MỎM QUẠ: "NGỌN HẢI ĐĂNG" CỦA KHỚP VAI - Tin Nổi Bật
Có thể bạn quan tâm
- “Ngọn hải đăng”
Đối với các phẫu thuật khớp vai: nội soi khớp vai, thay khớp vai, kết hợp xương,... thì việc xác định vị trí giải phẫu mỏm quạ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mỏm quạ đóng vai trò như biển báo hiệu ranh giới của “vùng nguy hiểm” với các cấu trúc mạch máu và thần kinh dày đặc của bó mạch nách và đám rối thần kinh cánh tay ở phía trong mỏm quạ. Mỏm quạ còn đóng vai trò là mốc giải phẫu vô cùng quan trọng để thiết lập các ngõ vào đầu tiên của nội soi khớp vai cũng như là biển cảnh báo trong nội soi khớp vai khi bạn thám sát khoang dưới mỏm quạ để tránh tổn thương vào các cấu trúc mạch và thần kinh quan trọng. Nó cũng là mốc giải phẫu cho các đường mổ trong phẫu thuật thay khớp vai, các can thiệp vào đầu trên xương cánh tay và phía trước ổ chảo. Không chỉ vậy, mỏm quạ còn là nơi bám của rất nhiều các gân của các cơ như cơ ngực nhỏ, cơ quạ cánh tay, đầu ngắn cơ nhị đầu và các dây chằng: cùng quạ, cùng đòn, quạ cánh tay và dây chằng trên gai do đó nó liên quan khá nhiều vào cơ chế bệnh sinh của các triệu chứng đau vai phía trước. Vì vậy, các nhà “khớp vai học” ví von mỏm quạ như là “ngọn hải đăng” của khớp vai trong cả thăm khám chẩn đoán, điều trị và phẫu thuật.
- Hội chứng mỏm quạ: 1 tổn thương dễ bỏ sót
Triệu chứng đau vai phía trước do nhiều nguyên nhân, có thể là viêm gân nhị đầu dài, các tổn thương rách gân dưới vai, viêm khớp cùng đòn, thoái hoá khớp vai, viêm khớp dạng thấp, viêm quanh khớp vai thể co rút bao khớp,...trong đó các vấn đề liên quan đến chóp và khoang dưới mỏm cùng hay được nghĩ tới đầu tiên một phần do tần suất thường gặp. Các vấn đề đau liên quan đến mỏm quạ thường được nghĩ tới là “hội chứng hẹp khoang dưới mỏm quạ” (dịch từ thuật ngữ “coracoid impingement syndrome”), có cơ chế gây tổn thương tương tự “hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai”(subacromial impingement syndrome). Tuy nhiên còn 1 thương tổn nữa gây đau phía trước khớp vai dễ bị bỏ quên hoặc chẩn đoán nhầm và ít được nhắc tới trong y văn, đó là “hội chứng mỏm quạ”(coracoid syndrome). Cơ chế gây đau trong hội chứng này tương tự như trong đau mỏm trên lồi cầu trong hoặc lồi cầu ngoài xương cánh tay trong hội chứng “Tennis elbow” hoặc “Golfer’s elbow”. Cơ chế gây tổn thương trong cả 3 hội chứng này là do các vi chấn thương lặp đi lặp lại. Đối với hội chứng mỏm quạ, đó là các động tác chống đẩy (push up) hoặc nâng tạ nằm (bench press). Hội chứng mỏm quạ nếu được chẩn đoán ra thì điều trị hiệu quả bằng nội khoa và lý liệu pháp, tuy nhiên nếu không xác định được thì có thể chẩn đoán nhầm với tổn thương khác dẫn đến điều trị quá mức thậm chí phẫu thuật (overtreatment, overindicated).
Hình 1: Minh hoạ liên quan của mỏm quạ và các cấu trúc mạch thần kinh vùng nách Hình 2: các cấu trúc giải phẫu bám vào mỏm quạ
PGS. TS Trần Trung Dũng
Từ khóa » Chức Năng Của Cơ Quạ Cánh Tay
-
Cơ Quạ - Cánh Tay – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cơ Nhị đầu Cánh Tay – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giải Phẫu Cơ Chi Trên
-
Chức Năng Cơ_quạ_-_cánh_tay - Tieng Wiki
-
GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG PHỨC HỢP VAI. CƠ VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ
-
Vai Trò Của Dây Chằng Cùng Quạ | Vinmec
-
Cơ Chi Trên - SlideShare
-
Viêm Gân Cơ Nhị đầu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Cách Ngừa
-
Cơ Quạ - Cánh Tay – China Wiki 2022 - Tiếng Việt - Du Học Trung Quốc
-
[PDF] THĂM KHÁM CHỨC NĂNG VÙNG VAI CÁNH TAY - ATCS
-
Khớp Vai Và Những điều Cần Biết
-
Chấn Thương Cơ Nhị đầu Cánh Tay: Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Tìm Hiểu Về Phương Pháp Siêu âm Khớp Vai | Medlatec