GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG PHỨC HỢP VAI. CƠ VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ

Cập nhật lần cuối vào 11/04/2023

Xem lại phần 1: Giải phẫu chức năng phức hợp vai và khớp vai: Xương và khớp

Có thể chia các cơ ở vùng này làm hai nhóm: các cơ tác động lên xương bả vai và các cơ tác động lên xương cánh tay

Mục lục

CƠ VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ LÊN XƯƠNG BẢ VAI

Các cơ tác động lên xương bả vai

Có 5 cơ chủ yếu chịu trách nhiệm cho vận động xương bả vai.

  • Cơ thang (Trapezius)
  • Cơ nâng vai (Levator scapulae)
  • Cơ trám (Rhomboids)
  • Cơ răng trước (Serratus anterior)
  • Cơ ngực bé (Pectoralis minor)

Cơ thang

Cơ thang trên

  • O xương chẩm, dây chằng cổ trên các mỏm gai của các đốt sống cổ
  • I 1/3 ngoài của xương đòn, mỏm cùng vai
  • A nâng bả vai lên trên, xoay lên
  • N thần kinh sống phụ (TKSN XI), thành phần cảm giác C3 và C4

Cơ thang bó giữa

  • O mỏm gai từ C7 đến T3
  • I gai xương bả vai
  • A kéo bả vai vào trong
  • N thần kinh sống phụ (TKSN XI), thành phần cảm giác C3 và C4

Cơ thang bó dưới

  • O các mỏm gai của các đốt sống ngực giữa và dưới
  • I đáy của gai xương bả vai
  • A hạ bả vai xuống và xoay lên
  • N thần kinh sống phụ (TKSN XI), thành phần cảm giác C3 và C4

Cơ nâng bả vai

  • O các mỏm ngang của 4 đốt sống cổ đầu tiên
  • I bờ trong của xương bả vai
  • A nâng bả vai và xoay xuống dưới
  • N thần kinh cổ 3 và 4 và thần kinh lưng- bả vai (C5)

Các cơ trám (Rhomboid Muscles)

  • O mỏm gai từ C7 đến T5
  • I bờ trong của xương bả vai
  • A kéo xương bả vai vào trong, nâng và xoay xuống
  • N thần kinh lưng-bả vai (C5)
image27

Cơ răng trước (Serratus Anterior)

  • O bờ ngoài của 8 xương sườn trên
  • I bờ trong của xương bả vai, mặt trước
  • A Kéo xương bả vai ra trước (Scapular protraction) và xoay lên trên
  • N dây thần kinh ngực dài (C5, C6, C7)

Cơ ngực bé (Pectoralis Minor)

  • O bờ trước xương sườn 3 đến xương sườn 5
  • I mỏm quạ của xương bả vai
  • A hạ bả vai, kéo ra trước, xoay xuống dưới và nghiêng
  • N dây thần kinh ngực giữa (C8, T1)
Dây thần kinhPhân đoạn tủy sống
ThangThần kinh sọ não XIC3, C4
Nâng vaiLưng bả vaiC3, C4, C5
TrámLưng bả vaiC5
Răng trướcNgực dàiC5, C6, C7
Ngực béNgực giữaC8, T1
Bảng: phân bố thần kinh cho các cơ đai vai

Hoạt động cơ di chuyển xương bả vai

Các vận động của xương bả vai là nâng/hạ, kéo ra trước/kéo ra sau, xoay bả vai lên trên/xoay bả vai xuống dưới và nghiêng (tilt).

Vận độngCơ chínhVận độngCơ chính
Nâng bả vaiThang trên Nâng vaiTrám lớnTrám béHạ bả vaiNgực béThang bó dưới Lưng rộngDưới đòn
Kéo ra trước (khép)Răng trước Ngực lớn Ngực béKéo ra sau (dạng)thang Trám lớnTrám bé
Xoay bả vai lên trênThang Răng trước Xoay bả vai xuống dướiNâng vai Trám lớn, Trám bé
Bảng: Các vận động bả vai và cơ hoạt động

Các cơ nâng và xoay bả vai lên trên là cơ thang trên (UT), cơ thang giữa (MT), cơ thang dưới (LT) và cơ răng trước (S)

image33

Nâng và xoay bả vai xuống dưới: Cơ nâng vai (LS), Cơ trám lớn (RMa), Cơ trám bé (Rmi).

image34
Hình: Vận động xoay của xương bả vai phải

Các cặp phối lực (foce couple)

Một cặp lực được định nghĩa là các cơ kéo theo các hướng khác nhau để thực hiện cùng một vận động.

