Giải Phẫu Học - Hệ Cơ - Tài Liệu, Ebook

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ

Thư viện tài liệu, ebook tổng hợp lớn nhất Việt Nam

Website chia sẻ tài liệu, ebook tham khảo cho các bạn học sinh, sinh viên

  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Upload
Trang ChủKhoa Học Tự NhiênSinh HọcGiải phẫu học - Hệ cơ Giải phẫu học - Hệ cơ

- Ở lớp sâu • Cơ tháp : Bám gốc vào mặt trước xương cùng. Bám tận vào mấu chuyển xương đùi. Tác dụng xoay đùi ra ngoài. • Cơ bịt trong : Bám gốc vào mặt trong lỗ bịt. Bám tận vào mấu chuyển lớn xương đùi. Tác dụng xoay đùi ra ngoài. • Cơ bịt ngoài : Bám gốc vào mặt ngoài lỗ bịt. Bám tận vào mấu động lớn xương đùi. Tác dụng xoay đùi. • Cơ sinh đôi :Gồm 2 cơ. Cơ sinh đôi trên bám gốc vào đai hông. Cơ sinh đôi dưới bám gốc vào u ngồi xương chậu. Cả hai cơ bám tận vào mặt trong mấu chuyển lớn xương đùi. Tác dụng xoay đùi ra ngoài. • Cơ vuông đùi :Bám gốc vào u ngồi xương chậu. Bám tận vào mào liên cốt. Tác dụng xoay đùi ra ngoài. • Cơ thắt lưng – chậu :Gồm cơ thắt lưng và cơ chậu. Cơ thắt lưng bám gốc vào đốt sống ngực cuối và 4 đốt sống thắt lưng. Cơ chậu bám gốc vào mặt trong hố chậu. Cả 2 cơ bám tận vào mấu chuyển bé xương đùi. Tác dụng gập cột sống vào chậu hông, gập đùi vào bụng và xoay đùi.

