Giải Pháp Toàn Diện Cho Trẻ Biếng ăn (lười ăn) Khó Ngủ - Nutrihome
Có thể bạn quan tâm
Biếng ăn không phải một căn bệnh. Nó là triệu chứng cho thấy trẻ không có hứng thú với các món ăn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, làm trẻ ngủ không yên giấc, quấy khóc, mệt mỏi. Vậy nên, ngay khi thấy bé yêu xuất hiện những biểu hiện của một trẻ biếng ăn khó ngủ, mẹ phải tìm hiểu nguyên nhân ngay để giúp trẻ sớm quay trở lại thời kỳ “ăn no ngủ kỹ”.
Trẻ biếng ăn thường đi đôi với ngủ ít, ngủ không sâu
Trên thế giới, tỷ lệ trẻ 1-6 tuổi biếng ăn lên tới trên 50%. Tại Việt Nam, con số này nằm trong khoảng 20-40%. Trong số các bé được mẹ đưa đi khám ở trung tâm dinh dưỡng, ⅔ là đến khám do biếng ăn. Đặc biệt, hầu như tất cả mọi đứa trẻ đều ít nhất một lần trải qua giai đoạn lười ăn, do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Do đâu trẻ biếng ăn và khó ngủ?
Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Miền Bắc Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, có ba nguyên nhân chính gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ:
- Biếng ăn tâm lý: trẻ bị ép ăn nhiều bữa, nhiều chất, ăn liên tục dù không đói… lâu dần trở nên sợ ăn. Ngoài ra, nhiều mẹ hay quát mắng, dọa nạt, thậm chí đánh con trong bữa ăn khiến bé bị ám ảnh mỗi khi nhìn thấy thức ăn.
- Biếng ăn sinh lý: xảy ra trong giai đoạn biến đổi về thể chất hoặc tâm lý theo chu trình phát triển tự nhiên của bé. Một số giai đoạn trẻ thường biếng ăn sinh lý là thời kỳ tập lẫy, tập đi, mọc răng, đi nhà trẻ…
- Biếng ăn bệnh lý: Trẻ bị cảm sốt, ho, sổ mũi sẽ trở nên khó chịu, mệt mỏi dẫn tới lười ăn là lẽ đương nhiên. Bên cạnh đó, một số bệnh về tiêu hóa hoặc răng miệng như tiêu chảy, viêm nướu, nhiễm ký sinh trùng… cũng là “thủ phạm” đằng sau chứng chán ăn ở trẻ.
Hầu hết những trẻ biếng ăn kéo dài sẽ kèm theo tình trạng ngủ ít, ngủ không sâu giấc. Nguyên nhân là:
- Bé ăn ít, bỏ bữa, ăn không đủ chất sẽ khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, trong đó có các vi chất quan trọng như canxi, vitamin D, kẽm, sắt… ảnh hưởng đến giấc ngủ sâu của trẻ
Trẻ ngủ ngon hơn khi cơ thể không bị thiếu các vi chất thiết yếu
- Khi bé “ăn không no” thì dạ dày rỗng, lượng đường trong máu hạ thấp, các tế bào thần kinh niêm mạc dạ dày báo hiệu lên não làm các cơ thành ruột, dạ dày co bóp theo phản xạ tự nhiên. Kích thích này khiến trẻ “ngủ không kỹ”, bứt rứt, quấy khóc.
- Biếng ăn kéo dài khiến não bộ không được cung cấp đủ nguyên liệu để hoạt động, làm bé khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu.
Trẻ biếng ăn ít ngủ để lại hậu quả gì?
Như một quy luật tất yếu, tình trạng trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc sẽ để lại những hậu quả như:
- Trẻ thường xuyên mệt mỏi, uể oải, lờ đờ, buồn ngủ nhưng ngủ không được.
- Thiếu chất dinh dưỡng, chậm tăng cân thậm chí sụt cân, chậm phát triển chiều cao.
- Còi xương, suy dinh dưỡng.
- Sức đề kháng suy giảm, khiến bé dễ mắc bệnh vặt như viêm đường hô hấp, tiêu chảy…
- Giảm chỉ số phát triển trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi.
