Giải Mật Nghi án Ung Chính 'thanh Trừng' Khang Hy Và Các Huynh đệ

“Đại giác nghĩa mê lục” có tố cáo Ung Chính là kẻ “mưu phụ”, “ép mẫu”, “giết huynh”, “sát đệ”, “tham tài”, “hám sát”, “hoang dâm”, “ưa nịnh”, “xu nịnh”.

Tổng cộng gộp thành mười trọng tội không thể dung tha, dù có bào chữa, che giấu đến đâu vẫn là “giấu đầu hở đuôi”, “biến khéo thành vụng”. Đây cũng là một sự việc gây nhiều tranh cãi trong lịch sử Trung Hoa.

Vậy sự thật ẩn sau “mười đại tội” mà cổ nhân gán cho Ung Chính là gì? Những “đại tội” kia liệu có phải do chính tay vị hoàng đế này tạo thành hay không?

Ung Chính mưu sát phụ hoàng?

Chuyện Ung Chính có hạ độc Khang Hy hay không đến ngày nay vẫn còn nhiều giả thuyết trái chiều.

Một giả thuyết phổ biến được truyền lại cho hậu thế là: Khang Hy hoàng đế uống phải bát canh độc do người của Tứ a ca Dận Chân (Ung Chính sau này) dâng lên. Sau đó ông vì trúng độc mà băng hà.

Tuy nhiên giả thuyết này luận về luân lý, pháp lý, tình lý, đều là những chuyện vu oan giáng họa, cũng không hợp tình hợp lý.

Dựa vào hoàn cảnh, phạm vi, động cơ gây án, giả thuyết này hoàn toàn đi ngược lại với sự thật lịch sử, nên tuyệt nhiên không có khả năng.

Nghi án Ung Chính ép mẹ ruột tự sát?

Trong “Đại giác nghĩa mê lục” có viết: “Nghịch thư gia trẫm dĩ ép mẫu tên”, chứng tỏ lúc đó tin đồn Ung Chính “ép mẫu” lưu truyền rất rộng.

Mẹ ruột của Ung Chính là Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã thị. Bà sinh được ba người con trai: Dận Chân, Doãn Tộ (mất lúc 5 tuổi), Doãn Trinh. Trong đó Tứ a ca Dận Chân, cũng là Ung Chính sau này, chính là con trai lớn của bà.

Sử cũ có ghi: sau này Dận Chân kế vị, đã truyền Doãn Trinh quay về Bắc Kinh, sau đó nhốt lại. Ô Nhã thị muốn gặp Doãn Trinh, nhưng Ung Chính không cho phép. Trong cơn tức giận, bà đã đập đầu vào cột tự tử.

Ô Nhã thị thấy các con huynh đệ tương tàn, con trai út lại bị con cả bắt nhốt, tức giận là điều không thể tránh khỏi.

Chính vì vậy, việc mẹ ruột tự tử cùng với hành động đem em trai bắt nhốt của Ung Chính khó có thể tránh khỏi can hệ. Tin đồn Ung Chính “ép mẫu” cũng từ đó mà ra.

Số phận bi thảm của các anh em Ung Chính

Khi Ung Chính kế thừa ngai vàng, các Hoàng tử khác của Khang Hy vì bất mãn nên đã công khai khiêu chiến.

Khi tin Khang Hy băng hà được bố cáo, cả chín cửa trong kinh thành đều đóng trong vòng 6 ngày. Chư vương quan quân đều không được đi vào đại nội. Tình thế lúc đó vô cùng khẩn trương cấp bách.

Để tráng húy kỵ tên của mình, Ung Chính sau khi lên ngôi đã yêu cầu tất cả các anh em phải đổi chữ “Dận trong tên” thành chữ “Doãn”. Sau này, phần lớn các vị huynh đệ này, vì lý do chủ quan hay khách quan, đều không có kết cục tốt đẹp.