doc33 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 12776 | Lượt tải: 1download Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải phẫu học - Hệ cơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTrường : ĐH SÀI GÒN Khoa: SPKHTN Lớp: DSI 1081 Tổ: 3 Bài thuyết trình GIẢI PHẪU HỌC Phần trình bày HỆ CƠ I. ĐẠI CƯƠNG Hệ thống cơ được cấu tạo chủ yếu bởi mô cơ, có đặc tính đặc trưng là co rút. Các tế bào mô cơ (sợi cơ) co rút được là nhờ các vi sợi cơ (gồm 2 thành phần là actin và myosin) trượt lên nhau. Có 3 loại cơ chính là cơ vân, cơ trơn và cơ tim. Cơ vân hoạt động theo ý muốn do thần kinh động vật chi phối, thường là các cơ bám xương và bám da, chiếm tới 2/5 trọng lượng cơ thể. Cơ trơn hoạt động không theo ý muốn do thần kinh tự chủ chi phối, là cơ của các tạng, tuyến và mạch máu. Cơ tim là cơ hoạt động theo chu kỳ và tạo thành tim. II. SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CƠ 1. Các cơ ở thân: Các cơ ở thân phát triển từ các hoàn tiết tức là các đoạn ở lưng của trung bì phôi nằm hai bên dây nguyên sống ( chorda) và ống thần kinh. Các nguyên cơ ( phần bên sau của các hoàn tiết) sẽ phát triển thành các cơ vân. Khi phát triển, các cơ sẽ chia ra phần lưng và phần bụng. Phần lưng gồm các cơ cạnh sống do các ngành sau của thần kinh gai sống chi phối. Phần bụng gồm các cơ ở trước bên của thân và do các ngành trước thần kinh gai sống vận động. Các nguyên cơ lúc đầu được ngăn cách với nhau bởi các vách tổ chức liên kết, về sau mất dần đi, chỉ còn lại một vài di tích như các cơ gian sườn, các trẽ gân trung gian của cơ thẳng bụng. Sự phân đốt này còn rõ ở các động vật bậc thấp. 2. Các cơ ở tứ chi : Các cơ ở tứ chi phát triển từ các cơ ở phía trước của thân do đó cũng được vận động bởi các ngành trước của thần kinh gai sống như đám rối cánh tay, đám rối thái lưng và đám rối cùng. Một số cơ ở tứ chi phát triển về phía thân như cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ lưng rộng và ngược lại một số cơ ở thân hoặc ở đầu phát triển ra tứ chi, như cơ trám, cơ vai móng, cơ thang, cơ ức đòn chũm… 3. Các cơ ở đầu: Các cơ ở đầu phát sinh từ các hoàn tiết đầu tiên ở phần đầu của phôi. III. PHÂN LOẠI VÀ TÊN GỌI CƠ 1. Phân loại: Có 3 loại: cơ vân, cơ tim và cơ trơn 1.1. Cơ xương (còn gọi là cơ vân) (Skeletal muscle) Cơ vân họat động theo ý muốn, thường là các cơ bám xương và bám da. Khi co giãn, nó sẽ tạo ra các đáp ứng tương ứng cho việc chuyển động của xương. Trung bình cơ xương chiếm 42% ở nam và 36% ở nữ (phần trăm khối lượng cơ thể). Quá trình co giãn của cơ xương được kích hoạt bởi các xung trong các nơron vận động gửi tới cơ, dưới quá trình tự điều khiển. Cơ xương gồm nhiều bó sợi cơ xếp song song dọc theo chiều dài của cơ. Mỗi sợi cơ có một tế bào rất dài (từ 10 đến 40 mm), đường kính từ 10 đến 80 micromet, có nhiều nhân, được bao bọc bởi màng sợi cơ (sarcolemma). Cơ tương chứa nhiều tơ cơ (myofibril) và các bào quan khác. Mỗi sợi cơ được điều khiển bởi một đầu cuối dây thần kinh duy nhất nằm ở giữa sợi cơ. 1.2. Cơ trơn (còn gọi là cơ tạng) (Smooth muscle) Tập hợp các cơ trơn thường bao xung quanh các cơ quan rỗng hay các ống dẫn trong cơ thể bao gồm dạ dày, ruột, bàng quang, dạ con hay tử cung, mạch máu và các đường dẫn khí trong phổi. Cơ trơn hoat động không theo ý muốn, là cơ của tạng, tuyến và mạch máu. Sợi cơ trơn cắt ngang Các tế bào cơ trơn đơn lẻ cũng được phát hiện phân bố trên khắp các cơ quan và trong các bó nhỏ của các tế bào có liên quan tới lông/ tóc trên da và con ngươi của mắt.Tế bào cơ trơn có các đặc điểm như sau: + Có dạng hình thoi dài, có thể có phân nhánh ở hai đầu. + Các tế bào cơ trơn liên kết với nhau bằng các liên kết khe. + Nhân tế bào cơ trơn nằm giữa tế bào và chỉ có một nhân duy nhất. + Trong bào tương các bào quan thường tập trung ở hai đầu của nhân. So với cơ xương, sợi cơ trơn có kích thước nhỏ hơn nhiều. Chúng có đường kính khoảng 2 đến 5 micromet và chiều dài từ 20 đến 50 micromet. Tuy nhiên nhiều nguyên lý trong cơ trơn cũng giống như ở cơ vân, trong đó quan trọng nhất là lực hấp dẫn giữa sợi actin và sợi myosin để gây co cơ là như nhau ở cả hai loại cơ. Cơ trơn không có vân như cơ vân và cơ tim. Các tế bào cơ trơn hợp lại thành bó, các bó hợp lại thành lớp. Giữa các bó và lớp, có khi giữa các sợi cơ có chứa mô liên kết, mạch máu và thần kinh. Cơ trơn giống cơ tim do hoạt động co duỗi không theo ý muốn. Cấu trúc phân tử: tế bào cơ trơn cũng có nhiều sợi actin và myosin nhưng không tạo thành sarcomer. Cơ trơn được điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật thuộc hệ giao cảm và phó giao cảm. Quá trình co giãn của các cơ trơn bao quanh các cơ quan rỗng có thể điều chỉnh các luồng chảy bên trong các cơ quan rỗng bằng cách thay đổi đường kính của các cơ quan rỗng đó. Quá trình co giãn của các cơ trơn được điều khiển bằng hệ thống thần kinh tự trị (autonomic nervous system), các hócmôn (hormone), các paracrine và các tín hiệu hóa học lân cận khác. Tuy nhiên, một vài cơ trơn co giãn ngay cả khi vẫn không có một tín hiêu nào xuất hiện tại những vùng lân cận xung quanh nó. Cơ trơn của các cơ quan khác nhau thường rất khác nhau. Nhưng để đơn giản hóa có thể chia cơ trơn làm 2 loại chính: Cơ trơn nhiều đơn vị: gồm nhiều sợi cơ trơn riêng rẽ, mỗi sợi hoạt động hoàn toàn độc lập, được điều khiển bởi một kết cuối của thần kinh đơn độc. Mặt ngoài của sợi cơ được bao phủ bởi một lớp mỏng giống màng đáy, là hỗn hợp của sợi collagen và glycoprotein, có tác dụng tách rời các sợi cơ. Hoạt động của cơ trơn nhiều đơn vị được kiểm soát bởi những tín hiệu thần kinh. Những cơ trơn nhiều đơn vị của cơ thể như: sợi cơ trơn của cơ mi, của giống mắt, các cơ dựng lông… Cơ trơn một đơn vị: có nghĩa là toàn bộ khối lượng hàng trăm đến hàng triệu sợi cơ cùng co đồng thời như một đơn vị duy nhất. Các sợi cơ thường tập trung lại thành từng lớp hoặc từng bó, màng của chúng dính vào nhau ở nhiều điểm, do đó lực sinh ra trong một sợi cơ có thể truyền sang sợi bên cạnh. Các màng sợi cơ còn nối với nhau bởi nhiều khe nối qua đó các ion cũng được truyền suốt sợi cơ sang sợi lân cận làm cho các sợi cơ cùng co đồng thời. Loại cơ trơn này được gọi là cơ trơn hợp bào, thường gặp ở các tạng rỗng như ruột, ống mật, niệu quản, tử cung, mạch máu, do đó cũng được gọi là cơ trơn tạng. 1.3. Cơ tim (Cardiac