Hành Tá Tràng Nằm ở đâu? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Hành Tá Tràng
Có thể bạn quan tâm
Hành tá tràng là một phần của tá tràng, là nơi đổ dịch mật và dịch tụy cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Vậy hành tá tràng nằm ở đâu, có cấu tạo và chức năng gì, những bệnh lý liên quan ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
5/5 - (214 bình chọn)- 1. Hành tá tràng là gì? Hành tá tràng nằm ở đâu?
- 2. Cấu tạo của hành tá tràng
- 3. Chức năng của hành tá tràng
- 4. Các bệnh lý liên quan đến hành tá tràng
- 4.1. Viêm loét hành tá tràng
- 4.2. Polyp tá tràng
- 4.3. Thủng hành tá tràng dạ dày
- 4.4. U tá tràng
- 4.5. Tắc hẹp hành tá tràng bẩm sinh
- 4.6. Ung thư hành tá tràng
- 5. Hành tá tràng có chữa khỏi được không?
- 6. Cách điều trị bệnh hành tá tràng
- 7. Lời khuyên từ chuyên gia
1. Hành tá tràng là gì? Hành tá tràng nằm ở đâu?
Tá tràng là một đoạn đầu nối có hình chữ C, là phần đầu tiên của ruột non, nơi nhận thức ăn đã tiêu hóa một phần tự dạ dày và bắt đầu quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Tá tràng là đoạn ngắn nhất của ruột, dài từ 23-28 cm. Theo giải phẫu và chức năng, tá tràng được chia thành bốn đoạn: tá tràng trên (hành tá tràng), tá tràng xuống, tá tràng ngang và tá tràng lên.
Hành tá tràng hay còn gọi là tá tràng trên, chiếm khoảng 2/3 tá tràng và nằm ngay sau môn vị dạ dày. Do có hình dạng phình to như củ hành tây nên được gọi là hành tá tràng. Đây là vị trí gần nhất với dạ dày. Hành tá tràng nằm sau gan, túi mật và cao hơn đầu tụy. Vị trí này rất dễ gặp cả tổn thương viêm loét.
2. Cấu tạo của hành tá tràng
Tá tràng được chia thành bốn phần bao gồm:
- Tá tràng trên (hành tá tràng): điểm tiếp nối với môn vị dạ dày
- Tá tràng xuống: gắn với tụy, có nhú tá lớn và nhú tá bé và là nơi dịch tụy và dịch mật đổ về
- Tá tràng ngang: chạy từ trái sang phải, được tính từ động mạch chủ bụng đến tĩnh mạch chủ dưới
- Tá tràng lên: phần chạy dọc bên trái cột sống dính với mặt sau của thành bụng thông qua dây chằng Treitz – được coi như ranh giới phân biệt đường tiêu hóa trên và tiêu hóa dưới.
Hành tá tràng cũng là một phần của tá tràng nên có cấu tạo tương tự với tá tràng, bao gồm 5 lớp:
- Lớp thanh mạc
- Lớp dưới thanh mạc
- Lớp cơ
- Lớp dưới niêm mạc
- Lớp niêm mạc
Lớp niêm mạc này sẽ tiết ra nhiều men để tiêu hóa thức ăn, đặc biệt ở thành niêm mạc tá tràng xuống gắn với tụy.
3. Chức năng của hành tá tràng
Thức ăn sau khi đưa vào cơ thể qua khoang miệng, sau quá trình nhai, trộn cùng tuyến nước bọt sau đó sẽ đi qua thực quản xuống đến dạ dày. Tại đây, thức ăn được trộn cùng với các enzyme và axit trong dạ dày, trộn và nghiền nhỏ thức ăn.
Lượng thức ăn này sau khi đã được nghiền nhỏ sẽ được chuyển xuống môn vị, xuống đến tá tràng là phần đầu ruột non. Hành tá tràng là điểm tiếp nhận đầu tiên khi thức ăn chuyển từ dạ dày xuống ruột non để tiêu hóa.
Tại đây, hành tá tràng và tá tràng là nơi dịch mật và dịch tụy đổ vào ruột non, có nhiệm vụ đưa thức ăn chuyển xuống ruột non, đồng thời hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trước khi chúng tiếp tục di chuyển đi. Thức ăn sau khi được phân giải và được niêm mạc ruột non hấp thu sau đó vận chuyển đến đại tràng (ruột già) để kết thúc quá trình tiêu hóa.