Đại a ca Doãn Đề: Doãn Đề từng được phong làm Thái tử. Tuy nhiên sau này, do đắc tội với phụ hoàng, ông bị phế ngôi, bị giam lỏng tại phủ đệ, thậm chí vua cha còn phái một vị bối lặc lớn tuổi ngày đêm trông coi.

Khang Hy khi còn tại vị, cũng đã nghiêm khắc phê bình người con trưởng này: “Là người sơ sẩy, lại sát hại người cùng tộc, Doãn Đề đã trở thành một con cọp không coi thiên tử ra gì”. Doãn Đề qua đời vào năm Ung Chính thứ mười hai (1734), an táng theo nghi lễ dành cho bối tử.

Nhị a ca Doãn Nhưng: Doãn Nhưng tức Dận Nhưng, là con trai của Hoàng hậu nguyên phối với Khang Hy. Sau này trở thành phế thái tử, đổi tên thành Doãn Nhưng, bị giam ở Hàm An cung.

Mặc dù vậy, sau khi lên ngôi, Ung Chính vẫn "để mắt" tới người anh này, nên một mặt phong ông làm Quận vương, mặt khác lại điều ông về Trịnh gia trang ở Sơn Tây để trấn thủ, nhưng thực chất chính là giam lỏng. Vào năm Ung Chính thứ 2 (1724), Doãn Đề qua đời.

Tam a ca Doãn Chỉ: Ông là người không có dã tâm đoạt vị, cả đời chỉ muốn biên soạn thư sách, nhưng vẫn không tránh khỏi liên lụy. Sau khi Ung Chính lên ngôi, lấy lý do “Doãn Chỉ cùng Thái tử lúc sinh thời rất thân thiết”, đã lệnh cho Doãn Chỉ “trông coi Cảnh lăng”.

Từ một Hoàng tử, Doãn Chỉ bị sung vào quân ngũ, trở thành cảnh vệ cho lăng mộ vua cha. Doãn Chỉ vì thể hiện sự bất bình, Ung Chính đã tước hết danh vị của ông, giam cầm ông tại Vĩnh Yên đình. Năm Ung Chính thứ 10 (1732), Doãn Chỉ qua đời.

Ngũ a ca Doãn Kỳ: Xét về vai vế, Doãn Kỳ là em trai của Ung Chính. Khi Khang Hy thân chinh đi dẹp loạn Cát Nhĩ Đan, ông từng là thống lĩnh đại doanh. Sinh thời, Doãn Kỳ không kết băng đảng, cũng không tham gia tranh quyền đoạt vị.

Sau khi lên ngôi, Ung Chính viện cớ tước đi danh vị của Doãn Kỳ. Vào năm Ung Chính thứ 10 (1732), Doãn Kỳ qua đời.

Lục a ca Doãn Tộ: Ông là em trai cùng mẹ của Ung Chính, sinh vào năm Khang Hy thứ 19 (1680). Mẹ ông là Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu. Doãn Tộ yểu mệnh qua đời vào năm Khang Hy thứ 24 (1685), khi mới 5 tuổi..

Thất a ca Doãn Hựu: Ông sinh năm Khang Hy thứ 19 (1680), là con trai của Hãn phi Đái Giai thị. Thuở thiếu thời, ông từng được vua cha khen ngợi là người “tâm tính thiện lương, cử chỉ hòa ái dễ gần.”

Khi Khang Hy thân chinh dẹp loạn Cát Nhĩ Đan, ông thống lĩnh Tương Hoàng kỳ đại doanh. Năm 18 tuổi, Doãn Hựu được phong làm Bối lặc. Năm 29 tuổi ông tiếp tục được phong làm Thuần quận vương.

Bát a ca Doãn Tự: Là người em trai cùng cha khác mẹ của Ung Chính. Trước khi lên ngôi, Doãn Tự là đối thủ lớn nhất của Ung Chính. Ông được đánh giá là người ưu tú, tài năng hiếm có.