Muscle) Cơ tim là cơ họat động theo chu kỳ và tạo thành tim. Quá trình co giãn của cơ tim thực hiện đẩy máu đi qua hệ tuần hoàn trong cơ thể. Tương tự như cơ trơn, cơ tim được điều khiển bởi hệ thống thần kinh tự trị (autonomic nervous system) và các hócmôn (hormone) và một phần của nó có thể co giãn tự nhiên. Cơ tim cắt dọc Tế bào cơ tim (hay sợi cơ tim): + Có dạng hình trụ, phân nhánh dài từ 100 đến 150 mm, chiều ngang từ 10 - 20 mm. + Có một hoặc hai nhân hình bầu dục nằm ở giữa tế bào. + Chỗ kết nối giữa các tế bào cơ tim gần nhau được gọi là vạch bậc thang. + Vạch bậc thang là những phức hợp liên kết giữa 2 tế bào cơ tim kế cận. Vạch bậc thang dưới kính hiển vi điện tử Cơ tim chứa rất nhiều ty thể chiếm hơn 40% thể tích của tế bào, ngoài ra cơ tim còn sử dụng 1 lượng lớn lipid để tạo năng lượng. Cơ tim co bóp nhịp nhàng nhờ hệ thống nút. Đó là những tế bào cơ tim còn non, lớn hình đa diện hình cầu hay hình trụ, nhân nằm ở giữa bào tương nhạt màu . Tế bào sắp xếp theo nhiều kiểu khác nhau để tạo thành hệ thống nút. 2. Cách gọi tên cơ Để gọi tên cơ người ta căn cứ vào một số dấu hiệu chủ yếu của các cơ để gọi tên chúng như : Gọi tên theo hình dáng của bắp cơ : cơ vuông, cơ tròn,… Gọi tên theo số thân, số đầu cơ như : cơ nhị thân, cơ tam đầu… Gọi tên cơ dựa vào vị trí cơ : cơ ngực, cơ mông… Gọi tên cơ theo điểm bám : cơ ức giáp… Gọi tên cơ theo chức năng của cơ : cơ dạng, cơ khép… Gọi tên cơ theo hướng đi của thớ cơ : cơ thẳng, cơ chéo… Gọi tên cơ theo cấu tạo : cơ bán gân… Ngoài ra có thể gọi tên cơ theo hình thể và chức năng, chức năng và kích thước… IV. CẤU TẠO VÀ HÌNH DẠNG CỦA CƠ Cơ vân, còn gọi là cơ bám xương, vận động và co duỗi theo sự điều khiển của ý muốn. Dưới kính hiển vi quang học cơ vân được cấu tạo từ những tế bào cơ hay sợi cơ có chứa những vân màu sáng và tối xen kẽ nhau rất đều đặn . Cơ vân thường bám vào xương, một số ít bám vào da như da đầu, da mặt, phần trên của thực quản. Rải rác một số nơi chỉ có vài sợi cơ vân riêng rẽ còn phần lớn các sợi cơ vân họp lại với nhau thành bó liên kết với nhau bởi mô liên kết chính thức tạo thành bắp cơ . Có thể xem cơ vân được cấu tạo từ lớn đến nhỏ theo trình tự như sau : bắp cơ, bó cơ, sợi cơ và siêu sợi cơ . 1. Bắp cơ : Mỗi bắp cơ được bọc bởi một màng được cấu tạo từ mô liên kết đặc gọi là màng ngoài bắp cơ hay bao ngoài bắp cơ. Mỗi bắp cơ có chứa nhiều bó cơ. 2. Bó cơ : Mỗi bó cơ được bao bọc bởi một màng liên kết được gọi là màng quanh bó cơ hay bao bó cơ. Mỗi bó cơ được cấu tạo từ nhiều sợi cơ, còn gọi là tế bào cơ. 3. Sợi cơ (tế bào cơ vân) : Sợi cơ vân dưới ánh sáng phân cực Mỗi sợi cơ vân được bao bọc bởi một màng liên kết mỏng, gọi là mô trong cơ. Mỗi sợi cơ có chứa nhiều vi sợi cơ và mỗi vi sợi cơ lại gồm nhiều siêu sợi cơ. Siêu sợi cơ được cấu tạo từ những phân tử đặc hiệu, đó là actin và myosin. Ở mức độ vi thể sợi cơ vân có dạng hình trụ, kích thước lớn, đường kính có thể đạt đến 0,1mm, thon ở hai đầu và rất dài. Chiều dài của tế bào cơ vân từ 4- 5cm có sợi dài tới 12cm. Sợi cơ vân hay tế bào cơ vân, cũng giống như những tế bào khác, có đầy đủ các thành phần quan trọng như : màng bào tương, nhân, bào tương, v.v... Tuy nhiên, tế bào cơ vân còn có những cấu trúc rất đặc biệt, đó là vi sợi cơ và hệ thống ống T. Về đại thể mỗi cơ được cấu tạo bởi hai phần: phần thịt và phần gân. Phần thịt tạo nên thân cơ hay bụng cơ gồm các thớ thịt dính vào gân song song với trục của cơ hoặc bám chếch vào một phía gân (cơ bán lông chim) hoặc vào hai phía gân (cơ lông chim). Các cơ có động tác rộng nhưng co yếu có thớ thịt dài, song song và liên tiếp với các thớ gân còn các cơ co mạnh nhưng biên độ di chuyển nhỏ sẽ có các thớ thịt bám chếch vào gân. Phần gân gồm những thớ trắng, chắc chắn thường ở đầu bám vào xương cùa cơ. Các thớ gân có thể song song (ở gân ngắn và dẹt) hoặc xoáy trôn ốc (ở gân dài hình trụ). Nhờ cấu trúc xoáy mà gân có thể đàn hồi giảm được các va chạm mạnh mà vẫn co khỏe. Đối với các gân dẹt của các cơ rộng, người ta thường gọi là cân. Mỗi cơ được vận động bởi một hay nhiều nhánh thần kinh từ các dây thần kinh sọ hoặc gai sống. Thần kinh vào cơ có các sợi cảm giác và sợi vận động theo tỷ lệ khoảng 40/60. Các nhánh thần kinh vào cơ qua bao cơ theo 2 cách : nếu là cơ dài thì thần kinh thường song song với các thớ cơ còn nếu là cơ rộng thì thần kinh thường thẳng góc với các thớ cơ. Độ lớn của thần kinh không phụ thuộc vào độ lớn của cơ mà vào các hoạt động phức tạp của cơ. Cơ càng có nhiều hoạt động phức tạp càng có thần kinh to hơn. Mạch cấp huyết cho cơ thường đi vào cơ cùng với thần kinh , nhưng cũng có những trường hợp mạch không đi vào cùng chỗ. Các mạch của cơ thường ít nối tiếp với các cơ quan lân cận . Mỗi cơ có thể được cấp huyết bởi một đến nhiều nhánh từ nhiều nguốn khác nhau. Sự nối tiếp giữa các nhánh trong cơ cũng thay đổi tùy loại cơ (nhiều ở cơ ngực to, cơ delta, trung bình ở cơ may, cơ thẳng đùi và rất ít ở cơ thon, cơ tam đầu cẳng chân,…). Nói chung cũng giống như đối với thần kinh, các mạch cấp huyết cho cơ và nối nhau trong cơ nhiều hay ít phụ thuộc vào hoạt động của cơ phức tạp hay không. Cơ chế sự co giãn cơ : Khi có hiện tượng co cơ các siêu sợi actin sẽ trượt vào các siêu sợi myosin, kéo theo sự dịch chuyển của hai vạch Z vào nhau, do đó băng I và vạch H sẽ bị ngắn lại trong khi băng A vẫn giữ nguyên kích thước. Sarcomer vì vậy sẽ ngắn lại. Ngược lại, khi có hiện tượng duỗi cơ, các siêu sợi actin trượt ra ngoài sợi myosin, do đó hai vạch Z sẽ dịch chuyển ra xa nhau làm cho băng I và vạch H được kéo dài ra, sarcomer cũng được kéo dài ra trong khi băng A vẫn không thay đổi kích thước. Khi có tín hiệu từ luồng xung động thần kinh truyền đến tế bào cơ sẽ gây ra hiện tượng khử cực ở màng bào tương và hiện tượng kích thích điện học này sẽ lan đi nhanh chóng đến tất cả các nếp của màng bào tương tại đĩa Z nhờ vào hệ thống ống T và lưới nội bào trơn bao bọc xung quanh các siêu sợi cơ. Tại màng lưới nội cơ tương, hiện tượng khử cực làm thay đổi điện thế màng, do đó khởi động các kênh phóng thích Ca++ nhằm mở kênh này ra, do đó sẽ gây ra sự vận chuyển một lượng lớn Ca++ từ lòng lưới nội cơ tương ra dịch cơ tương theo gradient nồng độ. Do xung động thần kinh truyền đi rất nhanh qua hệ thống ống T và lưới nội cơ tương để đến từng sarcomer nên hầu hết