Người Vợ Tào Khang Của Hoàng đế Ung Chính: Một đời Chung Thủy ...

Sau khi Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp Thị của mình qua đời, Hoàng đế Ung Chính vô cùng đau buồn. Bà là người đã cùng Ung Chính trải qua bao nhiêu sóng gió từ khi ông còn là hoàng tử đến khi thành Đa La Bối Lặc, thành Thân Vương, rồi lên ngôi Hoàng đế. Có một điều đặc biệt là đích thân Hoàng đế Khang Hy đã chọn Hoàng hậu Mã Lạp Na Lạp Thị làm con dâu của mình.

Con dâu do đích thân vua Khang Hy chọn

Na Lạp Thị xuất thân từ gia tộc danh giá ở Chính Hoàng kỳ Mãn Châu, bố là Phí Dương Cổ, người đã từng lập công lớn cho triều đình, là cánh tay đắc lực của Hoàng đế, từng làm tới chức Bộ quân Thống lĩnh. Mẹ bà là Huyền Tôn Nữ thuộc dòng dõi Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Bà kém Ung Chính 3 tuổi, khi còn nhỏ rất được vua Khang Hy yêu quý. Thời đó, vợ của con cháu Hoàng đế đều phải qua tuyển chọn khắt khe, do mẹ của hoàng tử quyết định. Nhưng năm bà 12 tuổi, vua Khang Hy đã bỏ qua các bước này và đích thân chỉ định bà thành hôn với Tứ A Ca Dận Chân (tức Hoàng đế Ung Chính sau này). Bà được phong là Đích Phúc Tấn.

Na Lạp Thị xinh đẹp, dịu dàng, tính tình hiền hậu, hòa nhã. Dù tuổi còn nhỏ nhưng sau khi thành thân bà đã thay Ung Chính phụng dưỡng bố mẹ chồng là Hoàng đế Khang Hy, Hoàng hậu Ô Nhã và Hoàng Thái hậu Nhân Hiến. Trong cung, hàng ngày bà đều đến thăm hỏi, phục vụ bữa ăn của Hoàng đế, trò chuyện với Thái Hậu và Hoàng Hậu. Trong mấy chục năm, bà ngày ngày phụng dưỡng họ, vì thế họ rất yêu quý bà. Hoàng hậu Ô Nhã vốn không thích con trai Ung Chính của mình nhưng lại rất yêu mến cô con dâu này.

Sau khi kết hôn, Na Lạp Thị và Ung Chính rất yêu thương, tôn trọng nhau. Tài thêu thùa của Na Lạp Thị đứng hàng bậc nhất trong cung. Cung nữ tay nghề giỏi nhất ở phòng thêu cũng không bằng được bà. Lúc rảnh rỗi bà thường ngồi thêu cạnh chồng, thêu xong đưa cho Ung Chính xem.

Khang Hy Đế đã ban phủ đệ cho Dận Chân, chính là Ung Hòa Cung sau này. Hai người đã sống ở đó 20 năm, cùng nhau trải qua những năm tháng “Cửu tử tranh ngôi” (các hoàng tử của Khang Hy kết bè phái tranh ngôi), cùng nhau nếm trải đắng cay cuộc sống. 

Sau này, Khang Hy lại tặng Viên Minh Viên cho Dận Chân. Bộ tranh “Canh chức đồ” lưu giữ trong Di Hòa Viên ngày nay đã cho thấy cuộc sống hàng ngày của hai vợ chồng Ung Chính. Trong những bức vẽ này, đích thân Ung Chính đã vẽ lại mình và vợ. Khi Dận Chân cấy lúa, vợ ông đi đưa cơm. Dận Chân bán hàng, vợ ông giúp một tay. Dận Chân cúng thần, vợ ông cũng vái cùng, và còn để ý các con bên cạnh. Chồng cày ruộng, vợ dệt vải, thật là một bức tranh phong cảnh điền viên vô cùng đẹp. Sau đó, Ung Chính lại vẽ vợ mình vào trong bộ “Nhị thập mỹ nhân đồ”.

Sau khi hai người thành thân 6 năm, Na Lạp Thị đã sinh hạ con trai đầu lòng tên là Hoằng Huy cho Ung Chính. Nhưng không may, Hoằng Huy lên 8 tuổi đã qua đời. Từ đó, bà không còn sinh thêm con nào nữa. Để bà bớt đau buồn, Ung Chính đã để bà nhận nuôi các Cách Cách.

Ảnh minh họa: Sina.

Trong thiên hạ Trẫm chỉ có một Hoàng hậu

Ung Chính đăng cơ, khi phải chọn một trong các phi tần của mình làm Hoàng hậu, ông đã chọn bà. Về lí mà nói, trong lễ phong Hoàng hậu, bà phải chúc mừng Quý phi. Nhưng khi Ung Chính thấy Lễ Bộ gửi báo cáo lên, đã phê vào rằng: “Trẫm đồng ý với tất cả ý kiến của các ngươi, chỉ xóa bỏ những lễ nghi liên quan đến Quý phi”.

Niên Quý Phi là em gái của Phủ Viễn Đại tướng Quân, Xuyên Thiểm Tổng đốc, khi đó có vị trí chỉ đứng sau Hoàng hậu, rất được sủng ái. Nhưng Ung Chính đã không bận tâm, làm theo đúng tôn chỉ của mình: Trong thiên hạ Trẫm chỉ có một Hoàng hậu mà thôi. Nhưng Niên Quý Phi cũng là người phụ nữ hiền hậu, thấu tình đạt lý, không tranh giành với ai bao giờ. Vì thế bà luôn cung kính trước Hoàng hậu. Ung Chính lên ngôi 3 năm thì bà ốm qua đời.