Vậy nhưng: “Hoàng thái tử bị phế, Dận Tự mưu đoạt vị, đời đời bị gạch tên khỏi hoàng thất”. Ung Chính sau khi kế vị luôn coi Doãn Tự là cái gai trong mắt.

Doãn Tự trong lòng cũng hiểu rõ, thể hiện sự bất bình ra mặt. Sau này, Ung Chính phong ông làm Thân vương, vợ ông có nói: “ Cái gì gọi là chúc mừng? Chẳng qua là tránh không được những mưu toan của kẻ thắng.”

Những lời này truyền đến tai, Ung Chính hạ lệnh đuổi phúc tấn của Doãn Tự về nhà mẹ đẻ. Sau đó, Ung Chính lại mượn cớ phạt Doãn Tự quỳ ở Thái miếu một ngày một đêm.

Sau này, Doãn Tự bị tước bỏ tước hiệu, xóa tên khỏi hoàng thất, phải đổi họ thành “A Kỳ”. Nhiều học giả cho rằng chữ “A kỳ” này có nghĩa là “heo”, một số khác lại giải thích rằng chữ này có nghĩa là “không biết xấu hổ”.

Nhưng dù là mang hàm nghĩa gì, hai chữ này cũng không hề có dụng ý tốt đẹp. Doãn Tự bị giam cầm nhiều năm, về sau bị ban án tử.

Cửu a ca Doãn Đường: Ông là người thuộc phe cánh của Doãn Tự. Sau khi Ung Chính lên ngôi, Doãn Đường tự cho mình là trong sạch, nuôi ý định cắt tóc đi tu, quy y cửa phật. Tuy nhiên Ung Chính không để cho ông đạt được mục đích.

Sau này, Doãn Đường bị xóa tên khỏi hoàng thất, tước bỏ tông tịch, giam cầm đến cuối đời. Ông thậm chí còn phải đổi tên thành “Tắc Tư Hắc”. Cái tên này cũng gây nhiều tranh cãi. Trước kia, các học giả đều thống nhất quan điểm “Tắc Tư Hắc” có nghĩa là “cẩu” (chó).

Sau này, có người lại khẳng định cái tên này cũng có nghĩa là “Không biết xấu hổ”. Không lâu sau, Ung Chính kết án ông với 28 tội trạng. Không những bị giam cầm, Doãn Đường còn bị tra tấn .

Ông thậm chí đã từng nghĩ “thà bệnh mà chết nhanh còn hơn bị cầm tù ở chốn này”. Không lâu sau đó, Doãn Đường qua đời, sử sách ghi là uống thuốc độc mà chết.

Thập a ca Doãn Ngã: Ông cũng là người thuộc “bát gia đảng” của Doãn Tự. Vào năm đầu sau khi Ung Chính lên ngôi (1723), Triết Bố Tôn Đan Ba Hồ Đồ Khắc qua đời, Ung Chính chỉ định Doãn Ngã sang Mông Cổ làm sứ thần.

Doãn Ngã cáo bệnh không đi. Sau này, Ung Chính lấy đó làm cớ, phế bỏ tước vị của ông, đồng thời điều ông về kinh để giam lỏng. Đến năm Càn Long thứ 2 (1737), Doãn Ngã mới được phóng thích, sau đó qua đời.

Thập nhất a ca Doãn Tư: Ông là em trai cùng ch khác mẹ của Ung Chính, sinh vào năm Khang Hy thứ 24, không lâu sau đó yểu mênh qua đời. Mẹ a ca Doãn Tự là Nghi phi Quách Lạc La thị.

Thập nhị a ca Doãn Đào: Vào những năm cuối thời Khang Hy trị vì, ông được sắc phong là Đô thống Mãn Châu, được vua cha vô cùng trọng dụng, cũng không kết bè kết đảng. Sau khi lên ngôi, Ung Chính phong ông làm Lý Quận vương.

