Giải Phẫu Bệnh Thiếu Nước Và Sung Huyết

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thiếu nước

Là tình trạng giảm thiểu bệnh lý các chất dịch của cơ thể, do những rối loạn cân bằng điện tích, ảnh hưởng đến các dịch thể của mạch máu và của mô đệm kẽ (vùng gian bào). Thiếu hụt nước sẽ gây tăng natrium máu làm tăng trương lực của dịch ngoài tế bào kèm thiếu nước trong tế bào. Ngược lại, thiếu hụt natrium hoặc hạ natrium sẽ cản trở việc chế tiết hormon chống lợi niệu làm nước thoát ra ngoài kèm nước nhập vào trong tế bào. Hiếm khi gặp tình trạng thiếu hụt các ion khác, như kalium (gây giảm kalium máu).

Thiếu nước biểu hiện dưới dạng khô các niêm mạc và thanh mạc, da nhăn nheo có nhiều nếp gấp. Các tế bào thượng mô bị teo đét, thoái hóa, tế bào tuyến không còn hoạt động chức năng, mô liên kết đông đặc. Thiếu nước cũng làm máu đặc hơn và có nồng độ cao.

Thiếu nước có thể do nhiều nguyên nhân như :

(1) không đủ lượng nước đưa vào cơ thể (do nhịn uống tự nguyện ở các tù nhân đấu tranh phản kháng) (do khát nước bắt buộc ở người lạc đường trên sa mạc cát) (do bệnh tật ở bệnh nhân tâm thần không chịu uống nước).

(2) nôn ói, tiêu chảy, ra mồ hôi quá mức ở bệnh nhân tiểu đường nhiễm acid nặng, dùng thuốc lợi niệu quá mức.

(3) rối loạn chuyển hóa các chất điện giải kèm giảm natrium máu, thường gặp trong suy thận vỏ.

Sung huyết

Là tình trạng ứ máu quá mức trong các mạch máu, đây là tổn thương khả hồi. Có 2 dạng sung huyết:

Sung huyết động

Là hiện tượng ứ máu trong các động mạch lớn, nhỏ vàvi mạch, đôi khi lan đến cả hệ tĩnh mạch (nếu có những nối động-tĩnh mạch), vùng mô sung huyết động có màu đỏ rực, sưng to (do phù), kèm nhiệt độ tăng cao. Các mạch máugiãn rộng, tế bào nội mạc phồng to, đôi khi kèm chảy máu do thoát hồng cầu và phù quanh mạch. Có thể thấy sung huyết động ở tử cung, tuyến vú (trước kỳ kinh nguyệt)hoặcởdadướidạngnhữngchấmmáu(trongbệnh nhiễm khuẩn). Sung huyết động không gây ảnh hưởng vĩnh viễn đến cấu trúc, nghĩa là tổn thương mang tính khả hồi, nhưng việc tưới máu quá mức có thể làm tăng chuyển hóa tế bào, gây tăng sản và ảnh hưởng đến mô như hiện tượng mất canxi ở xương.

Sung huyết động là do những cơ chế thần kinh giao cảm và đối giao cảm, có tác động điều hòa lưu thông lượng máu và trương lực động mạch. Những cơ chế đó chịu tác động (ức chế hoặc kích thích) của nhiều yếu tố khác nhau như: tác nhân vật lý (nóng, lạnh...), hóa học, độc tố vi khuẩn, chất nội tiết, dược phẩm, chất trung gian hóa học (do viêm), tác nhân tâm lý (sung huyết gây đỏ mặt ở thiếu nữ...), động tác phẫu thuật (như cắt dây thần kinh giao cảm thắt lưng có thể gây giãn mạch ở phía dưới nơi cắt và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hóa sẹo vết thương).

