Giải Phẫu Hầu - Y Dược Tinh Hoa

  • Trang chủ
  • Trị bệnh
  • Thẩm mỹ
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
  • Chi nhánh
  • Giới thiệu
  • Kiến thức y học
  • Video
  • Liên hệ
MENU
  • Trang chủ
  • Trị bệnh
  • Thẩm mỹ
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
  • Chi nhánh
  • Giới thiệu
  • Kiến thức y học
  • Video
  • Liên hệ

0913537686

yduoctinhhoa95@gmail.com

0965 340 818

0965 340 818

Thứ sáu, Ngày 22 / 11 / 2024 Thời tiết Sơn la Hải Phòng Hà Nội Vinh Đà Nẵng Nha Trang Pleiku Hồ Chí Minh Google Tinh hoa Trang chủ >> Kiến thức y học Đông y
  • Đông y trị bệnh
  • Vị thuốc
  • Bài thuốc
  • Châm cứu
  • Huyệt vị
  • Bào chế
  • Sách Kim quỹ
  • Sách Linh khu
  • Sách Nạn kinh
  • Sách tố vấn
  • Sách Thương hàn luận
  • Danh y
Tây y
  • Bỏng
  • Bụng
  • Tim mạch
  • Chấn thương
  • Cận lâm sàng
  • Cấp cứu thường gặp
  • Da liễu
  • Dược lý
  • Giải phẫu
  • Giải phẫu bệnh
  • Lao, bệnh phổi
  • Miễn dịch
  • Máu - Tạo máu
  • Mắt
  • Ngoại nhi
  • Ngực, Mạch máu
  • Nội nhi
  • Nội Tiết
  • Phẫu thuật thực hành
  • Sinh Hóa
  • Sinh lý
  • Sinh lý bệnh
  • Sinh lý nhi
  • Siêu âm
  • Sản, phụ
  • Tai Mũi Họng
  • Thuốc biệt dược
  • Thuốc thành phần
  • Thần kinh
  • Thận - Tiết niệu
  • Tim mạch
  • Tiêu Hóa
  • Triệu chứng Ngoại
  • Triệu chứng Nội
  • Truyền Nhiễm
  • Tâm thần
  • X Quang
  • Xương Khớp
  • Bệnh chuyển hoá
Đông Tây y kết hợp
  • Tim mạch
  • Y học cổ truyền
  • Hô hấp
  • Tiêu hóa
  • Thần kinh
Bài viết Tra Bệnh theo vần

