Giải Phẫu Và Sinh Lý Họng Thanh Quản

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Giải phẫu họng

Cấu tạo của họng

Họng là một ống cơ và màng ở trước cột sống cổ. Đi từ mỏm nền tới đốt sống cổ thứ IV, là ngã tư của đường ăn và đường thở, nối liền mũi ở phía trên, miệng ở phía trước với thanh quản và thực quản ở phía dưới. Giống như một cái phễu phần trên loe rộng, phần dưới thu hẹp. Thành họng được cấu trúc bởi lớp cân, cơ, niêm mạc.

Họng chia làm 3 phần:

Họng mũi (tỵ hầu): ở cao nhất, lấp sau màn hầu, ở sau dưới của hai lỗ mũi sau. Trên nóc có amiđan vòm. Hai thành bên có loa vòi Eustachi thông lên hòm nhĩ và hố Rosenmuler.

Họng miệng (khẩu hầu): phía trên thông với họng mũi, phía dưới thông với họng thanh quản, phía trước thông với khoang miệng và được màn hầu phân cách. Thành sau họng miệng liên tiếp với thành sau họng mũi và bao gồm các lớp niêm mạc, cân và các cơ khít họng.

Hai thanh bên có amiđan họng hay amiđan khẩu cái nằm trong hốc amiđan.

Họng thanh quản (thanh hầu): đi từ ngang tầm xương móng xuống đến miệng thực quản, có hình như cái phễu, miệng to mở thông với họng miệng, đáy phễu là miệng thực quản phần họng dưới.

Thành sau liên tiếp với thành sau họng miệng. Thành trước phía trên là đáy lưỡi, dưới là sụn thanh thiệt và hai sụn phễu của thanh quản.

Thành bên như một máng hẹp dần từ trên xuống dưới. Nếp phễu-thanh thiệt của thanh quản hợp với thành bên họng tạo nên máng họng-thanh quản hay xoang lê.

Vòng waldeyer

Họng có các tổ chức lympho tạo thành một vòng bao quanh gọi là vòng Waldeyer.

Bao gồm:

Amiđan khẩu cái: là tổ chức lympho lớn nhất gồm hai khối ở hai thanh bên họng và được nằm trong hốc amiđan. Hốc này có vỏ bọc phân cách với tổ chức bên họng, phía trước có trụ trước, phía sau có trụ sau che phủ, chỉ có mặt phía trong và dưới thấy được trực tiếp, gọi là mặt tự do của của amiđan. Mặt tự do này có các khe ăn lõm sâu vào tổ chức amiđan và được che phủ bởi lớp biểu bì. Chính các khe hốc này diễn ra hoạt động miễn dịch của amiđan.

Amiđan lưỡi: là những tổ chức lympho nằm ở đáy lưỡi sau V lưỡi, thường có từ 5 đến 9 đám mô lympho. Amiđan lưỡi liên quan chặt chẽ với amiđan họng.

Amiđan vòm (Luschka): là tổ chức lympho nằm ở nóc vòm mũi-họng ngay cửa mũi sau, không có vỏ bọc như amiđan khẩu cái, mặt tự do thường có 5 khía sùi dọc. Do vị trí của amiđan vòm nên nó thường là nguyên nhân gây viêm nhiễm tai, mũi, họng.

Amiđan vòi (Gerlach): là những tổ chức lympho nhỏ nằm ở hố Rosenmuler quanh lỗ vòi Eustachi.

Mô học của amiđan: giống như cấu trúc của hạch bạch huyết.

Chức năng: là sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể.

Khoang quanh họng

Quanh họng có các khoang chứa các tổ chức cân, cơ, mạch máu, thần kinh, hạch bạch huyết và các khoang này có liên quan mật thiết với họng.

Khoang bên họng (Sébileau): các cơ trâm-họng, trâm-lưỡi, trâm-móng và dây chằng trâm-móng, trâm-hàm làm thành một dải hay bó: bó hoa Rioland chia khoang này thành hai phần:

Khoang trước trâm hay trước dưới mang tai.

Khoang sau trâm hay sau dưới mang tai.

Khoang sau họng (Henké): nằm giữa cân bao họng và cơ trước cột sống. Trong khoang có hạch bạch huyết lớn là hạch Gillette, hạch này chỉ có ở trẻ nhỏ, nó sẽ teo đi khi trẻ 5 tuổi. Khoang Henké kéo dài từ họng-miệng xuống đến họng-thanh quản.

Mạch máu

Mạch nuôi dưỡng thuộc ngành động mạch cảnh ngoài: động mạch hầu lên, động mạch giáp trạng trên, động mạch khẩu cái lên.

Thần kinh

Thần kinh cảm giác thuộc dây IX, X. Dây IX chi phối nền lưỡi và 1/3 dưới amiđan. Dây X chi phối thành sau họng và màn hầu.

Thần kinh vận động chủ yếu do nhánh trong của dây IX và dây XI.

Mạch bạch huyết

Đổ vào các hạch sau họng, hạch Gillette, hạch dưới cơ nhị thân và hạch dãy cảnh.

Sinh lý của họng

Họng là ngã tư đường ăn và đường thở. Nên giữ các chức năng sau:

Chức năng nuốt: sau khi thức ăn đã được nhai, nhào trộn ở miệng được đẩy vào họng để thực hiện quá trình nuốt: đưa thức ăn xuống miệng thực quản.

Chức năng thở.

Chức năng phát âm.

Chức năng nghe.

Chức năng vị giác.