Sung huyết tĩnh

Là hiện tượng ứ máu trong các tĩnh mạch lớn, nhỏ và vi mạch. Vùng tổn thương có màu tím sẫm, nhiệt độ giảm, diện cắt có chảy dịch đen sẫm, sánh đặc. Hiện tượng giãn tĩnh mạch thường dễ nhận thấy qua kính hiển vi (do bị ảnh hưởng qua sinh thiết): có phù nề và chảy máu ở mô kẽ. Sung huyết tĩnh dẫn đến tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng mạch kèm vô oxy, ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng mô, tế bào. Thí dụ: tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa (trong bệnh xơ gan) dễ gây giãn tĩnh mạch ở thực quản, hệ tĩnh mạch nhánh bên của thành bụng. Tăng áp lực tĩnh mạch do ứ đọng máu kèm vô oxy sẽ tác động đến mô tế bào, gây teo đét, thoái hóa hoại tử và hóa sợi. Sung huyết tĩnh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho huyết khối tĩnh mạch.

Có nhiều nguyên nhân gây sung huyết tĩnh: (1) chèn ép tĩnh mạch kéo dài (do khối u hoặc các yếu tố bệnh khác...) (2) huyết khối làm lấp tắc lòng tĩnh mạch (3) dị tật vách mạch do bẩm sinh hoặc mắc phải (4) suy giảm trương lực của vách mạch và các van tĩnh mạch (5) suy tim...

Gan tim: Là một biểu hiện điển hình của sung huyết tĩnh. Dòng huyết lưu tĩnh mạch bị cản trở do suy tim phải hoặc suy tim toàn diện, đôi khi do viêm ngoại tâm mạc co thắt. Tình trạng ứ máu xảy ra ở hệ tĩnh mạch trên gan, gây rối loạn chuyển hóa ở mô gan theo hướng từ trung tâm ra ngoại vi. Tổn thương hiện diện thoạt tiên ở trung tâm tiểu thùy, bao gồm giãn rộng các xoang, chảy máu, thoái hóa mỡ rồi hoại tử tế bào gan. Cuối cùng, chỉ riêng vùng mô gan quanh khoảng cửa còn tương đối lành, làm cho khoảng cửa mang dáng vẻ của vùng trung tâm tiểu thùy, đó là hình ảnh "gan đảo ngược".

Diện cắt gan tim có những vạch đỏ sẫm (sung huyết) xen kẽ với những vạch vàng óng (thoái mỡ mỡ) tạo hình ảnh "gan hạt cau". Do sung huyết tĩnh nên gan to và đau, tình trạng bệnh này tăng hoặc giảm tùy thuộc giai đoạn suy tim, đó là dạng "gan đàn phong cầm". Nếu suy tim kéo dài, vùng trung tâm của tiểu thùy gan (do thiếu oxy mãn) sẽ hóa xơ, đó là "xơ gan tim" (cần phân biệt với bệnh "xơ gan" thực sự, trong thể bệnh này, có viêm kèm nhiều tiểu thùy gan tân tạo). Trong suy tim, tình trạng sung huyết tĩnh không chỉ thể hiện ở gan tim mà còn biểu hiện dưới dạng tràn dịch (ở khoang tim, phổi) (ở da, chi dưới, hoặc vùng thắt lưng mông ở bệnh nhân nằm liệt giường).

Phổi tim: Có màu đỏ sẫm, mật độ chắc, gần giống mô gan. Nguyên nhân do suy tim trái, bệnh van hai lá (hẹp, hở), hoặc suy tim toàn bộ. Ở giai đoạn cấp (phù phổi cấp), các khoang hốc phổi chứa đầy dịch thanh huyết, màu hồng nhạt (xuất nguồn từ các vi mạch giãn rộng quá mức), với biểu hiện lâm sàng nhiều đờm rãi có bọt hồng. Ở giai đoạn mãn, các vi mạch vách hốc phổi giãn rộng gây hồng cầu thoát mạch. Lòng hốc phổi chứa đầy dịch thanh tơ huyết kèm nhiều đại thực bào ăn hemosiderin (hồng cầu thoái hóa) gọi là "tế bào tim". Dần dần, vách hốc phổi hóa xơ, teo đét, dẫn đến giãn hốc phổi. Lớp cơ áo giữa của vách động mạch nhỏ và vi mạch có thể phì đại gây tăng huyết áp động mạch phổi.

Từ khóa » Sung Huyết Tĩnh Là Gì