Sứ Mệnh Của Trí Thức

  • Trang chủ
  • Giới thiệu Điều lệ Liên hiệp HộiSơ đồ tổ chứcCác Hội thành viênQuy chế làm việc BCHCơ quan thường trực
  • Tin tức - Sự kiện - Trao đổi Tin hoạt động của HộiTin Khoa học - Công nghệTin trong nước, quốc tếTrao đổi
  • Ứng dụng KH&CN Thành tựu KH-CN mớiQuy trình CN sản xuất mớiMô hình SX ứng dụng CN mới
  • Tư vấn phản biện & GĐXH Kết quả tv phản biệnHoạt động liên quan
  • Phổ biến kiến thức
  • Sáng tạo kỹ thuật Hội thi sáng tạo kỹ thuậtCuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
  • Văn bản Văn bản của Đảng, Chính PhủVăn bản LHH Việt NamVăn bản TỉnhVăn bản Liên hiệp Hội Hà Giang
Trang chủ > Tin tức - Sự kiện - Trao đổi > Trao đổi Sứ mệnh của Trí thức

“Trí thức và vai trò của trí thức” hay “câu chuyện về trí thức” là một đề tài không mới, nhưng chưa bao giờ cũ. Đây cũng là một đề tài rất phức tạp và dễ gây tranh cãi, nhưng là một đề tài đầy ý nghĩa đối với bất cứ xã hội nào, trong bất cứ thời đại nào. Có rất nhiều góc nhìn khác nhau về trí thức, mỗi góc nhìn lại cho ta một cách hiểu về trí thức và vai trò của trí thức. Nếu ta có được nhiều góc nhìn về một vấn đề thì ta sẽ có cơ hội hiểu vấn đề đó một cách đầy đủ và sâu sắc hơn, vì khi đó không chỉ thấy “cây”, mà còn thấy “rừng”.

