Giải Pháp Cân Bằng Giữa Kiến Thức Sách Vở Và Kiến Thức Xã Hội

Bạn đã từng tự ti về kiến thức của mình? Bạn cảm thấy e ngại khi giao tiếp? Bạn thắc mắc rằng tại sao rất nhiều người có được công việc ổn định và mức lương cao? Có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau để đánh giá thực trạng đó, nhưng lý do chính và cơ bản nhất là việc không trang bị đầy đủ hoặc thiếu đi một trong hai loại kiến thức đó là: Kiến thức sách vở và kiến thức xã hội. Hai loại kiến thức có vẻ như khác nhau và không liên quan nhưng nó là sự thống nhất, là yếu tố đòi hỏi ở mỗi con người khi muốn thành công trong cuộc sống.

giai-phap-can-bang-giua-kien-thuc-sach-vo-va-kien-thuc-xa-hoi

Mục lục

  • I. Định nghĩa về kiến thức sách vở và kiến thức Xã hội
    • 1. Kiến thức sách vở
    • 2. Kiến thức xã hội
  • II. Thiếu hụt kiến thức sách vở sẽ để lại những hậu quả gì?
  • III. Thiếu hụt kiến thức Xã hội khiến bạn gặp nhiều khó khăn
  • IV. Giải pháp cân bằng hai kiến thức trên để bạn thành công

I. Định nghĩa về kiến thức sách vở và kiến thức Xã hội

1. Kiến thức sách vở

Là kiến thức được trang bị trong quá trình học tập sách vở, học hỏi và tích lũy từ các tài liệu tương tự như sách, báo,… hoặc được trang bị khi học tập tại trường học. Sách vở chính là những đúc kết, kết tinh nhất nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn về một hay nhiều lĩnh vực khác nhau như Sinh học, Hóa học, Triết học,… Từ những kết tinh đó, con người có cái nhìn tổng quan, sâu sắc hơn về cuộc sống xung quanh mình, về các sự vật, hiện tượng cũng như sự hình thành và phát triển của nó.

2. Kiến thức xã hội

Là những hiểu biết về xã hội thông qua quá trình hành động, nhìn nhận và thực hành trong thực tiễn đời sống. Đây là một khái niệm rộng, có thể được hiểu là cách con người nhìn nhận thế giới xung quanh mình và xử lí những tình huống trong cuộc sống một cách sáng tạo và thông minh nhất. Kiến thức xã hội còn được rất nhiều người liên hệ đến kĩ năng mềm, tức là cách con người ứng xử, giao tiếp trong xã hội một cách tự tin nhất để thực hành những công việc từ cơ bản đến phức tạp.

II. Thiếu hụt kiến thức sách vở sẽ để lại những hậu quả gì?

  • Thiếu kiến thức sách vở con người sẽ dễ dàng bị tụt hậu, có cái nhìn hạn chế đối với sự phát triển của xã hội.
  • Bạn sẽ không có được tấm bằng chuyên môn mà rất nhiều nhà tuyển dụng đòi hỏi nếu thiếu kiến thức sách vở.
  • Thiếu hụt kiến thức sách vở dẫn đến những nhận thức kém, sa đà vào các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm,…
  • Bạn gặp rất nhiều khó khăn trong công việc nếu kiến thức chuyên môn hạn chế, hay dễ dàng bị chèn ép khi không đủ kiến thức để bảo vệ quan điểm của mình.

III. Thiếu hụt kiến thức Xã hội khiến bạn gặp nhiều khó khăn

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao rất nhiều người ra trường với tấm bằng giỏi trong tay nhưng lại thất nghiệp hoặc không có được một công việc ưng ý? Điều nay là thực trạng chung trong xã hội bởi các nhà tuyển dụng không chỉ lựa chọn những người có chuyên môn mà còn có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và trang bị đầy đủ kiến thức xã hội. Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê những hậu quả đáng tiếc mà bạn có thể gặp phải nếu thiếu hụt kiến thức Xã hội:

  • Kiến thức xã hội giúp bạn hiểu biết nhiều hơn về thế giới tự nhiên quanh mình. Nếu không có những hiểu biết đó, bạn sẽ không bao giờ thấy được sự thú vị từ cuộc sống mang lại.
  • Bạn sẽ dễ dàng hoang mang bởi sự khác biệt rất lớn từ kiến thức sách vở so với thực trạng xã hội. Điều đó dễ gây nên sự chán nản trong công việc, thiếu tự tin trong cuộc sống.
  • Thiếu hụt kiến thức xã hội sẽ gây nên những tầm nhìn, đánh giá hạn chế trong công việc từ đó ngăn cản sự sáng tạo, phát huy khả năng chuyên môn vào thực tế.
  • Bạn thiếu tự tin trong giao tiếp, bạn thiếu tự tin khi trình bày, diễn đạt, điều này sẽ khiến cho bạn thiệt thòi hơn rất nhiều và thậm chí không được trong dụng.

IV. Giải pháp cân bằng hai kiến thức trên để bạn thành công

  • Trang bị kiến thức sách vở ngay từ trên ghế nhà trường, thường xuyên đọc sách và tìm hiểu những đề tài mới mẻ để có cái nhìn đa chiều, có kiến thức về nhiều lĩnh vực.
  • Nghiêm khắc với bản thân trong quá trình học tập và tích lũy kiến thức, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc bạn quá đặt áp lực hay gò bó trong quá trình tiếp nhận.
  • “ Học đi đôi với hành ”, bạn cần vừa học tập trong sách vở, vừa tham gia các hoạt động xã hội nhằm áp dụng kiến thức đó vào thực tế, từ đó bạn có thể trang bị những kiến thức về xã hội.
  • Thường xuyên học hỏi, trải nghiệm của mình với thực tế đời sống, tham gia các khoa học kĩ năng mềm, trang bị thêm kiến thức về ngoại ngữ để tự tin trong giao tiếp và trong công việc.
  • Nhà trường, các cơ quan giáo dục ngoài trang bị kiến thức sách vở có thể trang bị thêm kiến thức xã hội thông qua các giờ ngoại khóa.

Kết luận: Kiến thức sách vở và kiến thức xã hội rất cần thiết với mỗi người suốt quá trình làm việc và cuộc sống. Rất nhiều những công ty, những nhà tuyển dụng không chỉ đòi hỏi một bằng cấp tốt mà còn thêm kỹ năng mềm. Trang bị đầy đủ hài hòa kiến thức xã hội và kiến thức sách vở sẽ là giải pháp tuyệt vời cho thành công trong tương lai, thậm chí bạn có thể tự gây dựng sự nghiệp riêng. Hi vọng rằng với những chia sẻ thiết thực ở bài viết này sẽ giúp bạn cân bằng giữa hai kiến thức thật hiệu quả và đừng bỏ qua bất cứ điều gì nhé.

Tìm hiểu thêm:

♦ Tuyển chọn 12 trung tâm gia sư Hà Nội uy tín nhất hiện nay

♦ 8 trường đại học có sinh viên dạy gia sư giỏi nhất tại Hà Nội

4.9 / 5 ( 38 bình chọn )

Từ khóa » Hiểu Biết Xã Hội Là Gì