GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG VÙNG CHẬU-HÔNG. CƠ VÀ HOẠT ...

Cập nhật lần cuối vào 21/10/2023

Xem lại Phần 1: Giải phẫu chức năng vùng chậu - hông. Xương và Khớp

Phần 2 trình bày các cơ vùng chậu hông và các hoạt động cơ lên xương chậu và khớp háng.

Mục lục

CÁC CƠ VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ LÊN XƯƠNG CHẬU

Đai chậu di chuyển và được kiểm soát bởi các nhóm cơ hoạt động theo các cặp phối lực (force couples).

Khi đai chậu nghiêng theo hướng trước/sau, chính các nhóm cơ đối diện tạo nên và kiểm soát vận động đó. Để nghiêng đai chậu ra trước, các cơ duỗi lưng, chủ yếu là cơ dựng sống, kéo lên ở phía sau trong khi cơ gấp háng kéo xuống ở phía trước. Ngược lại, để nghiêng chậu ra sau, các cơ bụng kéo phía trước lên trong khi cơ mông lớn và các cơ hamstring kéo xuống ở phía sau.

Hình: Các cặp lực ở thân mình và đùi kiểm soát vận động nghiêng chậu ra trước và ra sau.

Tương tự khi đứng một chân, để hạn chế sự nghiêng (hạ xuống) của xương chậu sang bên chân không tựa, các cơ gập bên thân chân đó (dựng gai, vuông thắt lưng) co để kéo xương chậu bên đó lên, trong khi cơ dạng (mông nhỡ) bên chân tựa co để kéo xương chậu bên chân tựa xuống làm cho đai chân cân bằng, tạo nên một cặp lực. (Khi yếu cơ mông nhỡ bên chân tựa sẽ làm xương chậu bên chân không tựa hạ xuống, gọi là dấu hiệu Trendelenberg).

gpcn chi duoi_page87_image25
Đai chậuCột sốngHáng
Nghiêng trướcQuá duỗiGấp
Nghiêng sauGấpDuỗi
Nghiêng bên (bên không tựa)Nghiêng bên (sang bên tựa)Khép bên chịu trọng lượng,Dạng bên không chịu trọng ượng
Xoay (ra trước)Xoay- sang phía đối diệnxoay trong- bên tựa
Xoay (ra sau)Xoay- sang phía đối diệnXoay ngoài- bên tựa
Bảng: Các vận động phối hợp giữa đai chậu, cột sống và khớp háng

CÁC CƠ VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ LÊN KHỚP HÁNG

Các Cơ vận động khớp háng

Nhóm cơCơ một khớpCơ hai khớp
TrướcThắt lưng chậuThẳng đùiCơ mayCơ thon
TrongCơ lượcCơ khép lớnCơ khép dàiCơ khép ngắn
SauCơ mông lớnCác cơ xoay ở sâu (6)Cơ bán gânCơ bán màngCơ nhị đầu đùi
NgoàiCơ mông nhỡCơ mông nhỏCơ căng mạc đùi
Bảng: Các cơ vận động khớp háng

Cơ Thắt lưng- chậu (Ilio-psoas)

  • A: Gấp háng
  • N:
    • phần chậu: Thần kinh đùi (L2, L3),
    • phần cơ Thắt lưng lớn (psoas major): L2 và L3

Cơ thẳng đùi (rectus femorus):

  • A: Gấp háng, duỗi gối
  • N: Thần kinh đùi (L2, L3,L4)

Cơ may (Satorius m.)

A: Kết hợp gấp, dạng, xoay ngoài háng và gấp gối

N: Thần kinh đùi (L2, L3)

Cơ lược (Pectius m.)