Sứ mệnh của Trí thức Trong phạm vi bài viết này, từ một góc nhìn, tôi cho rằng, trí thức là người có trí và luôn dùng cái trí của mình để góp phần thức tỉnh xã hội nhằm hướng mọi người đến cái đúng và cái đẹp. Nếu ai đó “có trí” (sự hiểu biết) nhưng lại “không thức” (không thức tỉnh xã hội) mà để cho xã hội “ngủ” thì bị gọi là “trí ngủ”, chứ không phải là “trí thức”. Nếu ai đó thích làm cái việc của trí thức là “đánh thức xã hội” nhưng lại “thiểu trí”, “lệch trí” hay “vô trí” thì gọi là “trí dỏm” (cũng có học hàm, học vị nhưng đầu óc lại trống rỗng, hoặc cũng có chút hiểu biết nhưng hiểu biết đó lại thể hiện sự lệch lạc và ẫu trĩ). Và nếu ai đó “có trí”, “có thức”, nhưng “thiếu tâm” (thiếu động cơ trong sáng) thì gọi là “trí gian” (gian manh, xu thời, cơ hội). Cả 2 loại “trí dỏm” và “trí gian” đều là “ngụy trí thức”, còn “trí ngủ” là “trí thức vô trách nhiệm”. Có thể hình dung ba điều kiện để hình thành một con người “trí thức”, đó là: (1) “sự hiểu biết” (có trí); (2) “thức tỉnh xã hội”; và (3) “vì mục đích cao quý” (hướng xã hội đến cái đúng và cái đẹp, hướng xã hội đến cái chân-thiện-mỹ). Nếu không hội đủ cả 3 điều kiện này (mà chỉ có 1 hay 2 trong 3 điều kiện) thì hoặc là “trí ngủ”, hoặc là “trí dỏm”, hay “trí gian”, chứ không phải là “trí thức”. Hay nói một cách nôm na, trí thức là người “có Trí”, “có Thức” và “có Tâm” (có 3T). Từ cách hiểu này, chúng ta có thể thấy rằng, bàn về trí thức hay bàn về vai trò của trí thức thực chất cũng chính là bàn về trách nhiệm xã hội của những người hiểu biết. Tôi rất thích một câu nói của Einstein “Thế giới này là một nơi nguy hiểm, không phải vì những kẻ xấu xa mà vì những người chỉ biết đứng nhìn và không làm gì cả”. Câu nói này nói về trách nhiệm xã hội (trách nhiệm “làm người”) của một người bình thường đối với cái xã hội hay cái cộng đồng mà mình đang sống. Một người bình thường vô cảm thì đáng phê phán, còn một người có hiểu biết sâu sắc và được lắng nghe mà yên lặng thì còn đáng phê phán hơn. Một người bình thường còn có trách nhiệm xã hội như vậy, đối với những người có hiểu biết thì trách nhiệm xã hội này còn lớn hơn. Nói cách khác, vai trò của những người có hiểu biết là: dùng sự hiểu biết (và cả uy tín) của mình để góp phần giúp cộng đồng phân định rõ hơn sự đúng-sai, phải trái, chân-giả, thiện-ác, hay-dở, tốt-xấu, nên-không nên… trước những vấn đề chung mà xã hội đã, đang và sẽ gặp phải hay trải qua; dùng sự hiểu biết của mình để truyền bá tinh thần, tư tưởng, quan điểm mà mình tin là cần thiết để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ; dùng sự hiểu biết của mình để góp phần xác lập những chuẩn mực xã hội, những thang giá trị xã hội và đồng thời ra sức bảo vệ những chuẩn mực và giá trị đó; dùng sự hiểu biết của mình để góp phần định hướng, định hình xã hội… Tất nhiên sự phân định, sự truyền bá, sự xác lập hay sự định hướng, định hình này cũng cần phải dựa trên cái nền là những giá trị vượt không gian và vượt thời gian, những giá trị có tính phổ quát của thế giới đương đại hay thế giới tương lai. Và tất nhiên, để thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thì người hiểu biết có thể nói, có thể viết, hay có thể làm gì đó (bởi lẽ không phải tất cả những người hiểu biết đều giỏi nói hay giỏi viết). Vì làm một điều tốt cũng là cách gián tiếp góp phần đấu tranh tiêu diệt cái xấu; làm một điều đúng, cũng là cách gián tiếp góp phần chỉ cho người khác thấy những cái sai… Thêm nữa, khi nói đến trí thức là nói đến vấn đề “chân lý”. Không ai được phép độc quyền chân lý, nhưng ai cũng được quyền góp phần xác lập chân lý. Giới trí thức thường tự phân biệt giới mình với những giới khác ở chỗ luôn nỗ lực khám phá chân lý, xác lập chân lý và bảo vệ chân lý. Đó cũng là lý do vì sao mà người ta thường nói, chân lý thường không thuộc về số đông hay “kẻ mạnh”, mà thường thuộc về những người có hiểu biết (hay còn gọi là giới trí thức, giới tinh hoa). Nếu chân lý có thuộc về “kẻ mạnh” (nhưng thiếu hiểu biết) thì điều đó chắc chắn cũng chỉ là tạm thời mà thôi. Khi bàn về trí thức thì người ta thường bàn về vai trò, trách nhiệm, công việc, sứ mệnh, thiên chức của trí thức. Tuy nhiên, cũng cần phải bàn về “điểm mù” của trí thức, dù trí thức có cái trí hơn người. Bởi lẽ, trí thức cũng là con người, mà đã là con người thì cũng sẽ có cái nhầm, có lúc sai mà mình không hề biết; Bởi lẽ, trí thức cho dù có trí thế nào đi nữa thì sự hiểu biết vẫn chỉ là hữu hạn. Điểm mù ở đây được hiểu là “mình không biết cái mà mình không biết” hay “mình cứ tưởng mình hiểu rất rõ một thứ nhưng thực ra mình chẳng hiểu gì cả hay hiểu một cách lệch lạc”. Khi chia sẻ, tranh luận hay góp ý sẽ giúp mỗi người nhìn thấy điểm mù của người và của mình. Khi nhận ra điểm mù của mình cũng là lúc “mình biết rõ cái mà mình không biết”; và khi nhận ra những “cái mà mình không biết” cũng là lúc cảm thấy mình thực sự hiểu biết. Đó cũng là điều kiện để mình có thể hiểu biết thực sự và là cơ hội để đẩy nhận thức và hiểu biết của mình đi xa hơn. Do vậy, cùng với trách nhiệm “thức tỉnh xã hội” thì trí thức cũng có một trách nhiệm với bản thân là liên tục “phản tỉnh chính mình”, phản tỉnh với những điểm mù (nếu có) của mình. Nếu không liên tục “phản tỉnh chính mình” hay thậm chí là “phản tư chính mình” thì người hiểu biết sẽ dễ trở thành người ít hiểu biết hay người ấu trĩ trong một số vấn đề (kể cả những vấn đề thuộc chuyên môn hay sở trường của mình), và khi đó sẽ không chỉ khó thực hiện được tốt cái vai trò “thức tỉnh xã hội” vốn có của mình, mà còn có thể gây nguy hại cho xã hội. Ở bất cứ xã hội nào thì sứ mệnh của trí thức vẫn thế. Và đối với những xã hội mà trong đó còn đầy rẫy sự bất thường thì một trong những sứ mệnh lớn nhất của trí thức chắc hẳn là góp phần đưa sự bất thường đó trở về sự bình thường. Nói cách khác, trong những xã hội mà sự bất thường của sự việc, sự vô minh của cái đầu, vô cảm của trái tim đang bao trùm thì trách nhiệm của người trí thức, của những người có hiểu biết còn nặng nề hơn (vì có quá nhiều cái cần phải khai sáng, cần phải thức tỉnh) và nguy hiểm hơn (vì không dễ dàng gì để làm cái chuyện khai sáng hay thức tỉnh trong những xã hội này). Nhưng, đã là người có hiểu biết thì không thể không làm gì cả, bằng cách này hay cách khác, dù nhỏ bé hay lớn lao, dù ồn ào hay lặng lẽ… Ngọc Anh - ST nguồn vusta.vn Submit Thread to Facebook Submit Thread to Twitter Submit Thread to Google icon Các tin tức khác icon UBND tỉnh tổ chức Hội đồng khoa học chuyên đề nghiệm thu đề tài "Chiến lược tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang"icon Kỷ niệm 93 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam gắn với công bố, trao giải thưởng giải Báo chí tỉnh Hà Giang lần thứ IX - năm 2018icon Quy chế Phối hợp giám sát cộng đồng về bảo vệ môi trường, công khai minh bạch nguồn thu, phân bổ và sử dụng nguồn thu phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản tại cơ sởicon Dự thảo Quyết định Ban hành Quy chế thí điểm giám sát cộng đồng về BVMT công khai minh bạch nguồn thu, phân bổ và sử dụng nguồn thu phí BVMT trong khai thác khoáng sản trên bịa bàn tỉnh Hà Giangicon Tổ chức Hội thi và Hội thảo sản phẩm mật ong Bạc Hà tại Mèo Vạcicon Lễ hội hoa tam giác mạch chính thức khai mạc trên Cao nguyên Đồng Vănicon Sơ kết 6 năm thực hiện Kết luận của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục, pháp luật.icon Ươm mầm khoa học nơi địa đầu Tổ quốc.icon Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại hệ thống tổ chức khoa học và công nghệicon Sản phẩm Hồng không hạt Quản Bạ được bảo hộ chỉ dẫn địa lý- cơ hội phát triển
  • Tin tức - Sự kiện - Trao đổi

