Giải Pháp Khắc Phục Ngộ độc Phèn Cho Cây Lúa Trong Vụ Hè Thu (05 ...

  • Trang chủ
  • Sơ đồ site
  • Giới thiệu
  • Đăng nhập
Tìm kiếm tin tức
Thông tin đơn vị Tin tức - Sự kiện Thông tin chỉ đạo điều hành Thông tin tuyên truyền Quy hoạch - Kế hoạch - Báo cáo Khoa học, công nghệ - Khuyến nôngChương trình, đề tài; mô hình khuyến nôngKỹ thuật sản xuất Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Thông tin dự án Đơn vị hỗ trợ Menu văn bản ký tự Lịch công tác ký tự Danh bạ cơ quan

 

Liên kết Website Sở, Ban, Ngành TT HuếSở Thông tin và Truyền thôngSở Nội vụSở Kế hoạch và Đầu tưSở Y tếSở Khoa học và Công nghệSở Lao động thương binh và xã hộiSở Tài chínhSở Xây dựngSở Giao thông vận tảiSở Tài nguyên và Môi trườngSở Du lịchSở Văn hóa Thể thaoSở Ngoại vụSở Tư phápThanh tra tỉnhBan dân tộcSở Giáo dục và đào tạoSở Công thươngVăn phòng UBND tỉnhĐơn vị sự nghiệp thuộc sởChi cục Kiểm lâmChi cục Thủy lợi (VP BCH PCTT&TKCN)Chi cục Phát triển nông thôn (Văn phòng Nông thôn mới)Trung tâm Khuyến nông Thống kê truy cậpTổng truy cập 6.369.445Truy câp hiện tại 18.280
Khoa học, công nghệ - Khuyến nôngGiải pháp khắc phục ngộ độc phèn cho cây Lúa trong vụ Hè ThuNgày cập nhật 05/08/2015

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài làm cho các tầng đất chứa yếu tố sinh phèn dễ bị oxy hóa, dẫn đến hiện tượng xì phèn gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa Hè thu ở các vùng cát, tầng canh tác mỏng.

