Giải Mã Thành Công Của Mcdonald's Với Chiến Lược 4P Marketing Mix

Chuỗi cửa hàng ăn nhanh Mc Donald’s đã sử dụng chiến lược 4P marketing mix bao gồm nhiều cách tiếp cận khác nhau, đáp ứng nhu cầu kinh doanh cửa hàng thức ăn nhanh tiêu chuẩn của các doanh nghiệp trên thế giới. 

Trong đó 4P Marketing mix xác định các chiến lược và phương pháp tiếp thị mà doanh nghiệp áp dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu bao gồm: sản phẩm, kênh phân phối, quảng cáo và giá cả.

Trong sự thành công của chuỗi nhà hàng McDonald’s, tập đoàn này áp dụng các tiêu chuẩn kinh doanh và marketing được áp dụng trên toàn cầu. 

Ví dụ, các tiêu chuẩn năng suất của công ty được thực hiện trong việc quản lý từng địa điểm do công ty sở hữu và nhượng quyền. 

McDonald’s cũng áp dụng một số thay đổi trong cách tiếp thị của mình để thích ứng với điều kiện thị trường địa phương hoặc khu vực. 

Ví dụ: Các chiến lược và chiến thuật quảng bá của công ty tập trung vào phương tiện in ấn ở các quốc gia/khu vực nơi loại phương tiện này phổ biến nhất và ưu tiên truyền hình ở các thị trường khác. 

Chiến lược 4P marketing mix được McDonald’s áp dụng với các chiến lược và chiến thuật khác nhau, sử dụng khi thực hiện kế hoạch tiếp thị. Nhờ 4P marketing McDonald’s đã được các mục tiêu chiến lược liên quan để phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đa quốc gia. Cụ thể bí mật thành công của Mcdonald’s với chiến lược marketing mix bao gồm các yếu tố được phân tích dưới dây. 

Mục lục nội dung:

  • Sản phẩm của McDonald’s (Product Mix)
  • Kênh phân phối trong 4P marketing mix của McDonald’s (Place mix)
  • Chiến dịch quảng cáo của McDonald’s (Promotional Mix)
  • Giá cả và chiến lược định giá của McDonald’s
  • Kết luận

Sản phẩm của McDonald’s (Product Mix)

Là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, McDonald’s có tổ hợp sản phẩm chủ yếu các sản phẩm đồ ăn và đồ uống chế biến sẵn. Yếu tố này của 4P marketing mix bao gồm các sản phẩm kinh doanh khác nhau (hàng hóa và dịch vụ) mà công ty cung cấp cho các thị trường mục tiêu của mình. Tổ hợp sản phẩm của McDonald’s có các dòng sản phẩm chính sau:

  • Bánh mì kẹp thịt và bánh mì sandwich
  • Gà và cá
  • Salad
  • Đồ ăn nhẹ và sữa chua uống
  • Đồ uống
  • Món tráng miệng và món lắc
  • Bữa sáng/Bữa sáng tất cả các ngày
  • McCafé
McDonald's thành công với dòng sản phẩm phong phú

McDonald’s thành công với dòng sản phẩm phong phú

Trong các yếu tố tạo nên 4P marketing mix, sản phẩm là yếu tố cơ bản quyết định đến thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp McDonald’s. Trước đây, thương hiệu chủ yếu được biết đến với món bánh mì kẹp thịt. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển doanh nghiệp dần dần mở rộng tổ hợp sản phẩm của mình. Hiện tại, khách hàng của McDonald’s có thể thưởng thức nhiều các sản phẩm khác như gà và cá, món tráng miệng và cả bữa sáng. 

Chiến lược kinh doanh và chiến thuật tăng trưởng chuyên sâu của McDonald’s ảnh hưởng đến các dòng sản phẩm có trong yếu tố này của 4P marketing mix. Nhờ việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm, thương hiệu đã đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao doanh thu và giảm rủi ro trong kinh doanh. 

