Giải Phát Triển Năng Lực Vật Lí 8 Bài 14: Định Luật Về Công - Tech12h
Có thể bạn quan tâm
A. LÝ THUYẾT
1. So sánh công thực hiện khi có sử dụng và không sử dụng máy cơ đơn giản
Thực hiện một trong ba thí nghiệm được hướng dẫn sau đây để so sánh công cơ học khi đưa một vật lên cùng một độ cao có sử dụng và không sử dụng một trong các máy cơ đơn giản:
MẶT PHẲNG NẰM NGHIÊNG
1. Bố trí thí nghiệm như hình 14.1.
- Tiến hành thí nghiệm đo độ lớn lực kéo và quãng đường dịch chuyển khi đưa một vật lên cùng độ cao trong trường hợp có sử dụng và không sử dụng mặt phẳng nghiêng. (Lưu ý: Kéo vật chậm và đều tay để vật chuyển động coi như là đều)
- Lặp lại thí nghiệm nhưng thay đổi độ cao của mặt phẳng nghiêng.
- Ghi lại kết quả vào bảng 14.1 sau đó tính công của lực
Bảng 14.1
Các đại lượng cần xác định | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | |||
Kéo trực tiếp | Dùng mặt phẳng nghiêng | Kéo trực tiếp | Dùng mặt phằng nghiêng | Kéo trực tiếp | Dùng mặt phẳng nghiêng | |
Lực F | ||||||
Quãng đường đi được | ||||||
Công A |
2. Qua kết quả ở các lần đo khác nhau, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ lớn lực kéo và quãng đường dịch chuyển của lực kế trong hai trường hợp.
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Hướng dẫn:
1. Học sinh tự đo
2. Trường hợp không sử dụng mặt phẳng nghiêng: lực kéo lớn, quãng đường dịch chuyển nhỏ.
Trường hợp sử dụng mặt phẳng nghiêng: lực kéo nhỏ, quãng đường dịch chuyển lớn.
RÒNG RỌC CỐ ĐỊNH
1. Bố trí thí nghiệm như hình 14.2
- Tiến hành thí nghiệm đo độ lớn lực kéo và quãng đường dịch chuyển khi đưa một vật lên cao cùng một độ cao trong trường hợp có sử dụng và không sử dụng ròng rọc cố định. (Lưu ý: Kéo vật chậm và đều tay để vật chuyển động coi như là đều.)
- Lặp lại thí nghiệm nhưng thay đổi độ cao kéo vật lên.
- Ghi lại kết quả vào bảng 14.2 sau đó tính công của lực
2. Qua kết quả ở các lần đo khác nhau, em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa độ lớn lực kéo và quãng đường dịch chuyển của lực kế trong hai trường hơp.
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Hướng dẫn:
1. Học sinh tự đo
2. Trường hợp sử dụng ròng rọc cố định: lực kéo nhỏ,quãng đường dịch chuyển lớn.
Trường hợp không sử dụng ròng rọc cố định: lực kéo lớn, quãng đường dịch chuyển lớn.
RÒNG RỌC ĐỘNG
1. Bố trí thí nghiệm như hình 14.3
- Tiến hành thí nghiệm đo độ lớn lực kéo và quãng đường dịch chuyển khi đưa một vật lên cùng một độ cao trong trường hợp có sử dụng và không sử dụng ròng rọc động (Lưu ý: Kéo vật chậm và đều tay để vật chuyển động coi như là đều).
- Lặp lại thí nghiệm nhưng thay đoỏi độ cao kéo vật lên trên
- Ghi lại kết quả vào bảng 14.3 sau đó tính công của lực
Bảng 14.3
Các đại lượng cần xác định | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | |||
Kéo trực tiếp | Kéo trực tiếp | Kéo trực tiếp | Kéo trực tiếp | Kéo trực tiếp | Kéo trực tiếp | |
Lực F | ||||||
Quãng đường đi được S | ||||||
Công A |
Chọn từ thích hợp điền vào ô trống để hoàn thành nhận xét:
- Công của lực kéo vật lên trực tiếp ........................... (lớn hơn / nhỏ hơn / bằng) công của lực kéo vật lên có sử dụng máy cơ đơn giản.
- Khi sử dụng máy cơ đơn giản, nếu độ lớn lực kéo càng .......................... (tăng / giảm) thì quãng đường dịch chuyển của lực càng ...................... (tăng / giảm) và hai đại lượng này biến đổi .................................. (tỉ lệ thuận / tỉ lệ nghịch) với nhau.
2. Rút ra nội dung định luật
Qua các kết quả thực nghiệm và nhận xét rút ra ở trên chúng ta rút ra được khái quát định luật về công:
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta ................................ Được ................... về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về ................... và ......................
Hướng dẫn:
1. Nhận xét:
- Công của lực kéo vật lên trực tiếp bằng công của lực kéo vật lên có sử dụng máy cơ đơn giản.
- Khi sử dụng máy cơ đơn giản, nếu độ lớn lực kéo càng giảm thì quãng đường dịch chuyển của lực càng tăng và hai đại lượng này biến đổi tỉ lệ nghịch với nhau.
2. Kết luận
- Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về quãng đường dịch chuyển và ngược lại.
Từ khóa » Soạn Lý 8 Bài 14 Bảng 14.1
-
Giải Vật Lí 8 Bài 14: Định Luật Về Công
-
Bài 14. Định Luật Về Công
-
Vật Lý 8 Bài 14: Định Luật Về Công - HOC247
-
Giải Bài Tập SGK Vật Lý Lớp 8 Bài 14: Định Luật Về Công
-
Vật Lí 8 - Bài 14 - Định Luật Về Công - Cô Phạm Thị Hằng (HAY NHẤT)
-
Vật Lý Lớp 8 - Bài 14 - Định Luật Về Công - YouTube
-
Giải Bài 14 Vật Lí 8: Định Luật Về Công - Tech12h
-
Giải Vật Lí 8 Bài 14: Định Luật Về Công SGK Tổng Hợp
-
Giải Bài Tập Vật Lý 8 Bài 14 Định Luật Về Công Dễ Hiểu Nhất
-
Bài 14. Định Luật Về Công - SGK Vật Lí 8 - Giải Bài Tập
-
Giải Bài Tập Vật Lí 8 - Bài 14: Định Luật Về Công
-
Giải Bài 14.1, 14.2, 14.3, 14.4 Trang 39 Sách Bài Tập Vật Lí 8