các siêu sợi cơ trong tế bào cơ đều co thắt cùng một lúc. Tuy nhiên sự gia tăng nồng độ Ca trong dịch bào tương chỉ thoáng qua để rồi sau đó các ion này được bơm một cách chủ động và nhanh chóng vào trong lưới nội cơ tương nhờ bơm Ca++ -ATPase ở tại màng. Nồng độ Ca trong dịch bào tương giảm làm cho vai trò ức chế gắn kết actin-myosin, cơ trở về trạng thái nghỉ. Sơ đồ minh hoạ khởi đầu sự co cơ V. CÁC PHẦN PHỤ THUỘC CỦA CƠ Cơ được một số các bộ phần phụ như các mạc, bao hoạt dich , bao sợi , túi hoạt dich trợ lực cho hoạt động của cơ. 1. Mạc : Mạc là một màng mô liên kết bao bọc lấy cơ hoặc một nhóm cơ. Có 3 loại : mạc bọc cơ, mạc sâu và mạc nông. Mạc bọc cơ : có tác dụng bảo vệ và tạo điều kiện cho mỗi cơ co bóp riêng rẽ theo chức năng riêng của mình Mạc sâu : bao bọc một nhóm cơ và ngăn cách với nhóm khác hoặc với các cơ quan lân cận. Mạc nông : liên quan chặt chẽ với tổ chức tế bào dưới da và có tác dụng bảo vệ tính đàn hồi cho da. 2. Bao hoạt dịch của gân : Là các bao thanh mạc gồm 2 lá : lá trong bọc sát gân và lá ngoài dính sát vào bao sợi .Hai lá liên tiếp nhau ở 2 đầu bao quây lấy một khoang kín trong có chất hoạt dịch làm cho gân cử động dễ dàng không bị cọ sát vào xương . Dọc theo 2 cạnh của gân , hai lá cũng liên tiếp nhau tạo nên mạc treo gân. 3. Bao sợi của gân : Bao bọc các gân và cột gân với xương để tạo nên một ống xương sợi làm cho gân tỳ vào xương tạo điều kiện cho gân hoạt động . Ở vùng cổ tay và cổ chân các bao này dầy lên và rất chắc tạo thành các mạc giữ các gân 4. Túi hoạt dịch : Là một túi kín trong chứa hoạt dịch nằm giữa 2 cơ hoặc giữa cơ và xương hoặc gân và xương ở gần chỗ cơ bám vào xương . Một số túi ở gần bao khớp có thể thông với bao hoạt dich của khớp. VI. CÁC QUY LUẬT PHÂN BỐ CỦA CƠ Sự sắp xếp cũng như cấu trúc của các cơ tuân theo một số quy luật sau đây: 1. Cơ sắp xếp từng cặp đối xứng qua trục giữa cơ thể. 2. Cơ giữ dấu vết của sự phân đốt như: cơ gian sườn, cơ thẳng bụng. 3. Cơ bám bằng hai đầu ở hai xương khác nhau theo con đường ngắn nhất và thường được gọi là nguyên ủy và bám tận. Khi tì vào điểm nọ thì kéo ở điểm kia. Biết được hai điểm bám đó, ta sẽ biết được động tác của cơ. 4. Các thớ cơ được sắp xếp thẳng góc với trục quay của khớp. Nếu trục quay của khớp là trục ngang thì các thớ cơ sẽ nằm dọc sinh ra động tác gấp và duỗi. Nếu trục quay của khớp là trước-sau thì cơ sẽ nằm thẳng góc hoặc chéo ở hai bên trục đó để thực hiện động tác dạng và khép. Nếu trục quay của khớp là thẳng đứng thì cơ nằm ngang thẳng góc với trục đó để thực hiện động tác xoay trong hay sấp và xoay ngoài hay ngửa. Do đó biết được trục quay của khớp sẽ biết được cách sắp xếp các cơ ở quanh khớp đó và người thầy thuốc có thể biết cách chỉnh hình một động tác cho khớp nhờ sắp xếp lại cơ khi có cơ khác bị liệt. VII. CHỨC NĂNG CỦA CƠ Hệ cơ có một số chức năng chính sau đây : Một đặc tính cơ bản của hệ cơ là co rút. Khi co rút, cơ tạo nên mọi sự hoạt động cho cơ như di chuyển. Hệ cơ giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động, như đối với hệ tiêu hóa hệ cơ giúp cho sự nghiền nát thức ăn… Hệ cơ quyết định tới hình dáng bên ngoài của cơ thể con người và làm co các cơ quan phát âm để phát ra tiếng nói. Như vây hệ cơ có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy nghiên cứu hệ cơ là điều rất cần thiết đối với các nhà TDTT. VIII. CÁC VÙNG CƠ RIÊNG BIỆT 1. CÁC CƠ VÙNG ĐẦU – CỔ: 1.1. Các cơ vùng đầu – mặt: Gồm nhóm cơ nhai và cơ nét mặt 1.1.1. Nhóm cơ nhai: gồm 4 đôi cơ - Các cơ mặt ngoài có: + Cơ nhai: phủ gốc ngoài ngành hàm dưới. Chức năng : khi co nâng hàm, đưa hàm ra phía trước. + Cơ thái dương: nâng và kéo hàm dưới ra sau. - Các cơ sâu gồm có: + Cơ chân bướm giữa: đưa hàm dưới lên trên và ra trước, xoay hàm. + Cơ chân bướm bên: đưa hàm ra trước , giúp cho chuyển động xoay. Nhóm cơ nét mặt: thường có các đặc điểm riêng, thường một đầu bám vào xương vào cân, đầu kia bám vào da, khi co rút tạo nên nét mặt. Các cơ này đều do một dây thần kinh chi phối và thường bám trên các hốc trên sọ, có những vùng cơ đã thoái hóa ( cơ tai ). Chức năng : đa dạng, ngoài việc biểu hiện nét mặt còn tham gia vào động tác mút, bú , hô hấp , phát âm… - Các cơ chỏm sọ: cơ chẩm – trán, cơ thái dương – đỉnh. - Các cơ tai ( trước , trên và sau ) - Các cơ quanh hốc mắt: cơ vòng mắt, cơ cau mày, cơ hạ mày. - Các cơ mũi : cơ mảnh khảnh, cơ hạ vách mũi. - Các cơ miệng: cơ nâng môi trên cánh mũi, cơ nâng môi trên, cơ nâng gốc miệng, các cơ gò má lớn và nhỏ, cơ cười, cơ hạ môi dưới, cơ hạ gốc miệng, cơ cằm, cơ ngang cằm, cơ mút, cơ vòng miệng. Trong đó cơ cằm và cơ mút là những cơ sâu, còn lại là lớp cơ mặt ngoài và lớp giữa. 1.2. Các cơ cổ : Nhóm cơ mặt ngoài và cơ nông : Gồm 3 nhóm - Nhóm mặt ngoài: gồm 2 cơ Cơ bám da cổ: ở dưới da , phủ hai bên và trước cổ. Chức năng kéo miệng xuống. Thoái hóa so với động vật. Cơ ức – đòn – chũm: chức năng xoay và ngửa đầu. - Nhóm dưới móng: Cơ ức – móng: chức năng hạ thấp xương móng. Cơ vai – móng: chạy từ bờ trên bả vai tới than xương móng ,chức năng hạ thấp xương móng. Cơ ức – giáp: chức năng hạ thấp sụn giáp và thanh quản. Cơ giáp – móng: nối sụn giáp với xương móng ,chức năng kéo sụn giáp đến gần xương móng. - Nhóm trên móng: Cơ hai thân: có hai bụng , giữa hai bụng là gân trung gian. Chức năng hạ và kéo hàm dưới ra sau, nâng cao xương móng. Cơ hàm – móng : ở giữa hàm dưới và xương móng, chạy từ đường hàm móng tới bờ trước than xương móng. Chức năng khi co nâng xương móng, hạ thấp hàm dưới. Cơ cằm – móng : ở dưới lưỡi, trên cơ hàm – móng, đi từ gai cằm tới mặt trước thân xương móng. Chức năng vận động xương móng , hạ hàm dưới. Cơ trâm – móng : chạy từ mỏm trâm đến bên thân xương móng. Chức năng kéo xương móng lên và ra sau. Nhóm cơ sâu: Nhóm này chia thành 2 nhóm nhỏ: nhóm bên và nhóm giữa. - Nhóm bên: gồm các cơ bậc thang trước, giữa và sau nằm ở hai phía bên cột sống. Chức năng nâng các giẻ sườn I, II. Nếu co một phía và cố định giẻ sườn thì gập và xoay đoạn sống cồ sang bên , co cả hai phía thì gập đấu về phía trước. - Nhóm cơ giữa: Cơ cổ dài: nằm ở trước thân các đốt sống cổ và kéo dài đến ba đốt sống ngực trên. Cơ đầu dài: phủ phần trên cơ cổ dài. Các cơ thẳng đầu : là những cơ ngắn. Chức năng : các cơ trên khi co làm đầu cúi về phía trước hoặc nghiêng. 