A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z

Giải phẫu hầu

HẦU

Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn

Hầu (pharynx) là ngã tư gặp nhau của đường tiêu hoá và đường hô hấp, không khí từ mũi qua hầu để vào thanh quản, thức ăn từ miệng qua hầu vào thực quản. 1. HÌNH THỂ NGOÀI VÀ LIÊN QUAN Là một ống được cấu tạo bởi cân và cơ kéo dài từ nền sọ tới ngang mức đốt sống cổ VI, dài độ 15cm, ở trên rộng độ 5cm, ở dưới hẹp dần đổ vào thực quản (rộng 2cm). 1.1. Hình thể ngoài Hầu giống như một cái phễu, có miệng ở trên mở ra trước thông với hốc mũi, với ổ miệng, với thanh quản. Đáy ở dưới đổ vào thực quản, ở cách cung răng lợi 15cm. 1.2. Liên quan - Mặt sau hầu liên quan với 6 đất sống cổ (CI đến CVI) qua khoang sau hầu, trong khoang này chứa nhiều tổ chức mỡ; các tổ chức bạch huyết nên khi bị viêm nhiễm gây áp xe sau hầu (có thể gây tắc đường thở ở trẻ em). - Hai mặt bên liên quan với 2 bó mạch thần kinh cảnh, trên suốt dọc chiều cao của hầu và ở ngang với thanh quản còn liên quan với thuỳ bên của tuyến giáp. - Đầu trên hầu dính vào nền sọ, từ gai bướm bên này sang gai bướm bên kia, ở giữa vào củ hầu, ở hai bên thì chạy dọc theo vòi nhĩ từ gai bướm tới cánh trong của chân bướm. - Đầu dưới tiếp với thực quản, ngang mức sụn nhẫn ở trước, đốt sống cổ Vi ở sau và cách cung răng lợi 15cm. 2. HÌNH THỂ TRONG Mặt trước hầu thông với hốc mũi, với ổ miệng, với thanh quản nên chia hầu làm 3 phần. 2.1. Tỵ hầu hay mũi hầu (nasopharynx) Kể từ nền sọ tới ngang mức vòm miệng và có 6 thành: - Thành trước thông với mũi bởi 2 lỗ mũi sau. - Thành trên là vòm hầu nằm bên dưới thân xương bướm và mỏm nền của xương chẩm, dưới niêm mạc của thành này có tuyến hạnh nhân hầu, khi tuyến bị viêm ta gọi là sưng VA (vegetations adenoides). - Thành sau là phần niêm mạc trải từ giữa phần nền xương chẩm đến cung trước đất đội (CI). - Ở 2 thành bên có tuyến hạnh nhân vòi và giữa tuyến có lỗ vòi tai (Eustache) thông hầu với tai giữa. Tác dụng của vòi tai là giữ cho áp lực trong hòm tai cân bằng với áp lực không khí môi trường bên ngoài. Khi vòi tai bị viêm lấp thì tăng áp lực trong hòm tai dẫn đến ù tai và nghe không rõ. - Thành dưới thông với khẩu hầu có lưỡi gà ngăn cách màn hầu. Bình thường lưỡi gà nằm rủ xuống, còn khi nuốt thì nó nằm ngang ngăn cách khẩu hầu với ty hầu, không cho thức ăn trào ngược lên mũi. 2.2. Khẩu hầu hay miệng hầu (oropharynx) Khẩu hầu còn gọi là phần miệng hầu, nằm dưới khẩu cái mềm sau miệng và 1/3 sau lưỡi. Phía trước qua eo họng thông với ổ miệng. Eo họng giới hạn bên trên là lưỡi gà khẩu cái và bờ tự do của khẩu cái mềm, bên ngoài là cung khẩu cái lưỡi và tuyến hạch nhân khẩu cái, bên dưới là lưng lưỡi ở vùng rãnh tận cùng. Phía sau với các đốt sống C I,II,III. 1. Hạnh nhân hầu 2. Đốt sống cổ I 3. Hạnh nhân lưỡi 4. Nắp thanh quản 5. Đất sống cổ VI 6. Sụn nhân 7. Sụn giáp 8. Thanh hầu 9. Xương móng 10. Khẩu hầu 11. Lưỡi 12. Lưỡi gà 13. Lỗ vòi Eustache 14. Hố mũi 15. Xoang bướm 16. Xoang trán Hình 4.56. Thiết đồ cắt đứng dọc qua hầu Hai bên khẩu hầu có 2 tuyến hạnh nhân khẩu cái nằm kẹp giữa hai nếp niêm mạc gọi là hố hạch nhân. Phía trước là nếp cung khẩu cái lưỡi và phía sau là cung khẩu cái hầu. Phía trên thông với ty hầu. Phía dưới thông với thanh hầu. 2.3. Thanh hầu (laryngo pharynx) Là phần dưới cùng, rộng ở trên và hẹp ở dưới. - Thành sau kéo dài từ đất sống CIV đến đốt sống CVI. - Thành trước nằm ngay sau thanh quản. Giữa là nắp thanh môn, lỗ thanh quản. Bên ngoài thanh quản là ngách hình lê và sụn giáp. Ngách hình lê được giới hạn bên trong là nếp phễu nắp thanh môn, sụn phễu và sụn nhẫn, bên ngoài là màng giáp móng và sụn giáp. - Thành bên là phần niêm mạc được nâng đỡ bởi xương móng và mặt trong cua sụn giáp. - Trên thông với khẩu hầu. - Dưới với thực quản. Khi thở, hầu không được nâng lên và thanh quản cũng ở thấp, nắp thanh quản mở, còn khi nuốt hầu và thanh quản được kéo lên, nắp thanh quản nằm sau đáy lưỡi bị đẩy xuống và đóng lại. Thức ăn bắt buộc qua hầu xuống thực quan. 2.4. Vòng bạch huyết của hầu (vòng bạch huyết Waldayer) Ở dưới lớp niêm mạc hầu rải rác có rất nhiều tổ chức bạch huyết, nhưng ở một số nơi nó tập trung thành từng đám lớn gọi là tuyến hạnh nhân bạch huyết và xếp thành một vòng kín bao gồm: 1 tuyến hạnh nhân hầu -2 tuyến hạnh nhân vòi - 2 tuyến hạnh nhân khẩu cái - 1 tuyến hạnh nhân lưỡi nằm vây quanh cửa hầu gọi là vòng bạch huyết quanh hầu (vòng Waldayer). Vòng này có tác dụng như một hàng rào bảo vệ cơ thể chống sự xâm nhập của vi trùng từ bên ngoài vào, nhưng khi vòng này bị viêm, điều trị không tốt sẽ trở thành một ổ lưu trú của vi trùng, từ đó tấn công vào các bộ phận khác của cơ thể như viêm phổi, viêm tai, viêm ruột, thấp khớp v.v.. cho nên hầu cần được bảo vệ tốt. 3. CẤU TẠO CỦA HẦU Có 4 lớp từ trong ra ngoài: 3.1. Lớp niêm mạc Lót ở mặt trong hầu và liên tiếp với lớp niêm mạc của mũi, miệng, thanh quản, thực quản và tai giữa. Dưới niêm mạc rải rác có nhiều tổ chức bạch huyết. 3.2. Cân hầu trong (fascia pharyngo basilaris) Cân dày và chắc ở trên, mỏng ở dưới, đầu trên bám vào nền sọ. Phía trước bám vào các xương (cánh trong của chân bướm, xương hàm dưới, sừng lớn xương móng, bờ bên sụn giáp và sụn nhẫn) và các dây chằng nối các xương và sụn với nhau. 1. Vòi tai 2. Cơ nâng màn hầu 3. Cơ vòi hầu 4. Cơ khít hầu trên 5. Cơ khẩu cái hầu 6. Cơ trâm hầu 7. TK thanh quản trên 8. Thực quản 9. Cơ khít hầu dưới 10. Cơ khít hầu giữa 11. Cơ trâm hầu 12. Cơ trâm móng 13. Cơ hai bụng 14. Đường đan hầu 3. LỚP CƠ Hình 4.57. Các cơ của hầu (nhìn từ phía sau) Có 2 loại cơ 3.1. Cơ khít hầu Có 3 cơ (trên, giữa, dưới) 3 cơ này ở trên đều bám vào phía sau bờ trước của cân hầu trong rồi toả ra sau đan chéo với cơ bên đối diện trên đường giữa sau hợp thành lòng máng phủ ở mặt ngoài cân hầu trong. Ba cơ khít hầu trên xếp chồng lên nhau giống như người ta lợp ngói ngược và có tác dụng làm hẹp đường kính của hầu lại để đón thức ăn từ miệng xuống thực quản. Có nhiều cấu trúc đi qua các khe giữa các cơ khít hầu: thần kinh quặt ngược thanh quản và động mạch thanh quản dưới, đi vào hầu qua khe giữa cơ khít hầu và thực quản. Nhánh trong thần kinh thanh quản trên và mạch máu giáp trên qua khe giữa cơ khít hầu dưới và giữa. Cơ trâm hầu và thần kinh hầu, qua khe giữa cơ khít hầu giữa và cơ khít hầu trên. 3.2. Cơ mở hầu Có 2 cơ: - Cơ trâm hầu: từ mỏm trâm theo các cơ khít hầu tới bám vào cân hầu trong và sụn thanh thiệt. - Cơ vòi hầu: từ vòi tai đến thành hầu. 3.3. Mạc hầu ngoài Bao phủ phía ngoài của các cơ khít hầu và được coi như 1 phần của bao tạng. 3.4. Lớp niêm mạc Ở trong cùng, có nhiều tuyến hầu. 4. MẠCH THẦN KINH 4.1. Động mạch Nuôi dưỡng cho hầu là động mạch hầu lên (nhánh của động mạch cảnh ngoài), động mạch chân bướm khẩu cái (nhánh của động mạch hàm). 4.2. Tĩnh mạch 1. Động mạch hầu lên 2. Động mạch giáp trên 3. Động mạch cảnh chung 4. Động mạch giáp dưới Hình 4.58. Mạch máu của hậu Từ đám rối tĩnh mạch quanh hầu đổ vào tĩnh mạch cảnh trong. 4.3. Bạch huyết Các mạch bạch huyết của hầu đổ vào hạch sau hầu và chuỗi hạch cảnh trong. 4.4. Thần kinh Chi phối vận động và cảm giác cho hầu đều do đám rối hầu gồm các nhánh của dây IX và dây X các hạch giao cảm cổ tạo thành.