Giải pháp cho trẻ biếng ăn khó ngủ
Để giúp bé ăn ngon và lấy lại giấc ngủ sâu, mẹ có thể thử các cách sau:
- Tập cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc. Từ đó, trẻ sẽ biết cảm giác lúc nào đói thì đòi ăn, buồn ngủ thì đi ngủ.
- Thiết lập cho trẻ một chế độ ăn đặc biệt, giàu dưỡng chất, dễ hấp thu. Ưu tiên một số thực phẩm giúp bé ngủ ngon như sữa, hạt sen, quả óc chó…
- Thay đổi thực đơn cho bé hàng ngày, trình bày món ăn đẹp mắt để kích thích vị giác bé.
Món ăn trình bày đẹp mắt sẽ giúp bé hào hứng với bữa ăn
- Không quát nạt, đánh mắng trẻ trong bữa ăn. Việc làm này chẳng những khiến bé sợ ăn mà còn dễ gặp ác mộng, giật mình khi ngủ.
- Không kéo dài bữa ăn quá 30 phút, không cho trẻ ăn rong hoặc vừa ăn vừa xem các thiết bị điện tử. Cố gắng cho bé ngồi ăn chung với gia đình.
- Đừng bao giờ để bé đi ngủ với cái bụng rỗng. Nếu bé không ăn hoặc ăn ít, mẹ hãy cho bé uống một ly sữa ấm trước khi ngủ 30 phút để giúp dạ dày bé bớt đói. Bé sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Tăng cường bổ sung canxi, vitamin D cho bé bằng cách phơi nắng 30 phút mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem có cần thiết phải cho bé uống thêm một số loại vitamin hay không.
Xem thêm:
- Sữa dành cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân
- Thuốc cho trẻ biếng ăn
Nếu đã làm đủ cách mà vẫn chưa cải thiện được chứng lười ăn khó ngủ ở bé, mẹ hãy đưa bé đến Hệ thống phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome. Tại đây, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ cùng mẹ tìm hiểu nguyên nhân khiến bé lười ăn, đồng thời tư vấn cách khắc phục hiệu quả.
Bên cạnh đó, chuyên gia tiết chế sẽ xây dựng thực đơn cá nhân hóa theo ngày, tuần, tháng dựa trên tình trạng dinh dưỡng, sở thích và thói quen ăn uống của trẻ. Đồng thời, các chuyên gia ẩm thực – dinh dưỡng Nutrihome còn trực tiếp hướng dẫn mẹ các bước chọn thực phẩm, chế biến món ăn một cách khoa học, đơn giản để mang đến những thực đơn ngon miệng, bổ dưỡng, từ đó khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn khó ngủ kéo dài.
Đánh giá bài viếtTừ khóa » Con Biếng ăn Khó Ngủ
-
Trẻ Biếng ăn Khó Ngủ - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Trẻ Biếng ăn Và Khó Ngủ: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục
-
Bố Mẹ Cần Lưu ý điều Gì Khi Trẻ Biếng ăn Khó Ngủ?
-
[Bé 3 Tuổi Biếng ăn, Khó Ngủ] Nguyên Nhân Và 6+ Cách điều Trị
-
Trẻ Biếng ăn Khó Ngủ - Bài Toán Khó Cho Các Bậc Phụ Huynh
-
Trẻ 5 Tuổi Biếng ăn Khó Ngủ: Nguyên Nhân Và Giải Pháp - Monkey
-
Trẻ 2 Tuổi Biếng ăn Khó Ngủ Cần Khắc Phục Ngay Như Thế Nào?
-
Giải Pháp Toàn Diện Cho Trẻ Biếng ăn Khó Ngủ
-
Bé Biếng ăn, Khó Ngủ - Giải Pháp Cho Mẹ - Fitobimbi Sonno
-
5 điều Mẹ Cần Làm Ngay Khi Thấy Bé Biếng ăn Ngủ Không Ngon
-
Chán ăn Mất Ngủ Là Biểu Hiện Của Bệnh Lý Gì? Cách Cải Thiện Hiệu Quả
-
Trẻ Biếng ăn Khó Ngủ Cách Nào Khắc Phục Hiệu Quả
-
Vì Sao Trẻ Bị Rối Loạn Giấc Ngủ? | Vinmec
-
Trẻ 8 Tháng Ngủ Không Sâu Giấc, Biếng ăn Có Phải Do Thiếu Canxi?