Trẻ Biếng ăn Khó Ngủ - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tình trạng trẻ biếng ăn khó ngủ khá phổ biến ở các gia đình có con nhỏ. Tuy nó không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến trẻ nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn sự phát triển sau này của trẻ. Các bậc phụ huynh nên dành thời gian để tìm hiểu về chứng biếng ăn khó ngủ của trẻ qua bài viết dưới đây để từ đó có cách giải quyết hợp lý nhé.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn khó ngủ
    • 1.1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn
    • 1.2 Nguyên nhân dẫn đến trẻ khó ngủ
  • 2.Trẻ biếng ăn khó ngủ dẫn đến hậu quả gì?
  • 3.Biện pháp giải quyết chứng biếng ăn khó ngủ ở trẻ

1.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn khó ngủ

1.1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thường sẽ có 3 nguyên nhân chính:

– Biếng ăn sinh lý: Đây là giai đoạn xảy ra trong thời kỳ trẻ đang có những biến đổi về thể chất hoặc hình thành một số kỹ năng mới như tập đi, tập bò, tập ăn dặm, mọc răng…Vì vậy, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, cơ thể chưa quen với sự thay đổi mới dẫn đến trẻ dễ quấy khóc, biếng ăn. Đây là những biểu hiện hết sức bình thường hay gặp trong giai đoạn phát triển của bé. Do đó, các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng và cùng trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này nhé.

– Biếng ăn tâm lý: Thường xảy ra khi có những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ như người lớn hay dọa nạt trẻ khi ăn, thay đổi môi trường sống hoặc có thể trẻ đang cảm thấy stress, khủng hoảng tâm lý. Các yếu tố trên góp phần làm tâm lý của trẻ có xu hướng né tránh, sợ sệt, cáu gắt khi đến giờ ăn.

– Biếng ăn bệnh lý: Khi trẻ gặp một số vấn đề về sức khỏe như bị cảm sốt, rối loạn đường tiêu hóa, viêm nhiễm khuẩn hoặc bất kỳ các bệnh lý nào khác đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống của trẻ. Khi đó, bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và có các biện pháp điều trị bệnh nhằm giúp trẻ nhanh chóng trở lại sinh hoạt ăn uống bình thường.

Trẻ biếng ăn khó ngủ có thể do các vấn đề từ tâm lý, sinh lý, bệnh lý của trẻ.

Trẻ biếng ăn khó ngủ có thể do các vấn đề từ tâm lý, sinh lý, bệnh lý của trẻ.

1.2 Nguyên nhân dẫn đến trẻ khó ngủ

Đa phần khi trẻ gặp tình trạng biếng ăn thường sẽ kèm theo tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc về đêm. Sau đây là các nguyên nhân chính có thể dẫn đến tình trạng trẻ khó ngủ :

– Trẻ bị đói: Đây có thể xem là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chứng biếng ăn khó ngủ ở trẻ. Đối với những trẻ biếng ăn, lượng thức ăn nạp vào cơ thể không đủ dẫn đến dạ dày rỗng, lượng đường trong máu hạ thấp. Khi đó, các tế bào thần kinh ở niêm mạc dạ dày sẽ báo hiệu lên não dẫn đến dạ dày co bóp liên tục làm trẻ khó chịu, quấy khóc khi ngủ.

– Môi trường sống bị ô nhiễm bởi tiếng ồn, khói bụi: Khi môi trường xung quanh trẻ bị ô nhiễm bởi tiếng ồn, khói bụi dễ tác động đến hệ hô hấp và hệ thần kinh chưa hoàn thiện của trẻ. Điều này làm trẻ khó ngủ sâu giấc, bứt rứt, khó chịu.

– Trẻ thay đổi môi trường sống: Khi bé thay đổi môi trường sống sẽ chưa kịp thích ứng với nơi sống ở đó nên trẻ sẽ lạ chỗ ngủ, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh khi thay đổi đột ngột từ môi trường trong bụng mẹ ra thế giới bên ngoài có thể khiến trẻ sợ hãi, chưa quen với điều kiện sống xung quanh dẫn đến việc trẻ khó ngủ.

– Trẻ đang gặp các vấn đề về bệnh lý: Các vấn đề về sức khỏe của trẻ như cảm sốt, viêm nhiễm, đau răng… cũng là một trong những nguyên nhân làm giấc ngủ của trẻ không được đảm bảo.

– Trẻ bị rối loạn giấc ngủ hoặc đang ngủ bị giật mình: Không chỉ có người lớn mới gặp các vấn đề về stress, rối loạn giấc ngủ mà ngay cả trẻ con vẫn gặp các vấn đề này. Nhiều trẻ khi ngủ nằm mơ thấy ác mộng hoặc mắc phải các triệu chứng về rối loạn giấc ngủ dẫn đến trẻ ngủ không sâu giấc, dễ bị giật mình tỉnh dậy.