  • A: Gấp và khép háng
  • N: Thần kinh đùi (L2, L3, L4)

Ba cơ khép

  • A: Khép đùi
  • N: Thần kinh bịt (L3, L4), riêng cơ khép lớn có thêm thần kinh toạ phân bố

Cơ thon

  • A: Khép đùi, hỗ trợ gập gối
  • N: Thần kinh bịt (L2, L3)

Cơ mông lớn

  • A: Duỗi, xoay ngoài háng
  • N: Dây thần kinh mông dưới (L5, S1, S2)

Cơ mông nhỡ

  • A: Dạng háng
  • N: Dây thần kinh mông trên (L4, L5, S1)

Cơ mông bé/nhỏ

  • A: Dạng và xoay trong háng
  • N: Dây thần kinh mông trên (L4, L5, S1)

Các cơ hamstring

Bán gân, Bán màng, nhị đầu đùi (đầu dài): là các cơ hai khớp

  • A: Duỗi háng, gấp gối
  • N: Thần kinh toạ (L5, S1, S2)

Riêng đầu ngắn cơ nhị đầu đùi chỉ có động tác gấp gối (cơ một khớp), do dây thần kinh mác chung chi phối

Cơ căng mạc đùi

  • A: Gấp và dạng háng
  • N: Dây thần kinh mông trên (L4, L5)

Các cơ xoay

Các cơ xoay ở sâu, nhìn từ trước
Các cơ xoay ở sâu, nhìn từ sau

Các hoạt động cơ

Gấp háng (đùi)

Gấp đùi sử dụng trong khi đi và chạy để đưa chân ra trước. Nó cũng quan trọng trong leo cầu thang và đi lên dốc và hoạt động mạnh trong động tác đá.

  • Cơ gấp đùi mạnh nhất là cơ thắt lưng-chậu, gồm cơ thắt lưng (psoas) lớn, thắt lưng bé, và cơ chậu. Đây là cơ hai khớp hoạt động lên cả cột sống thắt lưng và đùi. Nếu cố định thân thì cơ thắt lưng chậu tạo gấp háng (thuận lợi hơn khi đùi dạng và xoay ngoài). Nếu đùi cố định, cơ thắt lưng chậu tạo quá duỗi cột sống thắt lưng và gập thân. Cơ thắt lưng chậu hoạt động nhiều trong các bài tập gấp háng khi toàn bộ thân trên đưa lên (như nằm ngữa gập háng gối, nhấc đầu thân) hoặc khi nâng hai chân.
  • Cơ thẳng đùi là một cơ gấp háng khác mà vai trò tùy thuộc tư thế khớp gối. Đây là một cơ hai khớp và có vai trò duỗi gối nữa. Nó được gọi là cơ đá vì nó ở tư thế tạo lực thuận lợi tối đa ở khớp háng trong giai đoạn chuẩn bị đá, khi đùi quá duỗi ra sau và gối gập. Tư thế này kéo căng cơ thẳng đùi để cho hoạt động tiếp theo, khi đó cơ thẳng đùi góp phần quan trọng vào động tác gấp háng và duỗi gối. Mất chức năng cơ thẳng đùi giảm lực gấp háng đến 17%.
  • Ba cơ gấp háng phụ khác là cơ may, cơ lược và cơ căng cân đùi. Cơ may là một cơ hai khớp xuất phát từ gai chậu trước trên và bắt chéo khớp gối đến mặt trong đầu trên xương chày. Nó là một cơ yếu tạo lực dạng và xoay ngoài bên cạnh động tác gấp háng. Cơ lược chủ yếu là cơ khép đùi trừ khi đi nó đóng vai trò chủ động trong gấp đùi cùng với cơ căng cân đùi (thường là cơ xoay trong).

Trong động tác gấp đùi, xương chậu bị kéo ra trước bởi những cơ này trừ phi được giữ vững và đối lại bởi thân mình. Cơ thắt lưng chậu và cơ căng cân đùi kéo xương chậu ra trước. Nếu một trong những cơ này bị căng, có thể gây mất vững, lệch chậu hoặc ngắn chi chức năng.