Về rủi ro, product mix đa dạng hơn làm giảm sự phụ thuộc vào chỉ một hoặc một vài phân khúc thị trường. Yếu tố này trong 4P marketing mix của McDonald’s chỉ ra rằng công ty đổi mới sản phẩm mới để thu hút nhiều khách hàng hơn và cải thiện sự ổn định kinh doanh của mình.

Kênh phân phối trong 4P marketing mix của McDonald’s (Place mix)

Yếu tố này trong chiến lược 4P marketing mix bao gồm danh sách các địa điểm hoặc vị trí nơi sản phẩm được cung cấp, phân phối và nơi khách hàng có thể tiếp cận Nhà hàng là mô hình điển hình nhất trong việc sản phẩm của McDonald’s được phân phối đến khách hàng. Tuy nhiên, McDonald’s mở rộng nhiều địa điểm khác nhau như một phần của chiến lược 4P. Các địa điểm chính mà McDonald’s bán sản phẩm của mình bao gồm:

  • Các nhà hàng
  • Ki-ốt
  • Ứng dụng di động của McDonald’s
  • Trang web và ứng dụng của Postmate và những ứng dụng khác

Chuỗi nhà hàng McDonald là nơi thương hiệu này tạo ra phần lớn doanh thu bán hàng. Một số nhà hàng vận hành các ki-ốt tự phục vụ để bán một số sản phẩm hạn chế, chẳng hạn như kem và các món tráng miệng. Một số ki-ốt tạm thời được thiết lập và sử dụng trong các cuộc thi thể thao chuyên nghiệp và các sự kiện theo mùa khác nhau.  

Yếu tố Place mix trong 4P marketing mix của McDonald’s cũng liên quan đến các ứng dụng di động của thương hiệu. Khách hàng có thể truy cập thông tin và mua các sản phẩm của McDonald’s tại các địa điểm ảo này. Yếu tố của chiến lược marketing mix hỗ trợ tầm nhìn và tuyên bố sứ mệnh của McDonald’s, đặc biệt trong việc cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng trên khắp thế giới. 

Ví dụ: Ứng dụng dành cho thiết bị di động iOS và Android cho phép khách hàng yêu cầu giao dịch đặc biệt, tìm địa điểm nhà hàng, đặt hàng và thanh toán cho những đơn đặt hàng liên quan đến các nhà hàng McDonald’s. Ngoài ra, khách hàng có thể đặt hàng thông qua trang web Postmate và ứng dụng di động.

Địa điểm / Vị trí trong 4P marketing mix của McDonald's (Place mix)

Địa điểm / Vị trí trong 4P marketing mix của McDonald’s (Place mix)

Chiến dịch quảng cáo của McDonald’s (Promotional Mix)

Yếu tố này của 4P marketing mix xác định các chiến thuật mà doanh nghiệp sử dụng để tương tác với khách hàng. Trong số 4P, yếu tố này tập trung vào truyền thông tiếp thị với khách hàng mục tiêu. 

Ví dụ, thương hiệu triển khai các chương trình quảng bá để thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm mới. McDonald’s đã thiết lập chiến dịch quảng cáo 4P Marketing mix bằng việc sắp xếp theo mức độ quan trọng trong kinh doanh gồm:

  • Quảng cáo (quan trọng nhất)
  • Chương trình khuyến mãi bán hàng
  • Quan hệ công chúng
  • Marketing trực tiếp

Quảng cáo đóng vai trò quan trọng nhất trong số các chiến dịch marketing của McDonald. Nhờ triển khai các hoạt động quảng cáo TV, đài phát thanh, phương tiện in ấn và phương tiện truyền thông trực tuyến cho các quảng cáo đã khiến thương hiệu này có độ phủ sóng rộng rãi. Mặt khác, các chương trình quảng cáo cũng được sử dụng để thu hút khách hàng đến chuỗi cửa hàng. 

Ví dụ: McDonald’s cung cấp phiếu giảm giá và quà tặng miễn phí cho một số sản phẩm và combo sản phẩm nhất định, như một cách để thu hút nhiều người tiêu dùng hơn. 

Ngoài ra, các hoạt động quan hệ công chúng của công ty giúp quảng bá doanh nghiệp đến thị trường mục tiêu. 