  • Ví dụ: Trong trường hợp đai vai, cơ thang trên kéo lên, cơ thang dưới kéo xuống, và các sợi dưới của cơ răng trước kéo ngang ra ngoài. Tác động tổng hợp là xương bả vai xoay lên trên.
  • Ví dụ khác: Sự kết hợp kéo xuống của cơ ngực bé, kéo vào trong của cơ trám và kéo lên trên của cơ nâng vai tạo nên động tác xoay xương bả vai xuống dưới

XEM VIDEO:

CƠ VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ LÊN XƯƠNG CÁNH TAY

Các cơ tác động lên xương cánh tay

Cơ delta bó trước

  • O 1/3 ngoài của xương đòn
  • I lồi củ delta
  • A dạng vai, gấp, xoay trong, và khép ngang
  • N: Thần kinh nách (C5, C6)

Cơ delta bó giữa

  • O mỏm cùng vai
  • I lồi củ delta
  • A dạng vai
  • N: Thần kinh nách (C5, C6)

Cơ delta bó sau

  • O gai xương bả vai
  • I lồi củ delta
  • A dạng vai, duỗi, quá duỗi,xoay ngoài, dạng ngang
  • N thần kinh nách (C5, C6)

Cơ ngực lớn, phần đòn

  • O một phần ba trong của xương đòn
  • I bờ ngoài rãnh nhị đầu XCT
  • A Gấp vai-60 độ đầu

Cơ ngực lớn, phần ức

  • O xương ức, sụn sườn của 6 xương sườn đầu tiên
  • I bờ ngoài của rãnh nhị đầu
  • A duỗi vai- 60 độ đầu (từ 180 độ đến 120 độ)

Cơ ngực lớn, phần đòn và ức

  • A khép vai, xoay trong và khép ngang
  • N dây thần kinh ngực trong và ngoài (C5, C6, C7, C8, T1)

Cơ lưng rộng (latissimus dorsi)

  • O mỏm gai từ T7 đến L5 (qua mạc lưng-thắt lưng), mặt sau của xương cùng, mào chậu và ba xương sườn cuối
  • I bờ trong của rãnh nhị đầu xương cánh tay (phía trước)
  • A duỗi, khép và xoay trong vai, quá duỗi
  • N dây thần kinh ngực lưng (C6, C7, C8)

Cơ tròn lớn (teres major)

  • O bờ ngoài xương bả vai gần góc dưới
  • I mào xương dưới củ bé cạnh chỗ bám cơ lưng rộng
  • A duỗi, khép và xoay trong vai
  • N dây thần kinh dưới vai (C5, C6)

Bốn cơ sau được gọi là các cơ chụp xoay (rotator cuff), vì có vai trò chính trong động tác xoay cánh tay và bám vào đầu trên xương cánh tay như một cái chụp/chóp.

Cơ dưới vai (subscapularis)

  • O hố dưới vai của xương bả vai
  • I củ bé của xương cánh tay
  • A xoay trong vai
  • N dây thần kinh dưới bả vai (C5, C6)

Cơ trên gai (Supraspinatus)

  • O hố trên gai của xương bả vai
  • I củ lớn xương cánh tay
  • A dạng vai
  • N thần kinh trên bả vai (C5, C6)

Cơ dưới gai (infraspinatus)

  • O hố dưới gai của xương bả vai
  • I củ lớn xương cánh tay
  • A xoay ngoài, dạng ngang khớp vai
  • N dây thần kinh trên vai (C5, C6)

Cơ tròn bé (teres minor)

  • O bờ ngoài của xương bả vai
  • I củ lớn xương cánh tay
  • A xoay ngoài, dạng ngang khớp vai
  • N dây thần kinh nách (C5, C6)
Hình: Nhìn từ trên xuống cho thấy điểm bám của các gân cơ chụp xoay lên đầu trên xương cánh tay
Hình: Các cơ chụp/chóp xoay (rotator cuff)

Cơ quạ cánh tay (Coracobrachialis)

Là cơ nhỏ, ít tác dụng vận động, có tác dụng làm vững

  • O mỏm quạ xương bả vai
  • I mặt trong của xương cánh tay gần đường giữa
  • A giữ vững khớp vai
  • N dây thần kinh cơ bì (C6, C7)
image41a

Hoạt động cơ lên xương cánh tay

Các vận động của khớp ổ chảo- cánh tay là gập/duỗi, dạng/khép, xoay ngoài/xoay trong.

