Giải Quyết Tranh Chấp đất đai Khai Hoang Như Thế Nào? - Luật A+
Có thể bạn quan tâm
Khách hàng đang gặp phải trường hợp tranh chấp đất đai khai hoang, cụ thể như đất khai hoang có được cấp sổ đỏ hay không? Giải quyết tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ như thế nào? Thủ tục và hồ sơ khởi kiện đất khai hoang khi bị lấn chiếm ra sao? Sau đây Luật A+ sẽ giải đáp cho bạn tất cả về cách giải quyết tranh chấp đất đai khai hoang.
1. Sự việc tranh chấp đất đai khai hoang.
Tình huống: Năm 1992, A có khai hoang 1000 m2 và canh tác trên đó. Đât chưa được cấp sổ đỏ. Đến năm 2000 thì A phát hiện B lấn chiếm đất của mình để canh tác. A khởi kiện B để yêu cầu B chấm dứt vi phạm quyền sử dụng đất của A. A đến luật sư để tư vấn.
Luật A+ tư vấn:
Việc khai hoang đất đai đưa vào sử dụng được nhà nước khuyến khích.
Điều 9. Khuyến khích đầu tư vào đất đai
Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các việc sau đây:
1. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất;
2. Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
3. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất.
Tuy nhiên vì đất khai hoang của A chưa được cấp quyền sử dụng đất nên hạn chế trong việc bảo vệ quyền sử dụng của mình. Đối với tranh chấp của A và B thì A cần chứng minh ranh giới đất mình đã khai hoang thông qua các tài liệu chứng cứ từ quá khứ hoặc người làm chứng.
Vào năm 1997 thì A có thuê đơn vị đo đạc để làm sổ đỏ. A có thể sử dụng bản đồ này cùng lời khai của đơn vị đo đạc để làm căn cứ chứng minh ranh giới đất khai hoang của mình. Dựa vào chứng cứ của A thì tòa án có thể bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp của A.
2. Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất khai hoang là gì?
Câu hỏi: Tôi có khai hoang 2000 m2 ở Bình Phước từ năm 2000, nay muốn xin cấp sổ đỏ có được không?
Luật A+ tư vấn:
Căn cứ vào Điều 100 Luật đất đai 2013, thì nhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ đất có các giấy tờ sau:
Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
- a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
- d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
- e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
- g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
Như vậy với đất khai hoang thì không có các giấy tờ theo Điều 100 Luật đất đai. Việc cấp quyền sử dụng đất cho đất khai hoang khi được đáp ứng các điều kiện sử dụng ổn định và không có tranh chấp hoặc sử dụng ổn định trước 2004 và không có vi phạm pháp luật đất đai được quy định tại Điều 101 Luật đất đai
Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
3. Tranh chấp đất đai khai hoang chưa có giấy tờ được giải quyết như thế nào?
Tình huống: Anh P.V.H khai hoang thửa đất 10.000 m2 ở Lâm Đồng từ 1998. Đến năm 2008, anh phát hiện có người lấn chiếm đất của mình. Đất của anh chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Anh đến luật sư tư vấn trường hợp của mình phải giải quyết như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình.
Luật A+ tư vấn:
Đối với đất khai hoang không có giấy tờ thì các bên sẽ chứng minh lịch sử khai hoang của mình, việc bên nào khai hoang trước sẽ được pháp luật bảo vệ. Trường hợp anh H không chứng minh được thì tòa án căn cứ vào Điều 203, Điều 222 Bộ luật dân sự, dựa vào tình hình sử dụng thực tế để thừa nhận quyền sử dụng hợp pháp của các bên.
Điều 203. Quyền của cá nhân, pháp nhân đối với việc sử dụng, khai thác tài sản thuộc sở hữu toàn dân
Cá nhân, pháp nhân được sử dụng đất, khai thác nguồn lợi thủy sản, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản khác thuộc sở hữu toàn dân đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 222. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó.