Duỗi đùi:

Duỗi đùi quan trọng trong nâng đỡ trọng lượng cơ thể ở thì tựa bởi vì nó duy trì và kiểm soát các hoạt động khớp háng đáp ứng với lực kéo của trọng lượng. Duỗi đùi cũng hỗ trợ đẩy cơ thể lên và ra trước khi đi, chạy hoặc nhảy. Các cơ duỗi bám vào xương chậu và đóng một vai trò lớn trong làm vững xương chậu theo hướng trước sau.

  • Các cơ góp phần vào hầu hết trường hợp duỗi háng là cơ hamstrings. Hai cơ bên trong (bán gân và bán mạc) không hoạt động bằng cơ bên ngoài- cơ nhị đầu đùi, được xem là cơ duỗi háng chính.
  • Bởi vì tất cả các cơ hamstrings đi qua khớp gối, tạo lực gấp và xoay gối, hiệu quả duỗi háng của chúng phụ thuộc vào tư thế khớp gối. Khi gối duỗi, cơ hamstring được kéo căng và có hoạt động tối ưu lên khớp háng. Cơ hamstrings cũng kiểm soát xương chậu bằng lực kéo xuống lên ụ ngồi, làm xương chậu nghiêng sau. Như vậy, cơ hamstring đóng vai trò duy trì tư thế đứng thẳng. Căng cơ hamstring có thể gây những vấn đề tư thế như làm phẳng vùng thắt lưng và gây xương chậu nghiêng sau. Trong hoạt động đi đường bằng hoặc các hoạt động duỗi háng cường độ thấp, cơ hamstring là cơ chính tạo vận động duỗi háng ở tư thế chịu trọng lượng. Mất chức năng cơ hamstrings gây khiếm khuyết đáng kể động tác duỗi háng.
  • Khi cần duỗi háng cường độ mạnh hơn, cơ mông lớn được huy động là cơ duỗi chính, như khi chạy lên dốc, leo cầu thang, đứng lên từ ngồi xổm thấp hoặc từ ghế ngồi.
  • Cơ mông lớn dường như tác động chính lên xương chậu trong khi đi hơn là góp phần đáng kể vào tạo lực duỗi đùi. Bởi vì đùi hầu như duỗi trong chu kỳ dáng đi, chức năng của cơ mông lớn là duỗi thân và nghiêng chậu ra sau nhiều hơn. Lúc chạm gót khi thân gập, cơ mông lớn ngăn ngừa thân mình khỏi nghiêng phía trước. Vì cơ mông lớn cũng là cơ xoay ngoài đùi, cơ này bị căng khi xoay trong. Mất chức năng cơ mông lớn không ảnh hưởng đáng kể sức cơ duỗi đùi vì cơ hamstrings là cơ tạo lực duỗi chính.

Bởi vì các cơ gấp và duỗi kiểm soát xương chậu theo hướng trước-sau, hai nhóm cơ này cân cân bằng cả về sức mạnh và độ mềm dẻo để xương chậu không bị kéo ra trước hoặc ra sau do một nhóm cơ mạnh hơn hoặc ít mềm dẻo hơn.

Dạng đùi:

  • Dạng đùi là một vận động quan trọng trong nhiều kỹ năng thể thao và nhảy múa. Trong dáng đi, dạng đùi và các cơ dạng đóng vai trò quan trọng hơn là làm vững xương chậu và đùi.
  • Cơ dạng đùi chính ở khớp háng là cơ mông nhỡ. Cơ này co trong thì tựa khi đi, chạy hay nhảy để cố định xương chậu không cho nó hạ xuống ở chân không tựa. Yếu cơ mông nhỡ có thể dẫn đến những thay đổi như xương chậu xệ xuống đối bên (tư thế Trendelenberg) và tăng khép và xoay trong đùi mà có thể dẫn đến tăng khớp gối vẹo ngoài, tăng xoay xương chày và sấp bàn chân. Cơ này có thuận lợi cơ học nhiều hơn khi góc nghiêng của cổ xương đùi nhỏ hơn 125°, hoặc khi khung chậu rộng hơn. Khi thuận lợi cơ học của cơ mông nhỡ gia tăng, sự vững của xương chậu trong dáng đi cũng được cải thiện.
  • Cơ mông bé, cơ căng cân đùi, và cơ hình lê cũng góp phần vào dạng đùi, nhất là cơ mông bé.

