Giải Phẫu Bệnh Học: Sỏi Thận, Ghép Thận | BvNTP

SỎI THẬN

Sỏi thận có thể hình thành trong ống góp của thận hoặc ở các nơi khác trong đường niệu; tuy nhiên vị trí thường gặp nhất là ở đài- bể thận. Sỏi thận xảy ra ở nam nhiều hơn nữ; kích thước thay đổi, từ rất nhỏ ( < 1mm) đến rất lớn (choán hết đài bể thận). Biến chứng thường gặp của sỏi thận là tiểu máu, nhiễm trùng tiểu ngược dòng, viêm mủ đài-bể thận, thận ứ nước, thận ứ mủ. Về thành phần hoá học của sỏi, đa số là sỏi oxalate calci và phosphat calci, chiếm 75% trường hợp; phần còn lại là sỏi urát, sỏi struvit, sỏi cystin. (Hình 24)

Nếu đã gây biến chứng, cần lấy sỏi ra bằng phẫu thuật hoặc siêu âm tán sỏi

Hình 24: Thận ứ nước do sỏi lớn, choán hết đài-bể thận

GHÉP THẬN

Đối với hầu hết bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối thì ghép thận là một chọn lựa điều trị tốt, nhưng có khá nhiều khó khăn cần được giải quyết. Ngoài việc tìm được người cho thận phù hợp, còn có hiện tượng miễn dịch thải ghép xảy ra ở người nhận; thận ghép có thể bị tổn thương do bệnh thận gốc hoặc do thuốc ức chế miễn dịch. Sau đây là bảng phân loại thải ghép và hình ảnh tổn thương đặc trưng trên thận ghép. (Hình 25)

Hình 25: Thải ghép cấp thể- dịch, miễn dịch hùynh quang cho thấy có C4d trong mao mạch cầu thận và mao mạch quanh ống thận (A); động mạch trong thận ghép bị hoại tử dạng fibrin, thành mạch lắng đọng chất dạng fibrin (*) và thấm nhập tế bào viêm (B).

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » Giải Phẫu Thận Trên Siêu âm