Như vậy, có thể coi hành tá tràng cũng như tá tràng là điểm quan trọng trung chuyển thức ăn từ dạ dày xuống đến ruột non và là nơi “tập kết” của hai ống tiết của hai ống tiêu hóa lớn và gan và tụy. Nếu vị trí này bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến cả dạ dày và ruột non.
4. Các bệnh lý liên quan đến hành tá tràng
4.1. Viêm loét hành tá tràng
Viêm loét hành tá tràng-dạ dày là tình trạng thường xuyên xảy ra do vết viêm, loét phát triển ở trong lớp lót dạ dày và phần trên của ruột non. Nguyên nhân bị viêm loét hành tá tràng là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.Pylori) xâm nhập vào lớp niêm mạc gây ra tình trạng viêm loét.
Người bệnh bị viêm loét hành tá tràng thường cảm nhận được các triệu chứng như:
- Cơn đau dạ dày hoặc bụng, chủ yếu đau tập trung vùng thượng vị (đau trên rốn)
- Khó tiêu, cảm thấy no và đầy hơi sau khi ăn
- Thể trạng mệt mỏi
- Người sút cân đột ngột
Nếu không biết cách điều trị viêm loét hành tá tràng sẽ dẫn đến xuất huyết tá tràng, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sự vận chuyển thức ăn trong dạ dày và ruột.
4.2. Polyp tá tràng
Polyp tá tràng hầu hết không gây ra triệu chứng nguy hiểm. Mặc dù tương đối lành tính nhưng nếu không kiểm tra phát hiện kịp thời đối với những hội chứng đa polyp gây ra polyp tá tràng, có khả năng chuyển thành ung thư cao hơn.
Polyp có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong tá tràng như hành tá tràng, tá tràng xuống, tá tràng ngang hay tá tràng lên.
Hầu hết các polyp đều được điều trị ban đầu bằng nội soi và đốt bỏ. Nếu polyp to có thể cần phẫu thuật.
>>> Tìm hiểu thêm: Polyp đại tràng có nguy hiểm không?
4.3. Thủng hành tá tràng dạ dày
Khi tình trạng viêm loét dạ dày hành tá tràng quá nặng mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng thủng dạ dày, tá tràng. Người bệnh phải đối mặt với các cơn đau bụng dữ dội, bụng cứng kèm theo nôn, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
Đối với những lỗ thùng lành tính, bờ mềm mai, không gây hẹp tá tràng hoặc do tác động từ vật sắc nhọn gây thủng dạ dày hành tá tràng các bác sĩ có thể tiến hành khâu lỗ thủng hành tá tràng. Còn những trường hợp thủng gây hoại tử, có ổ loét làm hẹp đường xuống tá tràng sẽ không được chỉ định khâu.
4.4. U tá tràng
U tá tràng có thể xuất hiện ở dưới niêm mạc tá tràng. Đa số các u này đều lành tính. Tuy nhiên khi u phát triển sẽ gây ra các cơn đau bụng âm ỉ, khó chịu, phân lẫn máu, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi.
4.5. Tắc hẹp hành tá tràng bẩm sinh
Tắc hẹp tá tràng hay teo tá tràng khá phổ biến, đứng thứ 3 trong các chứng bất thường ở đường tiêu hóa. Theo ước tính cứ 5000 – 10.000 trường hợp thì có 1 người bị teo tá tràng. Đây là bất thường liên quan đến Hội chứng Down (chiếm 25-40%), di thường não, teo hậu môn, dị tật tim mạch…
4.6. Ung thư hành tá tràng
Ung thư tá tràng hay ung thư hành tá tràng là bệnh lý hiếm gặp trong các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa. Theo thống kê của Kleinerman J. và Cs chỉ tìm thấy 0,03% người gặp phải ung thư tá tràng trong tổng số 500.000 lần mổ tử thi. Việc xác định ung thư tá tràng tương đối khó khăn. Một số triệu chứng thường thấy ở người bị ung thư tá tràng và ung thư hành tá tràng:
- Trào ngược axit
- Phân lẫn máu, táo bón
- Ói mửa
- Đau bụng, buồn nôn
- Sút cân
- Có cảm nhận về khối u ở bệnh
5. Hành tá tràng có chữa khỏi được không?
Việc chữa trị các bệnh lý về hành tá tràng khi ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên khi để bệnh tình diễn biến nặng như ung thư, khối u quá trình điều trị phức tạp hơn, thời gian điều trị lâu hơn. Kiên trì điều trị vẫn có thể cải thiện.