Khép đùi:

  • Nhóm cơ khép, cũng như cơ dạng, tham gia giữ tư thế xương chậu khi đi. Mặc dù các cơ khép có vai trò quan trọng trong một số hoạt động chuyên biệt, nghiên cứu cho thấy giảm 70% chức năng cơ khép đùi chỉ ảnh hưởng nhẹ hoặc vừa lên chức năng khớp háng.
  • Các cơ khép bao gồm cơ thon, ở phần trong đùi; cơ khép dài, ở phần trước đùi; cơ khép ngắn, ở phần giữa đùi; và cơ khép lớn, ở phía sau mặt trong đùi. Các cơ khép hoạt động trong thì đu đưa của dáng đi và nếu bị căng có thể dẫn đến dáng đi hình cây kéo (bắt chéo chân).
  • Các cơ khép ở một bên xương chậu kết hợp với các cơ dạng ở chân kia để giữ tư thế xương chậu và ngăn ngừa lệch chậu. Nếu cơ dạng mạnh hơn cơ khép do co rút hoặc mất thăng bằng cơ, xương chậu sẽ lệch sang bên cơ dạng mạnh, co rút. Co rút cơ khép hoặc mất cân bằng sức mạnh gây kết quả tương tự ở hướng đối diện.
XEM VIDEO: CÁC CƠ KHÉP VÀ DẠNG HÁNG

Xoay ngoài đùi:

Xoay ngoài đùi quan trọng để tạo lực ở chi dưới bởi vì nó theo sau thân khi xoay. Các cơ xoay ngoài chính là cơ mông lớn, bịt ngoài, và vuông đùi. Cơ bịt trong, cơ sinh đôi trên và dưới và cơ hình lê góp phần vào xoay ngoài khi đùi duỗi. Cơ hình lê cũng dạng háng khi háng gấp (tức là dạng ngang) và tạo vận động khi đưa chân lên và dạng, xoay ngoài.

XEM VIDEO: CÁC CƠ XOAY HÁNG NGẮN

Xoay trong đùi:

Xoay trong đùi là một vận động yếu. Nó là vận động phụ của tất cả các cơ góp phần động tác này. Hai cơ quan trọng nhất trong xoay trong là cơ mông nhỡ và cơ mông bé. Các cơ xoay trong khác là cơ thon, cơ khép dài, khép lớn, căng cân đùi, bán gân, bán mạc.

Hình: Các vận động của khớp háng

Sức mạnh các cơ vận động khớp háng

  • Lực cơ mạnh nhất ở háng là lực duỗi, do kết hợp của cơ mông lớn kích thước lớn và cơ hamstrings. Duỗi mạnh nhất khi háng gấp 90° và giảm khoảng ½ ở tư thế trung tính 0°.
  • Gấp háng chủ yếu là do cơ thắt lưng chậu, dù sức mạnh giảm đi khi gập thân. Ngoài ra, lực gấp có thể tăng nếu kèm gấp gối để tăng tác động của cơ thẳng đùi.
  • Dạng tối đa ở tư thế trung tính và giảm hơn ½ ở tư thế dạng 25° do giảm chiều dài cơ. Dạng cũng mạnh hơn khi gấp đùi.
  • Dù nhóm cơ khép có thể tạo nhiều lực hơn cơ dạng, nhưng động tác khép không phải là thành phần chính của nhiều vận động hoặc hoạt động thể thao, do đó nó ít được làm mạnh qua hoạt động.
  • Lực cơ xoay ngoài lớn hơn lực cơ xoay trong 60% ngoại trừ ở tư thế gấp háng thì lực cơ xoay trong mạnh hơn một ít. Ở tư thế ngồi, lực cơ xoay ngoài và xoay trong mạnh hơn tư thế nằm ngửa.