Người tiến hành hoạt động sáng tạo có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt động sáng tạo theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
4. Trình tự, thủ tục khởi kiện đất khai hoang bị lấn chiếm
Trường hợp phát sinh tranh chấp đối với đất khai hoang thì căn cứ vào Điều 202, Điều 203 Luật đất đai, trình tự giải quyết như sau:
Bước 1: Hòa giải cơ sở xã phường.
Bước 2: Chọn một trong hai hình thức nộp đơn yêu cầu giải quyết tại ủy ban nhân dân cấp quận, huyện hoặc khởi kiện ra tòa án.
Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai.
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
- a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
- b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
5. Tư vấn Luật về đất đai khai hoang
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, đại diện tố tụng cho các vụ án tranh chấp đất đai. Các dịch vụ luật A+ cung cấp đối với vụ án tranh chấp đất đai bao gồm:
- Tư vấn pháp lý và đưa giải pháp xử lý tranh chấp
- Tham gia đàm phán giải quyết tranh chấp.
- Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Soạn thảo toàn bộ hồ sơ khởi kiện.
- Thay mặt nộp và tham gia tố tụng.
- Luật sư bảo vệ tại phiên tòa các cấp.
- Tư vấn thi hành án sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật.
Lý do chọn Luật A+:
Kết quả bền vững.
Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.
Sự tử tế.
Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.
Chuyên môn vững.
Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.
Khách hàng 0 Đồng.
Luật A+ sẵn sàng phục vụ khách hàng khó khăn về tài chính với chất lượng tốt nhất, giá không liên quan đến chất lượng, không phải mua sự tử tế, sự đúng đắn bằng tiền.
Luật sư Nguyễn Duy Anh vừa tư vấn cho bạn về thủ tục khởi kiện, giải quyết tranh chấp đất đai khai hoang. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc hoặc chưa rõ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua website hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline để được tư vấn trực tiếp.
Luật sư Nguyễn Duy AnhTôi là Luật sư Nguyễn Duy Anh
Email: anh@apluslaw.vn
Phone: 0939698142
Website: https://apluslaw.vn/nguyen-duy-anh.html
Số thẻ Luật sư: 10674/LS
1. Học vấn:
Cử nhân, Đại học Luật Tp.HCM, 2011.
Thạc sỹ Chính sách Công, Đại học Fulbright, 2021.
2. Kinh nghiệm làm việc:
Luật Trí Minh, văn phòng HCM từ 2011-2021:
- (2011-2013) _ chức vụ Chuyên viên tư vấn;
- (2013-2014) _ chức vụ Trưởng phòng doanh nghiệp;
- (2014-2021) _ chức vụ Phó Giám đốc.
Luật A+, văn phòng HCM từ 2021 – nay:
- (2021 – nay) _ chức vụ Giám đốc Luật A+
Từ khóa » Khai Hoang Mở đất Là Gì
-
Đất Khai Hoang Là Gì? Được Cấp Sổ đỏ Không? - LuatVietnam
-
Đất Khai Hoang Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Khai Hoang – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đất Khai Hoang Là Gì? Tranh Chấp đất Khai Hoang Khai Giải Quyết Thế ...
-
Khai Hoang đất để Sử Dụng Có được Coi Là Sở Hữu đất Hợp Pháp ...
-
Đất Khai Hoang Là Gì? (Cập Nhật 2022)
-
Đất Khai Hoang Phục Hóa Là Gì? - Luật Hùng Bách
-
3 Trường Hợp được Cấp Sổ đỏ Với đất Khai Hoang - VietNamNet
-
Đất Khai Hoang Có được Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng đất ...
-
Thủ Tục Cấp Sổ đỏ đất Khai Hoang Năm 2021 - Báo Lao động
-
Bài 1: Những Người Khai Hoang, Mở đất - Báo Nghệ An
-
Xét Cấp Sổ đỏ đất Khai Hoang Căn Cứ Quy định Nào?
-
An Giang 190 Năm - Lịch Sử định Cư Của Người Việt ở đất An Giang...
-
VÙNG ĐẤT QUẢNG BÌNH TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