2. CÁC CƠ THÂN MÌNH : Gồm các cơ lưng, cơ ngực và cơ bụng. Các cơ lưng: là những cơ phần sau lưng. Nhóm cơ mặt ngoài và cơ nông: - Cơ đai vai: Cơ thang: có hình tam giác, phủ phần sau gáy và phần trên lưng.Bám gốc vào vùng chẩm ngoài, mấu gai các đốt ngực. Bám tận vào mỏm cùng vai. Chức năng: vận động vùng đai vai. Cơ lưng rộng: là cơ rộng nhất cơ thể, phủ nửa dưới và hai bên sườn ngực. Bám gốc vào mỏm gai đốt sống N7-TL5. Bám tận vào gờ mấu động bé xương cánh tay.Chức năng: hạ và lật sấp cánh tay, nâng thân, nâng sườn khi hô hấp. Cơ nâng vai: là cơ nông. Bám gốc mấu ngang C1- C4. Bám tận góc xương bả. Chức năng: vận động xương bả vai. Cơ trám lớn và bé: là những cơ dẹt, hình tứ giác, nắm dưới cơ thang.Bám gốc vào mấu gai đốt sống C6 -N4. Bám tận vào bờ sống xương bả vai. Chức năng: vận động xương bả. - Các cơ bám sườn: Cơ răng sau trên: nằm ngay dưới các cơ trám, cơ có hình tứ giác mỏng. Bám gốc vào mấu gai C7-N3. Bám tận vào mặt sau S1-S5. Chức năng: nâng sườn. Cơ răng sau dưới: nằm ngay dưới cơ lưng lớn. Bám gốc vào mấu gai đốt sống N11-TL13. Bám tận mặt ngoài S10 - S12. Chức năng: hạ sườn. Nhóm cơ sâu: gồm những cơ dài và những cơ ngắn. - Nhóm cơ ngắn: các cơ ngắn cũng nằm dọc hai bên cột sống, từ gáy tới xương cùng. Chúng hợp thành nhóm có chức năng vận động đầu hoặc cột sống. - Nhóm cơ dài: Cơ gối cổ và đầu: nằm dưới cơ thang, cơ trám và cơ răng sau trên. Chức năng: kéo ngửa đầu ra sau khi co cả hai bên, làm xoay và nghiêng đầu khi co một bên. Cơ thẳng lưng: nằm dọc hai bên cột sống, từ gáy đến xương cùng. Cơ tách ra làm 3 phần cơ nhỏ riêng biệt là cơ chậu sườn, cơ lưng dài, cơ gai sống. Chức năng: duỗi cột sống và giữ thế cân bằng cho thân mình. Ngoài ra, mỗi đoạn lại có chức năng riêng. Đoạn thắt lưng co lại làm hạ xương sườn, đoạn đầu-cổ co làm thẳng đầu. Cơ ngang sống: là một cơ dài, nằm ở các lớp sâu, lớp sâu nhất giáp với cột sống. Cơ này gồm nhiều cơ nhỏ. Chức năng: duỗi cột sống. Riêng lớp sâu nhất có chức năng xoay cột sống. Các cơ ngực: các cơ ở lớp nông là cơ khỏe vận động đai vai và chi trên. Gồm các cơ sau đây Nhóm cơ mặt ngoài và cơ nông: - Cơ ngực lớn: là những cơ rộng khỏe nằm phía trên và ngoài ngực, tham gia vào thành trước hõm nách. Nó tạo nên hình thể mặt trước thân Bám gốc vào xương ức, xương đòn, cân cơ thẳng bụng. Bám tận vào gờ mấu động lớn xương cánh tay. Chức năng: vận động cánh tay, nâng sườn. - Cơ ngực bé: Gồm 3 bó ở dưới cơ ngực lớn. Bám gốc vào S3 - S5. Bám tận vào mỏm xương bả vai. Chức năng: nâng sườn, kéo đai vai xuống và ra phía trước. - Cơ dưới đòn: Bám gốc vào đầu S1. Bám tận vào bờ sống xương bả vai. Chức năng: vận động xương đòn. - Cơ răng trước: phủ bên sườn ngực và bị che bởi cơ ngực lớn và bé. Nó tham gia vào thành trước hõm nách. Bám gốc vào các giẻ sườn trên. Bám tận vào bờ sống xương bả. Chức năng: kéo bả vai ra trước, sang bên. Nhóm cơ sâu: mỗi khoang gian sườn được phủ kín bởi các cơ gian sườn: - Cơ gian sườn ngoài: phủ phía sau từ củ lồi sườn tới giới hạn sụn sườn phía trước. Chức năng: nâng xương sườn lên khi hít vào. - Cơ gian sườn trong: gồm những tấm mỏng rải từ các góc sườn ra phía trước tới bờ xương ức. Chức năng: hạ xương sườn xuống khi thở ra. - Cơ gian sườn trong cùng: được xem là một phần của cơ gian sườn trong, ngăn cách với cơ gian sườn trong bởi bó mạch thần kinh gian sườn. - Cơ ngang ngực: là tấm cơ mỏng trải ở mặt sau các phần sụn sườn từ đôi III – VI. Chức năng: hạ xương sườn khi thở ra. - Cơ hoành: là 1 tấm ngang, mặt lồi hướng lên trên ngăn giữa lồng ngực và khoang bụng, xuyên qua cơ hoành có động mạch chủ, tĩnh mạch… Cơ có dạng 1 cái vòm mỏng, dẹt, mặt lồi hướng lên trên. Chức năng: tham gia chính vào hô hấp. 2.3. Các cơ bụng : gồm 2 nhóm 2.3.1. Nhóm trước bên : - Cơ thẳng bụng Bám gốc : mỏm kiến , mặt ngoài sụn sườn V- VII Bám tận : bờ trên thân xương mu . Chức năng :cúi thân , nâng chậu hông - Cơ tháp : Nằm trong bao cân cơ thẳng bụng , đã thoái hóa . - Cơ chéo bụng ngoài và trong Cơ chéo bụng ngoài :Bám gốc : tại giẻ sườn V- XII. Bám tận : vào mào chậu , đường trắng bụng , dây chằng bẹn và xương mu. Cơ chéo bụng trong . - Cơ ngang bụng Bám gốc : vào mào chậu , cân ngực thắt lưng , đoạn ngoài dây chằng bẹn . Bám tận : vào 3 đôi sườn dưới , đường trắng bụng , xương mu . 2.3.2. Nhóm cơ sau Cơ vuông thắt lưng : nằm 2 bên cột sống. Bám gốc : sau mào chậu , các mấu ngang của 3 -4 đốt thắt lưng cuối. Bám tận : giẻ sườn XII , đốt ngực XII , mấu ngang 4 đốt thắt lưng trên Chức năng : hạ sườn , kéo cột sống ra sau và sang bên . 3. CÁC CƠ VÙNG CHI : 3.1. Cơ chi trên : 3.1.1. Các cơ đai vai : - Thuộc lớp mặt ngoài chỉ có cơ đen-ta, còn lại là cơ sâu, cùng vận động cánh tay. Cơ đen-ta phủ lên hốc khớp vai-cánh tay. Chức năng :nâng, dạng, đưa cánh tay ra trước hoặc sau. Vận động đai vai là do sự tham gia của các cơ bám vào đây như : cơ nâng bả, trám, ngực lớn, ngực bé, dưới đòn, răng trước, lưng lớn và cơ thang,… _ Thuộc lớp sâu gồm 5 cơ : Cơ trên gai :nâng và dang cánh tay như cơ đen-ta. Cơ dưới gai : xoay cánh tay ra ngoài. Cơ tròn bé : xoay cánh tay ra ngoài. Cơ tròn lớn : kéo cánh tay ra sau và xoay cánh tay vào trong. Cơ dưới vai : xoay cánh tay vào trong. 3.1.2.Các cơ vùng cánh tay: Các cơ vùng cánh tay được chia thành hai vùng là vùng cánh tay trước và vùng cánh tay sau. - Các cơ vùng cánh tay trước: Gồm ba cơ sắp xếp làm hai lớp: cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay và cơ cánh tay, cả 3 cơ do thần kinh cơ bì điều khiển. Có tác dụng gấp cẳng tay là chính - Cơ vùng cánh tay sau: là cơ tam đầu cánh tay. Cơ gồm có ba đầu nguyên ủy ở ổ chao xương vai và mặt sau xương cánh tay, bám tận ở mỏm khuỷu. Cơ do dây thần kinh quay chi phối vận động có nhiệm vụ là duỗi cẳng tay. Các cơ cẳng tay (tay trái) A. Nhìn trước B. Nhìn sau 1. Cơ gan tay dài 2. Cơ cánh tay 3. Cơ cánh tay quay 4. Cơ ngữa 5. Cơ gấp cổ tay quay 6. Cơ khuỷu 7. Cơ cổ tay trụ 8. Gân cơ duỗi chung các ngón 3.1.3. Các cơ cẳng tay : Lớp cơ mặt ngoài và cơ nông : Được chia thành nhóm trước (gấp ) và nhóm sau (duỗi ) , tham gia vận dộng cẳng , bàn và ngón tay - Nhóm trước có các cơ : Cơ cẳng tay quay .Bám gốc : vách liên cơ bên , mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay . Bám tận : mỏm trâm – quay .Chức năng : gấp và xoay cẳng tay . Cơ sấp tròn : ngắn , chạy từ mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay tới giữa thân xương quay .Chức năng : gấp và lật sấp cẳng tay . Cơ gấp cổ tay quay .Bám gốc :vào mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay .Bám tận : nền đốt bàn II .Chức năng : gấp và xoay bàn tay , cẳng tay vào phía trong . Cơ gan tay dài : đi từ mỏm trên lồi cầu trong tới cân gan tay .Là cơ thoái hóa ở người . Cơ gấp các ngón tay nông . Bám gốc : mỏm trên lồi cầu trong , mỏm vẹt xương trụ , xương quay . Bám tận bằng bốn đầu gân ( tách từ phần dưới bụng cơ ) vào đốt giữa các ngón II- IV . Chức năng gấp bàn và các ngón II – IV . Cơ gấp cổ tay trụ : ở bờ trong cẳng tay . Có một dầu bám gốc vào mỏm trên lồi cầu trong , đầu kia vào mỏm khuỷu và bờ sau xương trụ .Bám tận xương đậu , xương mác và nền đốt V . Chức năng : gấp và đưa bàn tay vào phía trong . - Nhóm sau có các cơ : Cơ duỗi ngón tay quay dài : ở cạnh cơ cánh tay quay . Đi từ mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay tới mu nền đốt bàn II . Khi co làm duỗi bàn tay . Cơ duỗi cổ tay ngắn : nằm cạnh và bám gốc : như cơ trên , bám tận :n tại mu nền đốt bàn III . Chức năng : duỗi bàn tay . Cơ duỗi chung các ngón . Bám gốc : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay và mu cẳng tay . Bám tận bằng bốn đầu gân phát ra từ bụng cơ , mỗi đầu gân chẽ ba bám vào mu ccá đốt của các ngón II- IV . Chức năng : duỗi lần lượt các đốt và cả ngón . Dây chằng dầu gân các đốt hạn chế cử động , ngón duỗi độc lập . Ở vượn người dây này phát triển , ngón duỗi cùng lúc . Cơ duỗi ngón út . Bám gốc : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay và mu cẳng tay. Bám tận : mu đốt gần xương ngón tay V . Chức năng : duỗi ngón út . Cơ duỗi cổ tay trụ : đi từ mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay và bao khớp trụ tới nền xương bàn V . Chức năng : duồi và đưa bàn tay vào phía trong . Lớp cơ sâu : Gồm 2 nhóm : - Nhóm trước có các cơ : Cơ gấp các ngón tay sâu .Bám gốc : mặt trước và trong xương trụ , màng liên cốt . Bụng cơ phát ra bốn đầu gân tương ứng các ngón cơ gấp các ngón tay nông . Bám tận : vào nền đốt cuối của các ngón II- V . Chức năng : gấp đốt móng và cả bàn tay Hai cơ gấp chung nông và sâu phân hóa rất hoàn thiện ở người , giúp cho bàn tay , ngón tay cử động lanh lợi , chính xác , tinh vi hơn hẳn các loại vượn – người . Cơ dài gấp ngón cái . Bám gốc : mặt trước thân xương quay . Bám tận : nền đốt móng ngón cái . Chức năng : gấp đốt móng ngón cái . Cơ sấp vuông : có hình dẹp tứ giác nằm phía dưới thân các xương cẳng tay . Bám gốc : mặt trước thân xương trụ . Bám tận : mặt trước xương quay . Chức năng xoay xương quay vào trong , lật sấp bàn tay . - Nhóm sau gồm các cơ : Cơ ngửa :là một cơ ngắn nằm sâu tại phần trên thân xương quay . Bám gốc : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay , mào ngửa xương trụ và bao khớp cành – trụ . Bám tận : mặt ngoài và bờ sau xương quay . Chức năng : lật ngửa bàn tay . Cơ dài dạng ngón cái . Bám gốc mặt sau hai xương cẳng tay và màng liên cốt . Bám tận : xương đốt bàn I . Chức năng : dạng ngón tay Cơ ngắn duỗi ngón cái. Cơ này bám gốc vào mặt sau xương quay và màng liên cốt. Bám tận vào đầu nền đốt 1 ngón cái. Tác dụng: duỗi ngón cái. Cơ dài duỗi ngón cái . Bám gốc : màng liên cốt và một phần mặt sau xương trụ . Bám tận : nền đốt móng ngón cái . Chức năng kéo ngón cái ra sau và duỗi các đốt ngón của nó . Cơ duỗi riêng ngón trỏ. Cơ bám gốc vào mặt sau xương trụ. Bám tận vào gân cơ duỗi chung. Tác dụng: duỗi ngón trỏ và góp phần làm duỗi tất cả bàn tay. Các cơ bàn tay : các cơ này phân hóa phức tạp phù hợp với chức năng , gồm 3 nhóm : Nhóm bên – ngoài tham gia cử động ngón cái . Từ lớp mặt ngoài vào có các cơ ngắn dạng ngón cái , cơ ngắn gấp ngón cái , cơ đối chiếu ngón cái , cơ khép ngón cái . Nhóm bên – trong : tham gia cử động ngón út , gồm các cơ : cơ gan tay ngắn , ngắn dạng ngón út , ngắn gấp ngón út , đối chiếu ngón út . Nhóm giữa gồm bốn cơ giun và 8 cơ gian cốt , trong đó 4 cơ thuộc mu bàn tay và 4 cơ thuộc gan bàn tay . 3.2. Các cơ chi dưới : Nhìn chung, các cơ chi dưới không phân hóa nhiều như chi trên, nhưng to, khoẻ hơn, thích nghi với chức năng di chuyển và giữ cơ thể đứng. Gồm 4 vùng: vùng đai chậu (chậu-mông) , vùng đùi, vùng cẳng chân và vùng bàn chân. 3.2.1. Ở chậu mông : Gồm 12 cơ, 4 cơ lớp nông và 8 cơ lớp sâu. - Ở lớp nông: Cơ căng cận đùi :Là cơ dài, nằm ở bên đùi. Bám gốc vào gai chậu trước trên. Bám tận vào đầu trên xương chày. Tác dụng căng cân đùi, dạng và xoay đùi. Cơ mông lớn :Là cơ lớn nhất trong cơ thể, hình tứ giác, che phủ gần hết mông.. Bám gốc: mào xương chậu, mặt sau xương chậu, xương cùng. Bám tận: phía dưới mấu chuyển lớn xương đùi. Tác dụng giữ cơ thể thẳng đứng, duỗi và sấp đùi. Cơ mông nhỏ và cơ mông bé :Cả 2 cơ này nằm dưới cơ mông to, có hình tam giác. Bám gốc vào mặt ngoài xương cánh chậu. Bám tận vào mấu chuyển lớn xương đùi. Tác dụng dạng sấp, ngửa đùi. - Ở lớp sâu Cơ tháp : Bám gốc vào mặt trước xương cùng. Bám tận vào mấu chuyển xương đùi. Tác dụng xoay đùi ra ngoài. Cơ bịt trong : Bám gốc vào mặt trong lỗ bịt. Bám tận vào mấu chuyển lớn xương đùi. Tác dụng xoay đùi ra ngoài. Cơ bịt ngoài : Bám gốc vào mặt ngoài lỗ bịt. Bám tận vào mấu động lớn xương đùi. Tác dụng xoay đùi. Cơ sinh đôi :Gồm 2 cơ. Cơ sinh đôi trên bám gốc vào đai hông. Cơ sinh đôi dưới bám gốc vào u ngồi xương chậu. Cả hai cơ bám tận vào mặt trong mấu chuyển lớn xương đùi. Tác dụng xoay đùi ra ngoài. Cơ vuông đùi :Bám gốc vào u ngồi xương chậu. Bám tận vào mào liên cốt. Tác dụng xoay đùi ra ngoài. Cơ thắt lưng – chậu :Gồm cơ thắt lưng và cơ chậu. Cơ thắt lưng bám gốc vào đốt sống ngực cuối và 4 đốt sống thắt lưng. Cơ chậu bám gốc vào mặt trong hố chậu. Cả 2 cơ bám tận vào mấu chuyển bé xương đùi. Tác dụng gập cột sống vào chậu hông, gập đùi vào bụng và xoay đùi. 3.2.2. Cơ ở đùi : Gồm 4 cơ lớn, được phân thành 3 khu: trước, trong, sau đùi. - Vùng trước đùi. Cơ tứ đầu đùi : Là cơ lớn, khỏe, nặng và phủ gần hết mặt trước đùi. Cơ có 4 đầu, mỗi đầu là 1 tên cơ riêng: Cơ thẳng đùi . Bám gốc vào gai chậu trước dưới. Cơ rộng giữa bám gốc vào đường liên mấu. Cơ rộng ngoài bám gốc vào mấu chuyển lớn và mào ngoài của xương đùi. Cơ rộng trong bám gốc vào mào trong xương đùi. Các cơ này bám tận vào lồi củ của xương chày. Tác dụng: duỗi khớp gối, duỗi cẳng chân, gập cơ chân Cơ may : Là cơ dài