Không lâu sau, Doãn Đào bị giáng xuống làm Bối tử, mặc dù vẫn hưởng bổng lộc, nhưng không hề có thực quyền. Tiếp sau đó, ông lại bị giáng xuống làm Trấn Quốc công. Cho tới khi Càn Long lên ngôi, Doãn Đào mới được sắc phong làm Lý Thân vương.

So với các vị huynh đệ khác, số phận của Doãn Đào có phần may mắn hơn. Ông sống đến năm Càn Long 28 (1763), hưởng thọ 78 tuổi.

Thập tam a ca Doãn Tường: Ông sinh vào năm Khang Hy thứ 25 (1686), mẹ là Kính Mẫn Hoàng Quý phi Chương Giai thị. Năm Khang Hy 61, Ung Chính nhiếp chính, phong ông là Di Thân vương, là Tổng lý cai quản tam kho Bộ Hộ.

Sau này lên ngôi, Ung Chính phong ông làm Tổng lý Bộ Hộ. Doãn Tường được đánh giá là người “kính cẩn liêm khiết”, được hoàng huynh ban thưởng ruộng đất, quan vật theo lệ, ông đều từ chối không nhận.

Đối với Ung Chính, ông là “một người em trai trọn đạo”, xử lý công vụ “cẩn thận trung thành”, được Ung Chính vô cùng tín nhiệm. Ung Chính coi Doãn Tường là vị huynh đệ tri kỷ nhất, là công thần có công phò trợ.

Thập tứ a ca Doãn Đề (Dận Trinh): Ông là em trai cùng mẹ với Ung Chính, nhưng vì bất hòa với anh trai, ông lại theo phe “bát gia đảng” của Doãn Tự. Có nhiều lời đồn kể lại: trước khi Khang Hy băng hà, trong di chiếu truyền ngôi ghi rõ hai chữ “Dận Trinh” (tên cũ của Doãn Đề).

Nhưng vì chữ “Trinh” và chữ “Chân” đồng âm, nên đã bị Ung Chính bóp méo thành tên mình (Dận Chân). Đó cũng là lý do mà hai anh ruột thịt trở thành hai kẻ không đội trời chung.

Khi lên ngôi, Ung Chính lập tức hạ lệnh không cho Doãn Đề vào thành phúng viếng vua cha, vừa đem ông giam lỏng ở Cảnh sơn để trông coi Cảnh lăng. Đến khi Càn Long kế vị, ông mới được phóng thích.

Thập ngũ a ca Doãn Ngẫu: Sau khi Khang Hy qua đời, ông cũng bị Ung Chính điều đến trông coi Cảnh lăng.

Như vậy, những người anh em có thể sống tốt khi Ung Chính tại vị chỉ có ba người: Thập tam a ca Doãn Đường, Thập lục a ca Doãn Lộc, Thập thất a ca Doãn Lễ.

Trong đó Doãn Đường từng bị Khang Hy giam lỏng, sau này Ung Chính tại vị thì nhanh chóng được tín nhiệm.

Doãn Lộc là con thừa tự của Trang Thân vương Thạc Tái, sau này được phong làm Thân vương. Còn Doãn Lễ được phong làm Quả Thận vương, sau phong làm Thân vương, được giao cho trông coi Tông Nhân phủ, quản lý Bộ Hộ.

Doãn Tường và Doãn Lễ thuở thiếu thời đều đã tham gia vào “Tứ gia đảng” của Ung Chính ngay từ lúc Khang Hy còn tại vị mà không ai hay biết.

Giải mật kỳ án "hoàng đế không ngai" quyền lực nhất triều Thanh
Nơi duy nhất thế giới ôtô nhường đường cho máy bay Nơi duy nhất thế giới ôtô nhường đường cho máy bay Liều mạng phẫu thuật 23 lần để có ngoại hình giống siêu nhân Liều mạng phẫu thuật 23 lần để có ngoại hình giống siêu nhân 22 quan ngã ngựa vì lộ clip sex với em gái pha trà 22 quan "ngã ngựa" vì lộ clip sex với "em gái pha trà"

Từ khóa » đa đạt Ung Chính