văn Hóa Cứu Quốc xuất bản tại Hà Nội năm 1946 và tác giả Nam Cao đặt lại tên cho tác phẩm này là Chí Phèo.

Tác phẩm Chí Phèo được biết đến là 1 trong những truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Đây cũng là tác phẩm văn học được chuyển thể thành phim. Tác phẩm xoay quanh một tấn những bi kịch của người nông dân bị tha hóa trong xã hội xưa cũ. Ở câu kết trong tác phẩm, Chí Phèo đã phải thốt lên: “Không được! Ai cho tao lương thiện?”. Đây là câu nói đã đi sâu vào tâm trí của nhiều thế hệ độc giả. 

Trong truyện ngắn Chí Phèo, cùng với nhân vật chí Phèo, Thị Nở thì nhân vật Bá Kiến cũng rất nổi tiếng. Bá Kiến là nhân vật điển hình cho giai cấp thống trị ở xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng. 

giai-ma-than-the-cua-nhan-vat-ba-kien-trong-truyen-ngan-chi-pheo-0
Hình ảnh cụ Bá trong bộ phim "Làng Vũ Đại ngày ấy"

Bá Kiến xuất thân trong một gia đình có truyền thống làm lý trưởng, chánh tổng. Ủy quyền của cụ bá khiến dân lành và bọn lưu manh khiếp sợ. Ngay cả Chí Phèo cũng từng có suy nghĩ, chẳng dại gì mà vào miệng cọp khi nhắc đến uy quyền của cụ Bá.

Tuy nhiên, cụ Bá cũng có những nỗi sợ riêng của mình. Cụ Bá sợ nhất 2 hạng người là, kẻ anh hùng và kẻ "cố cùng liều thân". Ấy vậy, nhưng với thủ đoạn gian manh của mình, cụ Bá vẫn khiến những kẻ "đầu trâu mặt ngựa" phải phục tùng mình.

Để có thể lấn át những phe cánh khác, hắn đã lợi dụng những kẻ mà "không sợ chết, không sợ đi từ" hay những kẻ giả dối và xảo quyệt như hắn: “Hay ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn. Hay đập bàn ghế, đòi cho được năm đồng nhưng được rồi thì vất trả năm hào” vì “thương anh túng quá!”…Do đó, để có thể nhận ra bộ mặt thật của Bá Kiến là điều không dễ dàng. Năm Thọ, Binh Chức và cả Chí Phèo, thực chất đều là "nạn nhân" của Bá Kiến.

Đọc Chí Phèo nhiều nhưng có lẽ ít ai biết được, Bá Kiến là nhân vật được tác giả Nam Cao lấy nguyên mẫu từ ngoài đời thật. Nguyên mẫu của nhân vật Bá Kiến chính là Bá Bính (Nghị Bính, tên thật là Trần Duy Bính). 

giai-ma-than-the-cua-nhan-vat-ba-kien-trong-truyen-ngan-chi-pheo-8
Nguyên mẫu của nhân vật Bá Kiến chính là Bá Bính (Nghị Bính, tên thật là Trần Duy Bính)

Bá Bính là con trai cụ Trần Duy Thực; trong gia tộc Trần Duy, ông là đời thứ sáu làm lý trưởng. Bá Bính dần dần chen lên được chức chánh tổng Cao Đà (huyện Nam Xang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, nay là huyện Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam), chánh huyện hào (thuộc hàng 10 chánh tổng trong huyện), rồi làm đến chức nghị viên Bắc Kỳ. Bá Bính có 5 bà vợ, bà ba là Trần Thị Yêm, con nhà quyền quý, xinh đẹp đúng như chân dung bà ba trong Chí Phèo. 

Sống ở cái xã hội đó nên việc Bá Bính lộng quyền, lợi dụng quyền chức để trục lợi cũng không phải điều gì khó hiểu. Ngôi nhà Bá Kiến nằm trong quần thể di tích Hòa Hậu hôm nay thực tế là do Bá Bính thừa cơ "đục nước béo cò" để siết nợ. 

Ngôi nhà ấy vốn thuộc về gia đình ông Trần Duy Hanh, song đến đời thứ ba thì làm ăn sa sút nên phải gán nợ cho nhà Nghị Bính. Ngôi nhà ấy đã qua 7, 8 lần chủ, nay thuộc quản lý của Sở văn hóa Hà Nam.

giai-ma-than-the-cua-nhan-vat-ba-kien-trong-truyen-ngan-chi-pheo-5
Nhà Bá Kiến ở làng Đại Hoàng

Từ khi truyện ngắn Chí Phèo nổi tiếng, dân làng đều nhận ra Bá Kiến nham hiểm độc ác trong truyện chính là Bá Bính. Khi truyện được chuyển thể thành phim Làng Vũ Đại ngày ấy thì hình ảnh một Bá Kiến độc ác có nhiều nợ máu với nhân dân hiện lên cụ thể, khiến người dân Đại Hoàng càng tin những ác cảm với Bá Bính ngày xưa là đúng đắn.

Trên thực tế, nhân vật Bá Kiến đã được Nam Cao xây dựng với nhiều tình tiết hư cấu, trở thành nhân vật điển hình cho tầng lớp cường hào ác bá vùng nông thôn trước cách mạng. Nhân vật Bá Kiến trong truyện sắc sảo, sống động khác với nguyên mẫu. 

Hiện nay, ngôi nhà của Bá Bính được người dân gọi là nhà Bá Kiến vẫn còn. Ngôi nhà nằm trên khu đất rộng khoảng 800 m2 tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Vào năm 2007, ngành văn hóa tỉnh Hà Nam quyết định lưu giữ ngôi nhà Bá Kiến để góp phần cho việc nghiên cứu sự nghiệp của nhà văn Nam Cao.

Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao có thân thế ra sao?

Từ khóa » Nguyên Mẫu Bá Kiến