nhất của cơ thể, nằm vắt chéo trước đùi. Bám gốc vào gai chậu trước trên. Bám tận vào lồi củ xương chày. Tác dụng gấp đùi, xoay đùi ra ngoài, gấp cẳng vào đùi. - Vùng sau đùi. Cơ nhị đầu đùi :Là 1 cơ khỏe nằm phía ngoài mặt sau xương đùi. Cơ có 2 đầu. Đầu dài bám gốc vào u ngồi xương chậu, đầu ngắn bám vào đường ráp xương đùi. Bám tận vào chỏm xương mác. Tác dụng duỗi đùi, gấp cẳng chân (khi đang ngồi), hoặc xoay cẳng chân ra ngoài. Cơ bán gân (nửa gân nửa cơ) :Bám gốc vào u ngồi xương chậu. Bám tận: củ trong xương chày. Tác dụng gập cẳng chân vào đùi xoay cẳng chân vào trong. Cơ bán mạc (nửa màng liên kết nửa cơ) : Bám gốc vào mặt sau u ngồi. Bám tận vào mặt trong lồi củ xương chày. Tác dụng duỗi đùi, gấp và xoay cẳng chân vào trong. - Vùng trong đùi. Gồm 5 cơ đều có đặc điểm chung là bám gốc chủ yếu vào bờ dưới xương cánh chậu và bám tận dọc theo đường ráp của xương đùi và đầu trên xương chày, và cùng chung nhiệm vụ chính là khép đùi vào trong. Cơ lược :Bám gốc vào mào lược xương háng. Bám tận vào gờ nhám (gờ ráp) xương đùi. Tác dụng khép đùi. Cơ khép lớp : Bám gốc vào ngành lên xương ngồi. Bám tận vào đường ráp xương đùi. Tác dụng khép đùi vào trong. Cơ khép nhỡ (khép vừa) :Bám gốc vào góc xương háng. Bám tận vào giữa đường ráp. Tác dụng: khép đùi vào trong. Cơ khép bé : Nằm giữa cơ khép nhỡ và cơ khép lớn. Bám gốc vào ngành háng dưới. Bám tận vào gờ ráp xương đùi. Tác dụng khép đùi. Cơ thẳng trong (cơ thon) : Là 1 cơ mỏng. Cơ bám gốc vào bờ ngành háng dưới. Bám tận vào phía dưới lồi cầu trong xương chày. Tác dụng khép đùi vào chậu hông, khép cẳng vào đùi. 3.2.3. Các cơ cẳng chân : Tiến hóa phù hợp với chức năng. Có ba nhóm : trước, sau và bên. - Nhóm trước (duỗi) gồm các cơ : Cơ chày trước : chạy dọc khắp mặt bên thân xương chày và màng liên cốt tới xương chêm I và nền xương đốt bàn I. Chức năng : duỗi, lật ngửa bàn chân. Ở vượn – người cơ này tách đôi, liên quan tới ngón cái vận động tự do. Cơ dài duỗi các ngón chân : Có khi cơ này tách ra một nhánh gọi là cơ mác thứ ba. Đây là dấu hiệu tiến hóa ở người. Cơ dài duỗi ngón cái : duỗi ngón cái, gấp bàn chân. - Nhóm sau (gấp) gồm các cơ : Thuộc lớp mặt ngoài có 2 cơ : Cơ ba đầu cẳng chân : rất phát triển ở người, gồm cơ bụng chân và cơ dép. Cơ bụng chân có hai đầu (trong và ngoài) bám vào hai lồi cầu trong và ngoài của xương đùi. Cơ dép bàm vào chỏm xương mác và đường nhám. Đầu cơ dép và cơ bụng chân tạo thành gân gót (gân achillis). Chức năng : gấp, xoay bàn chân ra ngoài. Cơ gan chân : ở giữa cơ dép và bắp chân, thoái hóa, chức năng không đáng kể. Thuộc lớp sâu có 4 cơ : Cơ kheo : gấp và xoay cẳng chân vào trong. Cơ dài gấp các ngón chân : gấp các ngón II – V và bàn chân. Cơ chày sau : khép và lật ngửa phần trước bàn chân, gấp bàn chân. Cơ dài gấp ngón cái : là cơ khỏe nhất trong nhóm các cơ mặt sau ở sâu, có thể coi là phần cơ tách ra từ cơ dài gấp các ngón. Chức năng : gấp và lật ngửa bàn chân, gấp ngón cái. - Nhóm bên có 2 cơ : Cơ mác dài : có hình lông chim. Chức năng : dạng và lấp sấp bàn. Cơ mác ngắn : chức năng giống cơ mác dài. 3.2.4. Các cơ bàn chân : Chia ra nhóm cơ mu và cơ gan bàn chân. - Nhóm cơ mu : có chức năng duỗi và đưa ngón chân ra ngoài, gồm các cơ : cơ ngắn duỗi các ngón chân, cơ ngắn duỗi ngón cái. - Nhóm cơ gan bàn chân chia thành 3 nhóm nhỏ : Nhóm bên – trong : có chức năng vận động ngón cái, gồm các cơ : cơ dạng ngón cái, cơ ngắn gấp ngón cái, cơ ngắn khép ngón cái. Nhóm bên – ngoài :có chức năng vận động ngón út, gồm các cơ : cơ dạng ngón út, cơ ngắn gấp ngón út. Nhóm giữa : gồm 4 cơ giun, 8 cơ gian cốt tương tự như ở bàn tay, cơ ngắn gấp các ngón chân và cơ vuông gan chân. IX. ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG TDTT TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CƠ Tất cả các hoạt động của cơ, các quá trình và những biến đổi diễn ra trong cơ là một phức hợp phản xạ phức tạp, có sự tham gia chỉ đạo của hệ thần kinh trung ương. Luyện tập TDTT có hệ thống làm tăng sức nhanh, sức mạnh, sức bền của cơ. - Tăng sức mạnh cơ : khi hoạt động TDTT làm cho quá trình trao đổi chất trong cơ tăng, mỗi sợi cơ trở nên dày hơn, thiết diện ngang và thể tích cơ tăng. Tăng thiết diện ngang của cơ do luyện thể thao gọi là sự phì đại cơ. Số lượng, khối lượng các tơ cơ và hàm lượng các chất dự trữ năng lượng trong cơ phì dại tăng cao hơn cơ bình thường. Do vậy, hệ cơ ở người tập luyện thể thao phát triển tốt, cơ chiếm 50% trọng lượng cơ thể. Người không tập luyện thì không sử dụng hết khả năng tối đa của mình. - Tăng sức bền cơ : hoạt động TDTT làm cho thiết diện cơ tăng, quá trình trao đổi chất trong cơ và dòng máu tới cơ tăng lên, khả năng sử dụng oxi của cơ tăng. Do đó, sức bền của cơ tăng. Khi hoạt động, số lượng mao mạch trong cơ tăng, ví dụ ở người bình thường thì 1mm2 thiết diện ngang của cơ có 320 mao mạch. Còn ở các vận động viên có tới 400 mao mạch, nên cung cấp đầy đủ máu cho cơ làm cho cơ có khả năng làm việc lâu dài và sản sinh ra nhiều năng lượng. Đồng thời lượng mao mạch tăng sẽ rút ngắn đường đi của oxi và các chất khác từ máu đến tế bào cơ. Ở người tập luyện nhiều lượng mioglobin trong cơ tăng 1,5-2 lần do đó oxi dự trữ riêng trong cơ tăng. Nếu chúng ta lặp lại bài tập nhiều lần cũng có khả năng tăng sức bền cơ. - Tăng sức nhanh của cơ : hoạt động TDTT làm cho cơ trở nên đàn hồi hơn, các cơ phối hợp tốt hơn, khi cơ co có thể đồng thời kéo dài nhiều sợi cơ, tính linh hoạt của cơ tăng, đồng thời xung động thần kinh cơ tăng. Do đó, quá trình chuyển từ co rút sang thả lỏng của cơ nhanh hơn, quá trình hồi phục cũng nhanh. Tóm lại : hoạt động TDTT làm cho các tố chất thể lực phát triển và tiết kiệm được sức lực. Khi đã học thuộc các động tác thì sẽ thực hiện được động tác với sự căng cơ tương đối ít, từ đó tiết kiệm được năng lượng co cơ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Văn Yên : Giải phẫu người. NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2003. Quách Văn Tỉnh (Chủ biên) – Trần Hạnh Dung – Hoàng Văn Lương – Nguyễn Văn Thêm : Giải phẫu học. NXB Đại học Sư phạm. Đại cương Giải phẫu học. GS. Nguyễn Quang Quyền – TS. BS. Phạm Đăng Diệu – BS. Nguyễn Văn Đức – BS. Nguyễn Văn Cường : Giản yếu giải phẫu người. NXB Y học 2007.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHệ cơ.doc
Tài liệu liên quan
  • Giác qian