Bảng: tóm tắt các cơ hoạt động xương cánh tay

Vận độngCác cơ chínhCác cơ phụ
Gấp vaiDelta, bó trướcQuạ cánh tay Nhị đầu, đầu dàiNgực lớn, phần đòn
Duỗi vaiLưng rộngTròn lớn Tam đầu, đầu dài Delta, bó sau
Dạng vaiDelta Trên gai (giữ dạng) Nhị đầu, đầu dài
Khép vaiNgực lớn Lưng rộng Tròn lớn Tam đầu, đầu dài Delta, bó sau
Xoay ngoài vaiDưới gaiTròn bé Delta, bó sau
Xoay trong vaiDưới vaiTròn lớn Ngực lớn Lưng rộng Delta, bó trước

Bảng: Phân bố thần kinh cho cơ vận động xương cánh tay

Dây thần kinhPhần đám rốiPhân đoạn tủy
Dưới vaiDưới vai trênThân trênC5, C6
Tròn lớnDưới vai dướiNhánh sauC5, C6, C7
Ngực lớnNgực bên (ngoài)Nhánh bênC5, C6, C7
Ngực giữa (trong)Nhánh giữaC8, T1
Lưng rộngNgực lưngNhánh sauC6, C7, C8
Trên gaiTrên vaiThân trênC5,C6
Dưới gaiTrên vaiThân trênC5,C6
DeltaNáchC5, C6
Tròn béNáchC5, C6
Quạ- cánh tayCơ bìC6, C7
Nhị đầuCơ bìC, C6
Tam đầuquayC7, C
XEM VIDEO ÔN LẠI CÁC CƠ VÙNG VAI

HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP

Nhịp bả vai-cánh tay

Nếu không có vận động bả vai thì xương cánh tay chỉ có thể dạng và đưa lên trên 120 độ vì bị mỏm cùng vai chặn lại.

Do đó xương bả vai phải xoay để di chuyển mỏm cùng vai, bằng các cơ gắn với xương bả vai.

Một nhịp mô tả độ xoay của xương bả vai liên quan đến độ xoay của ổ chảo-cánh tay gọi là nhịp bả vai-cánh tay, với tỷ lệ là 2:1, nghĩa là cứ 2 độ xoay ổ chảo cánh tay ứng với một độ xoay của xương bả vai (180 độ có 60 độ của bả vai và 120 độ của ổ chảo-cánh tay)

image45

Khi xương bả vai xoay 60 độ thì xương đòn cũng xoay 45 độ

Hoạt động phối hợp cơ delta-chụp xoay trong động tác dạng

Ở tư thế giải phẫu, tác dụng của cơ delta là kéo cánh tay lên trên.

image41b

Cơ có tác dụng dạng và nâng cánh tay là các chụp xoay và cơ delta.

Mặc dù cơ delta là cơ dạng mạnh nhất (>50%), nhưng không phải là cơ bắt đầu động tác dạng và gập mà là các cơ chụp xoay

image49

Các cơ chụp xoay dạng và gập cánh tay đồng thời hạ đầu xương cánh tay xuống hố ổ chảo, hạn chế động tác kéo lên của cơ delta, nhờ đó, đưa cánh tay lên một góc thuận lợi cho hoạt động của cơ delta

Liên hệ bệnh lý: Hội chứng chạm

image50

Mặt trên của khớp vai thường được gọi là vùng chạm (impingement area). Trên gân cơ trên gai (và chụp xoay) là bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai và dây chằng quạ-mỏm cùng vai. Mặt dưới của mỏm cùng vai và dây chằng này tạo một cung và là nơi xảy ra sự “chạm” với gân cơ trên gai khi tay đưa lên trên và có thể kích thích nếu chèn ép đủ lâu và đủ mạnh, tạo nên hội chứng chạm .

MinhDatRehab Tổng hợp và biên dịch.

XEM VIDEO CÁC CƠ CHÓP XOAY: Please leave this field empty

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Bạn hãy kiểm tra hộp thư của mình để xác nhận đăng ký. Cám ơn.

Chia sẻ bài viết này:

  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ trên Pocket (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ trên Pinterest (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới)
  • Nhấp để chia sẻ trên X (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để gửi một liên kết tới bạn bè (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để in ra (Mở trong cửa sổ mới)

Thích điều này:

Thích Đang tải...

Related

Từ khóa » Chức Năng Của Cơ Quạ Cánh Tay