Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị đốm đen Trên Tôm Thẻ Chân Trắng ...
Có thể bạn quan tâm
Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Đốm Đen Trên Tôm Thẻ Chân Trắng
Trong thời gian gần đây, tôm bị đốm đen gây thiệt hại lớn cho bà con nuôi tôm Việt Nam. Trong giai đoạn đang phát triển, tôm bị đốm đen có thể gây chết 80-90% nếu không có biện pháp phòng tránh kịp thời.
Nếu tôm thu hoạch bị đốm đen thì có thể giảm giá thành thu mua, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của bà con. Bài viết dưới đây Tin Cậy sẽ giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng trị đốm đen trên tôm thẻ chân trắng.
Nguyên nhân gây đốm đen trên tôm thẻ chân trắng
Thường những đốm đen trên tôm thẻ chân trắng được tạo ra do các loài vi khuẩn có hại trong ao tôm gây ra. Những loài vi khuẩn này tiết ra các chất có khả năng ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm, sau khi lành lại gây những đốm đen trên vỏ tôm. Chúng thường phát triển mạnh ở các ao có tình trạng ô nhiễm nước và tích tụ nhiều loại khí độc như: NH3, NO2 và H2S, hàm lượng Oxy hoàn tan trong nước thấp.
Ngoài vi khuẩn thì những nguyên nhân khác như nấm, động vật nguyên sinh khác cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến vỏ tôm. Nấm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến mang và vỏ tôm gây những đốm đen trên vỏ, động vật nguyên sinh thì gây đen mang ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm.
Dấu hiệu của tôm bị đen mang
Đốm đen trên tôm thẻ chân trắng có thể xuất hiện từ giai đoạn 20 – 90 ngày tuổi và tập trung nhiều nhất từ 25 – 45 ngày tuổi. Đặc biệt, vào những giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, độ mặn xuống thấp là thời điểm mà tỷ lệ tôm bị đốm đen cao nhất.
Khi tôm bị đốm đen, nếu quan sát bằng mắt thường chúng ta có thể nhận ra:
- Tôm giảm ăn, bỏ ăn, bơi lờ đờ, hoạt động kém nhanh nhẹn, tốc độ tăng trưởng giảm
- Trên thân tôm xuất hiện nhiều đốm đen li ti nằm rải rác hoặc chụm lại thành từng đám
- Có thể xuất hiện những tổn thương phụ như mòn đuôi, mòn vảy râu, cụt râu,…
- Đối với những trường hợp bị nặng ruột sẽ rỗng, gan nhợt nhạt, bề mặt tôm bị đen và có mùi hôi.
Phòng ngừa tôm bị đốm đen
Khi tôm bị nhiễm bệnh đốm đen thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Một số trường hợp phát hiện bệnh trễ thì hầu như mọi biện pháp đều không mang lại kết quả tốt và phải tiến hành thu hoạch ngay lập tức. Một số trường hợp tôm bị đốm đen chỉ được phát hiện khi thu hoạch dẫn đến giảm năng suất tôm nuôi.
- Thường xuyên theo dõi tình trạng vệ sinh ao, đầm nuôi tôm và các yếu tố chất lượng nước. Sử dụng định kỳ Chế phẩm sinh học Em Aqua để ổn định nguồn nước ao nuôi, tránh các vi sinh vật có hại phát triển.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
- Nuôi với mật độ nuôi thích hợp, tránh tình trạng nuôi quá dày làm nguồn nước không ổn định, Oxy giảm và các loại khí độc tăng làm tăng nguy cơ đốm đen trên tôm.
- Thường xuyên kiểm tra Oxy, kiểm tra các loại khí độc như: NH3, NO2, H2S,.. để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu ao bị khí độc thì nên ưu tiên sử dụng các loại men vi sinh có thành phần các loại vi sinh xử lý khí độc như: Men vi sinh xử lý đáy (Bio-TC7) hoặc Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8) để giảm lượng khí độc và giảm nguy cơ đốm đen trên tôm.
- Bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất, các loại Vitamin tổng hợp và hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.
- Điều chỉnh, cân đối lượng thức ăn phù hợp, tránh trường hợp thừa nhiều thức ăn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Tham khao chi tiết sản phẩm: Vitamin C cho tôm – Nova C
Cách trị đốm đen trên tôm thẻ chân trắng
Khi phát hiện tôm có dấu hiệu bị bệnh, cách điều trị tôm bị đốm đen như sau:
- Diệt khuẩn ao nuôi bằng sản phẩm phù hợp theo từng độ tuổi của tôm. Sử dụng BKC 800 để diệt khuẩn ao nuôi định kỳ
Tham khảo chi tiết sản phẩm: Thuốc sát trùng cho tôm Anova BKC 800
- Sau 36 giờ diệt khuẩn, tiến hành cấy vi sinh với hàm lượng cao (có thể bổ sung mật rỉ đường để điều chỉnh độ pH). Sử dụng Chế phẩm sinh học EM Aqua để cấy lại hệ vi sinh cho nước, ổn định nguồn nước nuôi tôm.
- Tăng cường sục khí cho ao nuôi, giảm cho ăn từ 10 – 30% lượng thức ăn thường ngày.
- Bổ sung khoáng chất, vitamin tổng hợp, men vi sinh có lợi và các hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch cho tôm nuôi.
Mọi thắc mắc về “Nguyên nhân và cách phòng trị bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Từ khóa » Cách Trị Tôm Bị đốm đen
-
Bệnh đốm đen Trên Tôm Và Cách Phòng Trị - Tạp Chí Thủy Sản
-
CÁCH TRỊ TẬN GỐC BỆNH ĐỐM ĐEN TRÊN TÔM
-
GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỐM ĐEN TRÊN TÔM THẺ
-
CÁCH TRỊ ĐỐM ĐEN TRÊN TÔM THẺ - Âu Mỹ - AEC
-
“Bệnh đốm đen” Trên Tôm Thẻ Chân Trắng - Vinhthinh Biostadt JSC
-
Một Số Nguyên Nhân Gây Bệnh đốm đen Trên Tôm Và Cách điều Trị
-
ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG BỆNH ĐỐM ĐEN TRÊN TÔM – BÀ CON ...
-
Nguyên Nhân Tôm Bị đốm đen Và Cách Phòng Trị - Microbe Lift
-
Cách Phòng Trị Bệnh đốm đen Trên Tôm Thẻ Chân Trắng - Dr.Tom
-
WIN1000 -Thuốc đặc Trị Tôm Bị đốm đen
-
Bện Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đốm Đen Trên Tôm Thẻ
-
Cách Khắc Phục Bệnh đốm đen Trên Tôm Hiệu Quả Và đơn Giản Nhất