– Thời gian trẻ đi ngủ không hợp lý: Trẻ con thường không tự giác đi ngủ, chỉ khi trẻ đã mệt thì mới có nhu cầu đi ngủ. Chính vì thế, nhiều ba mẹ thường bắt trẻ đi ngủ sớm khi trẻ chưa thật sự buồn ngủ khiến bé cảm thấy khó chịu và cáu gắt khi ngủ.

2.Trẻ biếng ăn khó ngủ dẫn đến hậu quả gì?

Tình trạng trẻ biếng ăn khó ngủ tuy không phải là bệnh cấp tính đe dọa nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng nếu kéo dài sẽ để lại những hậu quả nhất định ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như:

– Việc trẻ biếng ăn lâu ngày dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao hơn so với các bạn cùng lứa tuổi khác.

– Trẻ không đủ năng lượng và sự tỉnh táo cho các hoạt động. Bé luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, uể oải, buồn ngủ nhưng không ngủ được.

– Trẻ bị tác động đến tâm lý và nhận thức như rối loạn nhận thức hành vi, suy giảm trí tuệ, kém tập trung, giảm trí nhớ.

– Hệ đề kháng và tiêu hóa cũng theo đó suy giảm rõ rệt. Trẻ dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, cảm sốt, viêm đường hô hấp…

Trẻ biếng ăn khó ngủ dễ khiến trẻ rối loạn tâm lý, dễ quấy khóc.

Trẻ biếng ăn khó ngủ dễ khiến trẻ rối loạn tâm lý, dễ quấy khóc.

3.Biện pháp giải quyết chứng biếng ăn khó ngủ ở trẻ

Khi các bố mẹ đã tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như hậu quả của vấn đề biếng ăn khó ngủ của trẻ thì bước tiếp theo là cần tìm giải pháp khắc phục tình trạng trên. Sau đây là một số mẹo gợi ý giúp bố mẹ có thể giúp trẻ ăn ngon ngủ sâu:

– Tạo lập thói quen cho trẻ ăn ngủ đúng giờ hợp lý: Bố mẹ nên thiết lập thời gian biểu hợp lý cho việc ăn uống, ngủ nghỉ của bé được cân bằng, tránh tình trạng trẻ ăn ngủ quá nhiều hoặc quá ít. Đối với bữa ăn nên phân bố thời gian các bữa chính phụ đan xen hợp lý. Vào buổi tối, mẹ không nên cho bé ăn quá no và vào ban ngày không nên cho bé ngủ quá nhiều để tránh tình trạng trẻ mất ngủ về đêm.

– Cải thiện chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn cho trẻ: Xây dựng thực đơn đa dạng, phong phú, có thể trang trí món ăn đẹp mắt để kích thích thị giác của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ như các vitamin, kẽm, sắt, chất xơ… – Massage hoặc kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ: Việc massage giúp trẻ bớt mỏi và được thư giãn, thoải mái, do đó bé sẽ ngủ ngon giấc hơn. Tương tự, việc kể chuyện cho bé không những tạo sự gắn kết giữa bố mẹ và bé mà còn giúp trẻ ngủ sâu giấc nhờ những câu truyện được kể trước khi ngủ.

– Tạo môi trường trong lành cho bé vận động, tắm nắng hằng ngày: Bố mẹ nên tạo một không gian trong lành, nhiều cây xanh để trẻ hằng ngày được vận động vui chơi, tiếp xúc với thiên nhiên. Các hoạt động vui chơi giúp trẻ tiêu hao năng lượng nhờ đó bé sẽ mau đói hơn nên sẽ ăn ngon miệng và đồng thời giúp trẻ có giấc ngủ ngon vào buổi tối. Ngoài ra, vào sáng sớm nên cho trẻ tắm nắng để giúp bổ sung lượng vitamin D cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

– Bố mẹ tuyệt đối không gây áp lực tâm lý cho trẻ trong việc ăn uống, ngủ nghỉ: Việc bố mẹ thúc ép, dọa nạt trẻ trong việc đi ngủ hoặc ăn uống càng khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, gây áp lực tâm lý đối với trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên kiên nhẫn dỗ ngọt trẻ khi bé có biểu hiện biếng ăn, khó ngủ.

Các hoạt động vui chơi giúp trẻ ăn ngon miệng và có giấc ngủ ngon vào buổi tối.

Các hoạt động vui chơi giúp trẻ ăn ngon miệng và có giấc ngủ ngon vào buổi tối.

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin hữu ích để các bậc phụ huynh có thể tham khảo giúp trẻ giải quyết tình trạng biếng ăn khó ngủ. Nếu các cách trên đều không hiệu quả thì bố mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện hoặc trung tâm dinh dưỡng để thăm khám và có hướng giải quyết tốt nhất. Chúc bạn sẽ sớm tìm được giải pháp tối ưu giúp bé ăn ngon ngủ sâu.

Từ khóa » Con Biếng ăn Khó Ngủ