Na Lạp Thị sau khi lên ngôi Hoàng hậu cũng không thay đổi gì, vẫn đối xử ôn hòa, cung kính với mọi người, không phân biệt cao thấp, sang hèn, sống rất khiêm nhường. Hoàng gia của cải giàu có nhưng bà và chồng vẫn sống rất tiết kiệm, đúng với cách mà vua cha Khang Hy đã sống. Quần áo, đồ dùng hàng ngày giản đơn, không phô trương, đồ đạc trong cung không có đồ nào là quý hiếm.

Ung Chính thường ngày bận việc triều chính, Hoàng hậu Na Lạp Thị luôn ở bên chăm sóc. Ung Chính không có tính trăng hoa, thích sống ở nơi non nước hữu tình. Hoàng hậu thường cùng ông tản bộ trong những lúc nhàn rỗi. Vào những dịp lễ, Ung Chính thích uống một ít rượu, ông còn thích một số phát minh của người phương tây như nhiệt kế, kính viễn vọng… Hoàng hậu thường cố gắng chiều theo những sở thích này của ông.

Bà còn giúp chồng khắc phục thiên tai. Bà tặng thưởng cho những phụ nữ già cả ở tuổi 70, 80 và 90. Tự Hoàng hậu đã làm gương cho thiên hạ về việc kính lão.

Ảnh minh họa: Youtube.

Ân nhân của mẹ con Hoằng Lịch

Hoàng hậu Na Lạp Thị từng nuôi dưỡng Hoàng tử Hoằng Lịch, sau này trở thành Hoàng đế Càn Long nổi tiếng. Khi còn ở thân phận vợ Ung Thân Vương, bà đã mời vua Khang Hy giá lâm Viên Minh Viên, bố trí Hoằng Lịch đến đó. Khang Hy mới nhìn thấy Hoằng Lịch đã rất thích. Sau đó, bà lại sắp đặt các cuộc gặp gỡ khác để Hoằng Lịch được xuất hiện trước mặt Hoàng đế nhiều hơn. Thậm chí bà còn cho mẹ đẻ của Hoằng Lịch được yết kiến đức vua. Bà thực sự đã tạo cho Hoằng Lịch một nền tảng vững chắc để kế vị sau này. Hoàng hậu Na Lạp Thị chính là ân nhân của mẹ con Hoằng Lịch.

Hoàng đế Ung Chính và mẹ đẻ tình cảm không được tốt. Nhưng Hoàng hậu thường là người hòa giải mâu thuẫn giữa chồng và mẹ chồng. Bà đối xử rất tốt với con cái của các phi tần khác. Hoàng hậu đối đãi tốt với cả các cung tần mỹ nữ trong cung. Trở thành người quản lý hậu cung, bà lấy đức thu phục người, vì thế hậu cung luôn hòa thuận, giúp Ung Chính yên tâm lo việc triều chính.

40 năm trước sau như một

Hoàng hậu có một chỗ đứng vô cùng quan trọng trong lòng Hoàng đế Ung Chính. Khi bà bị cảm mạo phong hàn, ông đã cho gọi ngay ngự y Ngô Khiêm đến chữa trị. Năm Ung Chính thứ 8, Hoàng đế mắc trọng bệnh, tưởng đã phải chuẩn bị hậu sự, may nhờ sự chăm sóc chu đáo, tận tình của Hoàng hậu nên bệnh tình đã thuyên giảm. Sau đó, chính bản thân Hoàng hậu lại lâm bệnh nặng, phải chuyển qua ở Dương Xuân Viên.

Hôm đó, Hoàng đế Ung Chính dù long thể chưa khỏe nhưng vẫn đích thân đến Dương Xuân Viên thăm Hoàng hậu. Khi ông vừa về cung thì nghe tin Hoàng Hậu qua đời, thọ 51 tuổi. Ung Chính vô cùng đau khổ. Hai người đã cùng nhau trải qua bao nhiêu sóng gió từ khi ông là Hoàng tử, đến Bối lặc, Thân Vương rồi trở thành Hoàng đế. Vậy mà khi ông mới tại vị được 9 năm, bà đã ra đi mãi mãi.

Ông đã đích thân phong bà làm Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu. Vào mỗi dịch giao thừa, tết thanh minh, ông đều đến thắp hương cho bà, vô cùng thương tiếc bà. Chỉ 4 năm sau đó Ung Chính qua đời. Lúc lâm chung, ông đã lập di chúc dặn dò Hoằng Lịch (tức Càn Long) phải chôn cất ông ở Thái Lăng cùng vợ mình, Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu. 

Bạn đang đọc bài viết: “Người vợ tào khang của Hoàng đế Ung Chính: Một đời chung thủy, đến chết không thôi” tại chuyên mục Văn hóa của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn!

videoinfo__video3.dkn.tv||407e4b412__

Có thể bạn quan tâm:

  • Khang Hy bắt Ngao Bái – Cảm ngộ Shen Yun (6)
  • Hoàng đế Khang Hy tạc chữ hiếu, tận hiếu mấy chục năm như một ngày
  • Nghênh tân xuân, hoàng đế khai bút ban chữ Phúc cho dân chúng – “Phúc” từ đâu mà tới?
  • Ai là người khiến cả tể tướng Lưu gù cũng phải nể phục vì sự thanh liêm hiếm có?
  • Hoàng đế Khang Hy di huấn 3 loại khổ giúp con không thành công cũng thành nhân

Từ khóa » đa đạt Ung Chính