Chức năng bảo vệ cơ thể.

Giải phẫu thanh quản

Thanh quản là cơ quan phát âm và thở, nằm ở trư­ớc thanh hầu, từ đốt sống C3 đến C6, nối hầu với khí quản vì vậy nó thông ở trên với hầu, ở dưới với khí quản.

Thanh quản di động ngay d­ưới da ở vùng cổ trư­ớc khi nuốt hoặc khi cúi xuống hoặc ngẩng lên. Nó phát triển cùng với sự phát triển của bộ máy sinh dục, nên khi trưởng thành thì giọng nói cũng thay đổi (vỡ giọng), ở nam giới phát triển mạnh hơn vì vậy giọng nói của nam, nữ khác nhau, nam trầm đục, nữ trong cao.

Thanh quản đ­ược cấu tạo bởi các tổ chức sụn, sợi và cơ.

Khung sụn

Sụn thanh thiệt hay sụn nắp, nằm cao phía trước lỗ trên của thanh quản, khi hạ xuống nó sẽ đậy thanh quản lại.

Sụn giáp gồm 2 mảnh tạo thành một góc mở về phía sau, trong đó phía trên có sụn nắp.

Sụn nhẫn là một vòng tròn như cái nhẫn nằm dưới tháp mà trên nó là sụn giáp.

Hai sụn phễu đứng thẳng, gối trên bờ sau của sụn nhẫn. Khi hai sụn phếu quay lên, thanh môn sẽ mở hay khép lại.

Ngoài ra còn có có các sụn nhỏ không quan trọng như: sụn Santorini và sụn Wrisberg.

Các cơ thanh quản

Nhóm cơ làm hẹp thanh môn: cơ nhẫn phễu bên, cơ giáp phễu, cơ phễu chéo và ngang, cơ phễu nắp thanh hầu.

Nhóm cơ làm rộng thanh môn: cơ nhẫn phễu sau, cơ giáp nắp thanh hầu.

Nhóm cơ làm căng và chùng dây thanh âm: cơ nhẫn giáp, cơ thanh âm.

Các màng và dây chằng

Nối các sụn với nhau và với các tổ chức xung quanh chủ yếu là:

Màng giáp móng: nối sụn giáp với xương móng.

Màng giáp nhẫn: nối sụn giáp với sụn nhẫn.

Dây chằng nhẫn-phễu: nối sụn nhẫn với sụn phễu.

Cấu trúc trong của thanh quản

Mặt trong thanh quản lát bằng tế bào trụ hô hấp, đi từ bờ tự do dây thanh là tế bào malpighi.

Từ trên xuống:

Tiền đình thanh quản là khoang mở về phía trên.

Băng thanh thất.

Buồng Morgagni.

Thanh môn là khoang giữa hai dây thanh.

Hạ thanh môn là khoang mở về phía dưới vùng khí quản.

Hai xoang lê ở phía ngoài mở lên trên vào vùng hạ họng.

Mạch máu

Động mạch: các động mạch thanh quản trên và d­ưới là ngành của động mạch giáp trạng trên và giáp trạng dư­ới. Nhìn chung, cuống mạch thần kinh của tuyến giáp trạng cũng là cuống mạch thần kinh của thanh quản.

Tĩnh mạch: đi theo động mạch đổ về tĩnh mạch giáp l­ưỡi và tĩnh mạch d­ưới đòn.

Thần kinh

Do hai dây thần kinh thanh quản trên và d­ưới, tách từ dây thần kinh X.

Dây thanh quản trên: cảm giác cho thanh quản ở phía trên nếp thanh âm và vận động cơ nhẫn giáp.

Dây thanh quản d­ưới: hay dây quặt ngư­ợc vận động cho hầu hết các cơ của thanh quản và cảm giác từ nếp thanh âm trở xuống. Thần kinh giao cảm của thanh quản tách ở hạch giao cảm cổ giữa và cổ trên.

Sinh lý thanh quản

Thở

Khi thở hai dây thanh âm được kéo xa khỏi đường giữa làm thanh môn được mở rộng để không khí đi qua.

Động tác trên được thực hiện bởi cơ mở (cơ nhẫn phễu).

Hai dây thanh mở ra và khép lại theo nhịp thở được điều chỉnh bởi hành tủy.

Phát âm

Lời nói phát ra do luồng không khí thở ra từ phổi tác động lên các nếp thanh âm.

Sự căng và vị trí của nếp thanh âm ảnh h­ưởng đến tần số âm thanh.

Âm thanh thay đổi là do sự cộng hưởng của các xoang mũi, hốc mũi, miệng, hầu và sự trợ giúp của môi, lư­ỡi, cơ màn hầu.

Thổi

Nhờ có sự cử động của lồng ngực, tạo nên một luồng không khí đi từ phổi, khí, phế quản lên, tạo ra luồng không khí có áp lực và trong khoảng thời gian nhất định.

Rung

Hai dây thanh được khép lại.

Niêm mạc dây thanh rung động nhờ luồng khí thổi tạo áp lực dưới thanh môn đã gây nên độ căng dây thanh.

Độ căng dây thanh do các cơ căng dây thanh mà chủ yếu là là cơ giáp-phễu.

Các âm thanh trầm hoặc bổng phụ thuộc độ căng nhiều hay ít của dây thanh.

Cộng hưởng

Nhờ vào các hốc trên thanh môn (thanh quản, họng, miệng, mũi).

Từ khóa » Giải Phẫu Hầu Họng Thanh Quản