Do vậy người bệnh nên chủ động điều trị khi hành tá tràng xuất hiện tình trạng viêm, loét. Tránh trường hợp trở nặng diễn biến phức tạp hơn.
6. Cách điều trị bệnh hành tá tràng
– Trong trường hợp tá tràng, hành tá tràng bị viêm, loét, người bệnh được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh.
Thông thường, các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh sử dụng trong 14 ngày như:
- Amoxicillin
- Clarithromycin
- Metronidazole
- Tetracycline
– Trường hợp điều trị bằng thuốc khác như làm giảm axit trong dạ dày:
- Thuốc ức chế bơm proton và histamin đối kháng H2
– Điều trị bằng chế độ ăn uống: Dung nạp các loại thực phẩm tốt cho tá tràng như:
- Các thực phẩm dễ tiêu hóa như thịt lợn nạc, ức gà, cá chế biến theo kiểu hấp, luộc
- Rau củ quả tươi giàu vitamin
- Các loại thức ăn chứa tinh bột ít mùi như cơm, bánh mì, cháo…
- Dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu đậu nành
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng
- Hạn chế đồ ăn cứng, rắn như kẹo, thịt nhiều gân, sụn, rau nhiều xơ
- Hạn chế đồ chua như giấm, chanh, xoài chua dễ lên men trong dạ dày
- Tránh nước có ga, cà phê, chè đặc, rượu bia, thuốc lá
– Điều trị bằng các bài thuốc dân gian:
- Tinh nghệ pha nước ấm uống
- Quả sung phơi khô hãm nước
- Lá mơ giã lấy nước uống…
– Điều trị bằng phẫu thuật trong trường hợp gặp phải ung thư, u hoặc tắc hẹp, teo tá tràng, hành tá tràng.
>>> Tham khảo: Viêm đại tràng nên ăn gì kiêng gì từ chuyên gia
7. Lời khuyên từ chuyên gia
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, có nhiều bệnh lý liên quan đến hành tá tràng, nếu phát hiện và điều trị sớm có thể chữa khỏi. Do vậy, để phòng tránh, cần chú ý đến lối sống, chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh như:
- Chủ động thăm khám khi có những bất thường như đau vùng thượng vị, ợ chua, trào ngược dạ dày để sớm tìm ra được nguyên nhân gây bệnh
- Duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, chua ảnh hưởng đến tá tràng, hành tá tràng
- Không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no
- Không nên ăn tối quá khuya
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Ăn uống khoa học, ăn chậm nhai kỹ
- Nên lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tránh sử dụng quá liều thuốc kháng viêm và giảm đau thường xuyên
Trên đây là một số thông tin về hành tá tràng nằm ở đâu, các bệnh lý liên quan đến hành tá tràng. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
- Vị trí đại tràng nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng cụ thể
- Viêm đại tràng – vị trí dễ tổn thương nhất bạn nên biết
- Chữa viêm đại tràng có tốn kém không? Lời đáp của chuyên gia
Từ khóa » Giải Phẫu Dạ Dày Tá Tràng
-
Đặc điểm Giải Phẫu Dạ Dày | Vinmec
-
GIẢI PHẪU DẠ DÀY - Slideshare
-
[Tổng Hợp] Kiến Thức Y Khoa Về Giải Phẫu Dạ Dày Chi Tiết Nhất
-
Giải Phẫu Dạ Dày
-
Giải Phẫu Tá Tràng Và Tụy
-
Giải Phẫu Sinh Lý Của Dạ Dày Và Tá Tràng - A Bác Sĩ
-
[GIẢI PHẪU] DẠ DÀY
-
Tá Tràng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cấu Trúc Của Dạ Dày Như Thế Nào?
-
THỰC QUẢN, DẠ DÀY VÀ TÁ TRÀNG
-
Giải Phẫu Dạ Dày - YouTube
-
Tá Tràng (hành Tá Tràng) Là Gì, Nằm ở đâu, Có Chức Năng Gì?
-
Giải Phẫu Bệnh Học: Bệnh Lý Dạ Dày - Health Việt Nam