Đất phèn, đất chua phèn hay đất chua là các thuật ngữ khác nhau để chỉ loại đất có độ pH thấp, thường là từ 5,5 trở xuống, có khi pH chỉ còn 3 hoặc 2. Thành phần chủ yếu trong đất phèn là nhôm (Al) và Sắt (Fe). Tùy theo điều kiện hình thành mà có nơi Fe chiếm ưu thế có nơi Al chiếm ưu thế. Khi quan sát màu nước trong ruộng, biểu hiện rõ là ở các gốc ruộng hoặc quanh bờ, mặt nước có váng màu đỏ thì có thể hiểu ngay ruộng đó do phèn sắt gây ra là chủ yếu, có nơi gọi là phèn nóng. Còn ở những ruộng mặt nước trong xanh, đất quanh bờ có màu xám ít thấy cỏ mọc hoặc chỉ thấy có cỏ năn mọc lác đác từng chòm thì ruộng đó nghiêng về phèn nhôm, có nơi gọi là phèn lạnh. Mức độ phèn nhiều hay ít tùy thuộc vào độ nông, sâu của tầng sinh phèn. Nếu tầng sinh phèn ở sâu, ví dụ, nằm dưới mắt đất 1-2m hoặc sâu hơn thì tỷ lệ Fe, Al ở trên bề mặt ruộng ít hơn. Còn những ruộng có tầng sinh phèn ở nông, ví dụ chỉ cách lớp đất mặt dưới 1m (50-60cm chẳng hạn) thì người ta thường nói đó là đất phèn hoạt động, lượng Fe, Al trong ruộng sẽ nhiều hơn và biện pháp cải tạo sẽ khó khăn hơn. Cây lúa rất mẫn cảm với ngộ độc phèn, nhất là giai đoạn cây lúa còn nhỏ, khi ruộng lúa còn nhỏ 3-4 ngày, phổ biến nhất là giai đoạn 10-30 ngày sau khi sạ. Khi bị ngộ độc phèn cây lúa có các biểu hiện: có màu hơi vàng, lá già xuất hiện các đốm màu nâu, sau đó lá trở thành màu nâu, bầm tím, vàng hoặc cam. Trường hợp bị nhiễm độc nặng, tất cả các lá chuyển sang màu nâu, những lá già bị rụi rất nhanh, cây lúa suy yếu và chết dần, cây lúa lùn và nở bụi rất kém. Nhổ rễ lên, thấy rễ có màu nâu đậm và xoắn lại làm cho cây lúa hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế, nên cây lúa chậm phát triển. Nếu không khắc phục kịp thời, để kéo dài cây lúa sẽ suy yếu dần và chết. Để khắc phục tình trạng ngộ độc phèn, cần áp dụng các biện pháp như sau:   Bước 1: Cho nước vào ngập ruộng (chú ý nơi gò cho nước ngập trước) rồi tháo nước ra (đưa các chất độc ra ngoài). Sau đó đưa nước mới vào toàn ruộng. Bước 2: Bón phân lân (nên bón các loại phân lân nung chảy, lượng dùng từ 150-250 kg/ha tuỳ trường hợp bị nhiễm phèn nặng hay nhẹ) và chỉ bón ngay vào những chỗ bị phèn. Bước 3: Bón phân lân (vào đất) đồng thời phải xịt phân bón lá gồm các loại dinh dưỡng NPK + vi lượng) cho lúa đủ sức hồi phục nhanh. Bước 4: Chờ đợi (3 - 5 ngày) cho đến khi nhổ cây lúa lên thấy rễ trắng ra là được (chứng tỏ cây lúa đã hồi phục). Bước 5: Bón phân, nếu bón DAP lượng dùng 50 - 100kg/ha và chỉ bón ngay vào những chỗ bị phèn. Có thể bón vôi cho ruộng lúa, nên bón vôi trước khi bón phân các đợt (bón vôi ngày hôm trước, hôm sau bón phân), khi bón ruộng phải có nước, lượng dùng từ 300 - 500kg/ha sẽ làm tăng hiệu quả của phân bón trên ruộng phèn nặng. Lưu ý: Khi cây lúa bị ngộ độc phèn không nên bón phân Urê hoặc NPK vì rễ lúa đã bị suy yếu hoặc hư nên không thể hấp thụ được dinh dưỡng có trong đất mà chỉ nên dùng phân bón lá.  

Thanh Quang-Phòng TTCN Sở NN&PTNT Gửi tin qua email In ấnCác tin khácThử nghiệm ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng để tăng năng suất và chất lượng mủ cao su khai thác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. (11/12/2014)Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất Lúa (29/10/2014)Sử dụng phân bón lá nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa (20/10/2014)Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh giống lúa HN6 (20/10/2014)CÔNG NGHỆ BIOFLOC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (09/06/2014)Phòng bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng (29/04/2014)Nghiên cứu nguyên nhân gây dịch bệnh trên tôm sú nuôi bán thâm canh trong đầm phá và đề xuất giải pháp phòng ngừa (18/07/2013)MỘT SỐ NÉT VỀ VIỆC ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN, MIỀN NÚI THỪA THIÊN HUẾ (17/06/2013)Một số kinh nghiệm nuôi ong mật đạt hiệu quả cao (10/10/2012)Phòng trừ bệnh đạo ôn cho lúa (06/04/2012)
Xem tin theo ngày

 

Sở Nông nghiệp & PTNT Thừa Thiên Huế 07 Đống Đa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế ĐT: 054.3830196 - Fax: 054.3828804 - Email: snnptnt@thuathienhue.gov.vn

Từ khóa » đất Nhiễm Phèn Người Ta Thường Dùng Thành Phần Nào để Hạ Phèn