CÁC VẬN ĐỘNG PHỐI HỢP CỦA XƯƠNG CHẬU VÀ ĐÙI

Xương chậu và đùi thường di chuyển cùng nhau trừ khi thân mình cản trở hoạt động xương chậu. Vận động phối hợp xương xương chậu và khớp háng được gọi là nhịp chậu-đùi.

Trong vận động gấp háng chuỗi mở (nâng chân), xương chậu xoay ra sau trong những độ đầu tiên của tầm vận động. Trong động tác nâng chân với gối gập hoặc duỗi, xoay xương chậu góp phần vào 26 đến 39% vận động gấp háng. Ở cuối tầm vận động gấp háng, sự xoay xương chậu ra sau bổ sung có thể góp phần vào gấp háng nhiều hơn.

Khi duỗi háng (đưa chân ra sau) thì xương chậu xoay ra trước kết hợp. Trong khi chạy, nghiêng chậu ra trước trung bình ở chi không tựa vào khoảng 22 độ. Trong các vận động ở chi không chịu trọng lượng xương chậu di chuyển nhiều hơn.

Ở tư thế đứng, chịu trọng lượng, chuỗi đóng, xương chậu di chuyển ra trước trên xương đùi, và vận động xương chậu trong gấp háng chỉ đóng góp 18% thay đổi trong vận động háng. Vận động xương chậu ra sau khi chịu trọng lượng góp phần vào duỗi háng.

Ở mặt phẳng trán, khi chịu trọng lượng một chân, xương chậu bên không tựa nâng lên tạo nên khép háng ở bên tựa và dạng ở bên không tựa.

Ở mặt phẳng ngang trong khi chịu trọng lượng (đứng hai chân), khi xoay một bên xương chậu ra trước tạo xoay ngoài ở háng trước và xoay trong ở háng sau.

gpcn chi duoi_page87_image10

Hình: Ở chi dưới, các phân đoạn phối hợp khác nhau phụ thuộc vào chuỗi động đóng hoặc mở. Hình bên trái cho thấy dạng háng ở chuỗi mở xảy ra khi đùi di chuyển lên xương chậu. Trong vận động chuỗi đóng bên phải, dạng xảy ra khi xương chậu hạ xuống ở bên chịu trọng lượng

Sự Đảo ngược chức năng cơ

Khi bạn đứng trên một chân, đoạn xa (xương đùi) trở nên vững hơn đoạn gần (xương chậu); do đó, nguyên uỷ (O) di chuyển về phía bám tận (I). Một thuật ngữ khác cho sự thay đổi này là sự đảo ngược chức năng cơ. Nếu các cơ này không co lại khi bạn đứng bằng một chân, thì phần xương chậu bên đối diện của bạn sẽ hạ xuống (hình B). Do đó, cơ mông nhỡ và mông nhỏ co lại để giữ cho xương chậu ngang và ngăn phần bên kia của xương chậu bị hạ xuống (hình A). Yếu hoặc mất các cơ này dẫn đến “dáng đi Trendelenberg”.

Hình: Sự đảo ngược chức năng cơ
Bạn đọc có thể xem thêm hình ảnh và video giải phẫu ở trang blog yhocphuchoi.com

XEM THÊM: ÔN NHANH MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH VÙNG HÁNG

Please leave this field empty

👋 Chào bạn!

Hãy nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi blog này và nhận thông báo về các bài mới qua email mỗi tuần.

MinhdatRehab

Bạn hãy kiểm tra hộp thư của mình để xác nhận đăng ký. Cám ơn.

Chia sẻ bài viết này:

  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ trên Pocket (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ trên Pinterest (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới)
  • Nhấp để chia sẻ trên X (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để gửi một liên kết tới bạn bè (Mở trong cửa sổ mới)
  • Bấm để in ra (Mở trong cửa sổ mới)

Thích điều này:

Thích Đang tải...

Related

Từ khóa » Giải Phẫu Cơ Vùng Mông