[GIẢI PHẪU] DẠ DÀY
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
- Dạ dày là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, phía trên nối với thực quản, phía dưới nối với tá tràng (đoạn đầu của ruột non)
- I. HÌNH THỂ NGOÀI
- II. LIÊN QUAN
- III. CẤU TẠO
- IV. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH
Dạ dày là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, phía trên nối với thực quản, phía dưới nối với tá tràng (đoạn đầu của ruột non)
I. HÌNH THỂ NGOÀI
Dạ dày là phần phình to nhất của hệ tiêu hóa, nằm ở vùng thượng vị và hạ vị sườn trái, ngay dưới vòm hoành trái.
Dạ dày rỗng có hình chữ J với hai thành trước và sau, hai bờ cong lớn và bé, hai đầu là tâm vị ở trên và môn vị ở dưới.
Các phần của dạ dày kể từ trên xuống dưới gồm: Tâm vị, đáy vị, thân vị, phần môn vị và môn vị.
- Phần Tâm vị là vùng dạ dày vây quanh lỗ tâm vị
- Đáy vị là phần dạ dày phình to hình chỏm cầu nằm bên trái lỗ tâm vị và cách thực quản bởi khuyết tâm vị
- Thân vị nằm giữa đáy vị và phần môn vị. Được giới hạn trên bởi mặt phẳng ngang đi qua lỗ tâm vị và dưới hạn dưới bởi mặt phẳng ngang đi qua khuyết góc của bờ cong nhỏ
- Phần môn vị: nằm ngang, gồm hang môn vị và ống môn vị.
- Môn vị là đoạn tiếp theo của ống môn vị, là đầu dưới của dạ dày, nơi thông giữa dạ dày và tá tràng qua lỗ môn vị
II. LIÊN QUAN
- Thành trước dạ dày có hai phần liên quan: phần trên nằm sau cơ hoành và thành ngực, phần dưới nằm sau vùng thượng vị của thành bụng trước
- Thành sau dạ dày liên quan qua túi mạc nối với thân và đuôi tụy, tỳ, tuyến thượng thận và thận trái. Phần môn vị của dạ dày tựa lên mạc treo đại tràng ngang và qua mạc treo này liên quan đến ruột non
- Bờ cong bé nằm gần động mạch thân tạng và được nối với gan bằng mạc nối bé
- Bờ cong lớn có ba đoạn: đoạn nối đáy vị với cơ hoành bằng dây chằng hoành – vị và liên quan đến tỳ; đoạn trên của thân vị nối với tỳ bằng dây chằng vị – tỳ; đoạn còn lại là nơi bám của dây chằng vị – đại tràng. Ba dây chằng bám vào bờ cong lớn là ba phần chính của mạc nối lớn.
III. CẤU TẠO
Để thích ứng với chức năng nghiền trộn thức ăn, lớp cơ vòng của dạ dày có các sợi chéo nằm trong các sợi vòng; lớp cơ vòng dày lên ở quanh lỗ môn vị tạo nên cơ thắt môn vị. Khi dạ dày rỗng, niêm mạc của nó có những nếp dọc gọi là nếp vị.
IV. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH
a) Mạch máu dạ dày
Các động mạch cấp máu cho dạ dày tách trực tiếp từ động mạch thân tạng hoặc gián tiếp từ các nhánh của động mạch thân tạng.
Vòng mạch quanh bờ cong bé do động mạch vị trái nhánh của động mạch thân tạng tiếp nối với động mạch vị phải nhánh của động mạch gan chung.
AdvertisementVòng mạch quanh bờ cong lớn do động mạch vị – mạc nối phải nhánh của động mạch vị tá tràng, nối tiếp với động mạch vị – mạc nối trái nhánh của động mạch tỳ
Các TM đi kèm có tên giống với các Động mạch. Chúng gián tiếp hoặc trực tiếp đổ vào TM cửa
b) Thần kinh của dạ dày
Dạ dày được chi phối bởi dây TK X và các sợi TK từ đám rối thân tạng thuộc hệ giao cảm.
Theo Giải phẫu người_Y Hà Nội
Từ khóa » Giải Phẫu Dạ Dày Tá Tràng
-
Đặc điểm Giải Phẫu Dạ Dày | Vinmec
-
GIẢI PHẪU DẠ DÀY - Slideshare
-
[Tổng Hợp] Kiến Thức Y Khoa Về Giải Phẫu Dạ Dày Chi Tiết Nhất
-
Giải Phẫu Dạ Dày
-
Giải Phẫu Tá Tràng Và Tụy
-
Giải Phẫu Sinh Lý Của Dạ Dày Và Tá Tràng - A Bác Sĩ
-
Tá Tràng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cấu Trúc Của Dạ Dày Như Thế Nào?
-
THỰC QUẢN, DẠ DÀY VÀ TÁ TRÀNG
-
Giải Phẫu Dạ Dày - YouTube
-
Tá Tràng (hành Tá Tràng) Là Gì, Nằm ở đâu, Có Chức Năng Gì?
-
Giải Phẫu Bệnh Học: Bệnh Lý Dạ Dày - Health Việt Nam
-
Hành Tá Tràng Nằm ở đâu? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Hành Tá Tràng