    13 trang | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 0

  • Sinh học - Muỗi lắc – giun ít tơ

    29 trang | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0

  • Sinh học - Chapter 33: Invertebrates

    109 trang | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0

  • Phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng các chỉ số đa dạng Sinh học Thực vật

    9 trang | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 0

  • Ứng dụng kỹ thuật real-Time pcr để xác định kiểu gen, lượng virus trong máu và đặc điểm kháng thuốc điều trị của virus viêm gan b trên người bệnh của bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp - Lao Đức Thuận

    11 trang | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0

  • Khảo sát sự hiện diện của các gen không độc trên các mẫu phân lập nấm đạo ôn (magnaporthe oryzae) ở Việt Nam - Nguyễn Bằng Phương

    9 trang | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0

  • Tạo kháng thể thỏ kháng chuyên biệt chloramphenicol

    9 trang | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0

  • Khảo sát điều kiện lên men sinh tổng hợp hPDGF-BB (Human platelet-derived growth factor BB) tái tổ hợp từ chủng pichia pastoris - Dương Long Duy

    6 trang | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0

  • Molecular biology - Chapter 6: The mechanism of transcription in bacteria

    55 trang | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 0

  • Sinh sản dinh dưỡng (sinh sản sinh dưỡng)

    10 trang | Lượt xem: 11210 | Lượt tải: 0

Copyright © 2024 TaiLieu.tv - Tổng hợp luận văn mẫu tham khảo cho sinh viên, Những bài sáng kiến kinh nghiệm hay nhất, Thư viện đề thi. Chia sẻ: TaiLieu.tv on Facebook Follow @TaiLieuTV

Từ khóa » Giải Phẫu Hệ Cơ Lưng