  • Tin hoạt động của Hội
  • Tin Khoa học - Công nghệ
  • Tin trong nước, quốc tế
  • Trao đổi
  • Thông báo

  • icon V/v đề nghị phối hợp triển khai Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Hà Giang lần thứ 7 (2023-2025)icon Quyết định Về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Hà Giang lần thứ 19 năm 2024-2025
  • Hình ảnh hoạt động

  • Hội thảo lần 2 Phản đề án 'tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020'
  • Liên hiệp Hội Viêt Nam lên làm việc với Liên hiệp Hội Hà Giang.
  • Hội thảo Kết quả dự án phát huy quyền giám sát thực thi luật khiếu nại
  • Video clip

  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh một chặng đường xây dựng
  • Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh một chặng đường xây dựng
  • LIÊN KẾT WEB

  • Chọn liên kết Báo Hà Giang Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Giang Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
Liên hiệp Hội Việt NamQuỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nambộ khoa học và công nghệSở Khoa học và Công nghệThiết kế website
  • Danh ngôn khoa học

    • Khoa học mở con đường của sự đoàn kết, tự do và vẻ đẹp trên thế giới. (Gorky)
    • Thiên chức của nhà khoa học kêu chúng ta nên tiếp tục phấn đấu, ra sức khám phá mọi bí mật của giới tự nhiên, nắm vững những bí mật này thì có thể tạo hạnh phúc cho nhân loại trong tương lai. (Julia Curie)
  • Thống kê truy cập

  • Thống kê truy cập
  • Về đầu trang|Góp ý - Hỏi đáp|Liên hệ|Sơ đồ site
  • LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH HÀ GIANG

    Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thụ, tổ 20 phường Minh Khai, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang Điện thoại: 0219 3866 159, Email: lienhiephoihg@gmail.com Hộp thư vnptioffice Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Giang: lhhhagiang.vnptioffice.vn

Từ khóa » Hiểu Biết Xã Hội Là Gì