GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỐM ĐEN TRÊN TÔM THẺ

I. TÁC NHÂN GÂY BỆNH

1. Tác nhân chính gây bệnh đốm đen:

- Vào các tháng mùa mưa hoặc vùng nuôi độ mặn thấp. - Mật độ vi khuẩn Vibrio tăng cao (>102/CFU) kết hợp với nấm. - Môi trường kiềm thấp & pH không ổn định. - Chu kỳ lột xác kéo dài, lột chậm, lâu cứng vỏ.

2. Tác nhân cơ hội làm bệnh bùng phát nhanh:

- Môi trường các ao nuôi lâu năm, nghèo khoáng chất hoặc bổ sung khoáng chất không đầy đủ và cân bằng. - Giai đoạn khí độc NH3/NO2 tăng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu khoáng chất, nền đáy ao dơ, nhiều hữu cơ. - Ao nuôi với mật độ dày, nước đục dẫn đến pH thấp, tôm tranh ăn dễ dẫn đến xây xát làm mầm bệnh xâm nhập.

II. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT & MÙA VỤ

1. Dấu hiệu nhận biết:

a. Giai đoạn ủ bệnh: Kém hấp thu khoáng chất. Giai đoạn này chưa nhận thấy sự xuất hiện của các đốm đen, tôm có dấu hiệu mỏng vỏ, mềm vỏ, chậm lột, lột lâu cứng vỏ, tôm bắt mồi yếu, một số tấp mé hoặc bơi lội lờ đờ, đa số là tôm sắp lột (tôm cốm, tôm 2 da) hoặc tôm lột xong nhưng chưa cứng vỏ (Hình 1, 2, 3).

b. Giai đoạn chớm phát bệnh: Nấm và vi khuẩn bắt đầu tấn công. Các vị trí nấm và khuẩn xuất hiện đặc điểm màu ngã vàng, tôm giảm nhớt tại các vị trí bám, phổ biến là ở vùng sống đuôi, vùng giáp đầu ngực và hai bên thân tôm. Tôm có dấu hiệu ăn yếu, lột khó, lột rộ khi cấp nước có thể rớt lai rai (Hình 4, 5, 6).

c. Giai đoạn bùng phát bệnh: Giai đoạn gây hại. Nấm phát triển mạnh, kết hợp với vi khuẩn trong ao nuôi ăn mòn lớp vỏ kitin tạo nên các vết đốm li ti trên toàn bộ thân tôm. Trong trường hợp bệnh nặng các vết lở loét ăn sâu vào thân vỏ làm tôm lột rớt, bỏ ăn, bơi lội lờ đờ, gan ruột yếu... Tôm nhiễm bệnh nặng hầu như không còn nhớt, ốp thân và lột rớt hàng loạt. Khi rơi vào giai đoạn này các bước điều trị hiệu quả rất thấp và hao mẫu (Hình 7, 8, 9, 10).

2. Mùa vụ xuất hiện bệnh:

- Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng thường là vào giai đoạn mùa mưa (tháng 6-9 âm lịch) hoặc ở những vùng nuôi có độ mặn thấp < 10‰. - Bệnh xảy ra chủ yếu ở giai đoạn tôm từ 35 ngày tuổi trở lên vì giai đoạn này tôm đang trong pha tăng trưởng nhanh về thể trọng, nhu cầu hấp thu khoáng chất cao để đáp ứng quá trình lột xác diễn ra liên tục.

III. GIẢI PHÁP PHÒNG & XỬ LÝ BỆNH

1. Giải pháp phòng bệnh:

- Cải tạo ao đầu vụ cần sên vét bùn đáy ao kỹ càng và xử lý nấm, khuẩn từ giai đoạn đầu vụ nuôi bằng AQUA CIDE: Dùng 1L/500-1.000m3. - Trong quá trình nuôi cần duy trì độ kiềm trong suốt quá trình nuôi tốt nhất >120mg/L. Bổ sung định kỳ BIO POND 02: Dùng 2-3kg/1.000m3, 2-3 ngày/lần, nhằm ổn định độ kiềm và duy trì hệ đệm tốt trong ao. - Kiểm soát thức ăn tránh để dư thừa và đảm bảo oxy hòa tan thích hợp trong suốt giai đoạn nuôi để đáp ứng nhu cầu lột xác dễ dàng >4mg/L. - Định kỳ kiểm tra mật độ khuẩn trong ao 1 tuần/lần, kiểm soát mật số khuẩn dưới mức gây hại. - Cần chuẩn bị ao chứa lắng để chủ động cung cấp nước đã xử lý cho ao nuôi khi cần thiết. - Quản lý chất lượng nước và môi trường ao nuôi bằng vi sinh, sử dụng bộ 3 sản phẩm vi sinh VB-EM super, PROCA_2x, SUPER BACILLUS BT suốt vụ nuôi. - Định kỳ bổ sung dinh dưỡng khoáng CALCIMAX, X2 new cho ăn giúp tôm đầy đủ khoáng chất, tăng cường miễn dịch hạn chế mầm bệnh tấn công.

* Lịch xử lý và cho ăn phòng bệnh:

2. Giải pháp xử lý bệnh đốm đen:

- Khi tôm mắc bệnh ở giai đoạn ủ & mới chớm bệnh là thích hợp điều trị và tỷ lệ thành công cao, chúng ta cần xác định được tình trạng tôm và tỷ lệ cảm nhiễm của tổng đàn để đưa ra phương án xử lý thích hợp.

a. Giai đoạn ủ bệnh: Điều trị nấm vàng mới đóng, tỷ lệ cảm nhiễm dưới 20% tổng đàn. * Giải pháp: - Giảm 30% lượng thức ăn, thay 20-30% nước trước rồi mới tiến hành xử lý.

b. Giai đoạn 2: Điều trị tôm bị ăn mòn vỏ, giảm nhớt, nấm đóng vàng thân, bắt mồi giảm. - Giảm 40% lượng thức ăn hàng, thay 20-30% nước trước rồi mới tiến hành xử lý.

3. Giai đoạn 3: Tôm bị đốm đen >20% đàn, giảm ăn, lột dính vỏ, có rớt nhiều, tôm mềm nổi lờ đờ, gan và ruột yếu.

- Đối với trường hợp này, tôm đã bị rất nặng, khả năng điều trị thành công rất thấp và hao mẫu, do đó cần xem xét cân đối chi phí và hiệu quả lợi nhuận để quyết định điều trị.

* Lưu ý:

1. Nên chày tôm kiểm tra tỉ lệ nhiễm bệnh trước, đánh giá sức khỏe rồi mới tiến hành xử lý. 2. Trong quá trình điều trị cần quan sát kỹ, khi vỏ tôm đã lành mới tiến hành kích lột. 3. Hạn chế sử dụng vôi, khoáng chất và các tác nhân gây lột khác (thay nước nhiều, đánh các loại Vitamin) khi tôm chưa lành vỏ để tránh hiện tượng rớt hàng loạt.

Bản tin kỹ thuật số 10 Dành cho TÔM - Công ty TNHH VIBO

Mời bà con cùng đọc và chia sẻ bản tin nhé !!!

Bài viết đã được Công ty TNHH VIBO mua tác quyền từ tác giả. Bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn từ Công ty TNHH VIBO.

Từ khóa » Cách Trị Tôm Bị đốm đen