Ví dụ: Tổ chức từ thiện Ronald McDonald House và chương trình McDonald’s Global Best of Green của McDonald’s hỗ trợ các cộng đồng nói riêng, từ đó nâng cao giá trị của thương hiệu doanh nghiệp. 

Đôi khi thương hiệu này lại sử dụng phương thức tiếp thị trực tiếp. Chẳng hạn như các sự kiện và bữa tiệc cộng đồng dành cho nhóm khách hàng doanh nghiệp hoặc chính quyền tại địa phương đó.

Thành công của Mcdonald's với chiến lược 4P marketing mix

Thành công của Mcdonald’s với chiến lược 4P marketing mix

Giá cả và chiến lược định giá của McDonald’s

Yếu tố giá và chiến lược định giá trong 4P marketing mix nhằm xác định mức giá cả và phạm vi giá của các sản phẩm đồ ăn và đồ uống của thương hiệu. Mục đích sử dụng giá để tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận và doanh số bán hàng, McDonald’s sử dụng kết hợp các chiến lược giá sau: 

  • Chiến lược giá gói
  • Chiến lược định giá tâm lý 

Trong chiến lược định giá theo gói, McDonald’s cung cấp bữa ăn và các combo đồ ăn khác nhau với giá được chiết khấu cao hơn, so với việc mua từng món riêng lẻ. Ví dụ: Khách hàng có thể mua Happy Meal hoặc Extra Value Meal để tối ưu hóa chi phí và giá trị sản phẩm. 

Mặt khác, trong định giá tâm lý, McDonal’s thành công trong việc sử dụng các mức giá có vẻ phải chăng hơn, chẳng hạn như 99.000đ thay vì làm tròn số tiền đó. Chiến lược giá thông minh giúp khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm dựa trên khả năng chi trả. 

Do đó, yếu tố giá cả trong 4P marketing mix của McDonald’s làm nổi bật tầm quan trọng của định giá theo gói và định giá theo tâm lý để khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn.

Kết luận

Hiệu quả của Tập đoàn McDonald’s trong việc triển khai 4P marketing mix góp phần vào thành tích hàng đầu của thương hiệu và hoạt động kinh doanh của công ty trong ngành thức ăn nhanh toàn cầu. Bộ phận quản lý chiến lược của McDonald’s đã tìm ra mối liên hệ giữa các phương pháp marketing của các đối thủ cạnh tranh như Burger King, Wendy’s, Dunkin ‘Donuts và Subway, Starbucks Coffee Company và tạo ra chiến lược 4P marketing mix thành công.

Ngoài ra, chúng tôi giới thiệu bạn tìm hiểu thêm giải pháp quản lý dữ liệu, hoạt động quản trị khách hàng tập trung, xuyên suốt các bộ phận Telesale, Marketing, Sales và Chăm sóc khách hàng – FastWork CRM.

Đăng ký dùng thử phần mềm:

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

Bài viết liên quan:

  • Top 3 Doanh nghiệp Thức ăn chăn nuôi tiêu biểu Việt Nam đã tin dùng MobiWork DMS: Dabaco, Hồng Hà Feed, De Heus,… 
  • MobiWork DMS có tích hợp được với hệ thống HRM hay không? Thách thức và lợi ích mang lại cho Doanh nghiệp phân phối là gì?
  • Lợi ích “kép” từ tích hợp MobiWork DMS với Oracle ERP để quản lý doanh nghiệp
  • Tích Hợp DMS và Phần mềm Bảo Trì POSM: Tối Ưu Hóa Sự Kết Nối Giữa Đội Sales và Kỹ Thuật cho doanh nghiệp Phân phối
  • Tích hợp DMS và CRM: Giải pháp quản lý & chăm sóc khách hàng toàn diện cho Doanh nghiệp
  • Cánh tay nối dài của SAP ERP: Tích hợp MobiWork DMS để quản lý hiệu quả kênh GT
Rate this post

Từ khóa » Chiến Lược Marketing Của Mcdonald's