Trở về

Nội dung trên có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Quý khách có thể đến khám miễn phí tại Phòng khám của Y Dược Tinh Hoa, gọi số 02438438093; 0965340818, hoặc để lại số điện thoại và ý kiến vào ô dưới đây để được tư vấn hiệu quả nhất.

Họ tên:
Email:
Điện thoại:
Nội dung: Ý kiến khách hàng...
Mã bảo mật captcha
Các bài viết khác
  • Hệ thần kinh thực vật
  • Giải phẫu tai
  • Giải phẫu mũi
  • Giải phẫu mắt
  • Giải phẫu thanh quản
  • Giải phẫu các tuyến nước bọt
  • Giải phẫu miệng
  • Giải phẫu tuyến giáp và cận giáp
  • Giải phẫu thần kinh đầu - mặt - cổ
  • Giải phẫu tĩnh mạch - bạch mạch đầu - mặt - cổ
  • Trang chủ
  • Trị bệnh
  • Thẩm mỹ
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
  • Chi nhánh
  • Giới thiệu
  • Kiến thức y học
  • Video
  • Liên hệ
15 phố Nguyễn Như Đổ, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 02438438093 . 0965340818 . Hotline: 0913537686 . Làm việc từ 8h đến 18h (Làm cả Thứ Bảy, Chủ nhật). Xem Đại lý các tỉnh Click tại đây

© Bản quyền thuộc về Y Dược Tinh Hoa LD Hàn Việt. ® Ghi rõ nguồn YDUOCTINHHOA.com khi phát hành lại thông tin từ website này

Chú ý: Các thông tin trên website có tính chất tham khảo. Hiệu quả có thể khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người, không tự ý áp dụng. Cần tham vấn ý kiến của thầy thuốc.

Từ khóa » Giải Phẫu Hầu Họng Thanh Quản