Giải SGK GDCD 10 Bài 13: Công Dân Với Cộng đồng

Nội dung bài viết

  1. Giải bài tập SGK Bài 13 GDCD 10 trang 94
  2. Lý thuyết GDCD lớp 10 Bài 13​​​​​​​

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn GDCD 10 Bài 13: Công dân với cộng đồng được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Giải bài tập SGK Bài 13 GDCD 10 trang 94

Bài 1 (trang 94 sgk Giáo dục công dân 10)

Hãy nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao dưới đây:

- Môi hở răng lạnh

- Máu chảy ruột mềm

- Nhường cơm sẻ áo

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Trả lời:

- Ý nghĩa:

+ Môi hở răng lạnh: Những người thân thuộc phải nhờ cậy và giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho nhau, là sự gắn bó khăng khít, ảnh hưởng lẫn nhau giữa những người có quan hệ gần gũi, thân thuộc.

+ Máu chảy ruột mềm: Những người trong máu mủ, họ hàng khi gặp hoạn nạn thì anh em, họ hàng cũng cảm thấy thương xót, đau đớn.

+ Nhường cơm sẻ áo: San sẻ, giúp đỡ cho nhau những thứ tối cần thiết cho đời sống khi thiếu thốn, khó khăn

+ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn: Con người phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Tuy không cùng một mẹ sinh ra nhưng cũng cùng chung dòng máu con Rồng cháu Tiên, là anh em một nhà.

- Những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao này muốn nhắc chúng ta khi sống phải biết yêu thương, có trách nhiệm với anh em gia đình và với cộng đồng xã hội.

Bài 2 (trang 94 sgk Giáo dục công dân 10)

Hãy tìm hiểu về những hoạt động của lớp, trường, địa phương em thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta

Trả lời:

- Ủng hộ đồng bào miền Trung lũ lụt

- Giúp đỡ trẻ em nghèo vùng cao mùa lạnh có quần áo ấm

- Các chuyến từ thiện của học sinh, sinh viên đến viện Huyết học truyền máu Trung Ương, chương trình Hiến máu nhân đạo

- Tri ân các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ

- Mua tăm, mua đồ dùng học tập ủng hộ người mù,...

Bài 3 (trang 94 sgk Giáo dục công dân 10)

Em hãy cùng các bạn lập kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Trả lời:

- Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình các bạn, lập danh sách những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trường. Lên kế hoạch kêu gọi ủng hộ giúp đỡ. Viết đơn xin nhà trường miễn, giảm học phí cho các bạn, giúp các bạn sách vở, tài liệu học tập.

- Kêu gọi ủng hộ quần áo ấm, đồ dùng sinh hoạt và mang đến tặng những người có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương;...

Bài 4 (trang 94 sgk Giáo dục công dân 10)

Thế nào là sống hòa nhập? Điều gì sẽ xảy ra đối với người sống không hòa nhập với cộng đồng, xã hội? Vì sao?

Trả lời:

- Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

- Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống sẽ kém ý nghĩa.

- Vì người sống không hòa nhập sẽ không có người để tâm sự, chia sẻ buồn vui, không quan tâm giúp đỡ mọi người, cũng không được mọi người giúp đỡ, không tham gia các hoạt động chung ý nghĩa. Đó là lối sống ích kỉ và sẽ không có được niềm vui.

Bài 5 (trang 94 sgk Giáo dục công dân 10)

Em tán thành hay không tán thành với từng ý kiến dưới đây? Vì sao?

a. Biết hợp tác với nhau cùng nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc chung.

b. Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ.

c. Chỉ những người có năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác.

d. Việc của ai, người nấy biết

e. Hợp tác trong công việc giúp mỗi người học hỏi được nhiều điều hay từ những người khác.

Trả lời:

Biết hợp tác với nhau cùng nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc chung:

+ Đồng ý vì khi 2 bên biết hợp tác và đem lại lợi ích có lợi cho 2 bên thì cả 2 sẽ cùng phát triển nhanh lên hơn là làm việc độc lập

Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ:

+ Không đồng ý vì như vậy là ích chỉ, chỉ biết đến bản thân và lần sau sẽ khó nhận được thêm sự giúp đỡ.

Chỉ những người có năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác.

+ Không đồng ý: Ai cũng cần phải hợp tác, tùy vào các công việc cụ thể. Có những việc rất khó, lâu dài, khối lượng lớn thì dù người giỏi đến đâu cũng khó hoàn thành. Hơn nữa, có sự hợp tác, công việc sẽ hoàn thành nhanh hơn, hiệu quả hơn khi làm một mình.

Việc của ai, người nấy biết

+ Không đồng ý: Vì đây là tư tưởng ích kỉ, sống không hòa nhập, không được mọi người giúp đỡ, yêu quý, về lâu dài sẽ phải nhận những hậu quả không tốt.

Hợp tác trong công việc giúp mỗi người học hỏi được nhiều điều hay từ những người khác.

+ Đồng ý: Vì khi hợp tác sẽ giúp mình tiến bộ hơn, tiếp thu được cái tốt, nhìn thấy và tránh những cái xấu của họ, phát triển nhân cách, biết điều chỉnh hành vi bản thân, tăng thêm nhiều kĩ năng như khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm,...

Bài 6 (trang 94 sgk Giáo dục công dân 10)

Hãy tìm hiểu và giới thiệu về một thành quả của sự hợp tác giữa các bạn trong lớp, trong trường em hoặc giữa địa phương em với các địa phương khác.

Trả lời:

- Trong lớp, các bạn hợp tác để bảo vệ môi trường: tắt điện vào giờ 10 phút ra chơi, cùng nhau dọn vệ sinh lớp, cùng nhau giúp đỡ các bạn yếu học tốt hơn,...

- Hợp tác làm từ thiện: Các bạn quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo ấm cho trẻ em vùng cao. Cùng nhau làm các sản phẩm handmade bán lấy tiền làm từ thiện,...

Bài 7 (trang 94 sgk Giáo dục công dân 10)

Em hãy lập kế hoạch cùng hợp tác với các bạn trong nhóm, trong tổ, trong lớp để thực hiện một công việc chung của tập thể.

Trả lời:

- Lựa chọn công việc chung là gì?

- Ai sẽ là trưởng nhóm?

- Phân công công việc cho từng bạn.

- Tiến hành làm việc

- Nghiệm thu kết quả.

Lý thuyết GDCD lớp 10 Bài 13

I. Kiến thức cơ bản

1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

a. Cộng đồng là gì: Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

- Chăm lo cuộc sống của cá nhân.

- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển.

- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa quyền lợi và nghĩa vụ.

- Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.

2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng động

a. Nhân nghĩa

- Nhân nghĩa là lòng thương người và sự đối xử với người theo điều phải, là tình cảm, thái độ, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam.

- Biểu hiện nhân nghĩa:

   + Nhân ái thương yêu giúp đỡ nhau

   + Nhường nhịn đùm bọc nhau

   + Vị tha bao dung độ lượng

- Ý nghĩa nhân nghĩa:

   + Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp

   + Con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.

   + Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

- Rèn luyện lòng nhân nghĩa:

   + Kính trọng, biết ơn hiếu thảo với ông bà cha mẹ

   + Quan tâm giúp đỡ mọi người

   + Cảm thông, bao dung, độ lượng vị tha

   + Tích cực tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa.

b. Hòa nhập

- Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

- Rèn luyện sống hòa nhập:

     + Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô giáo và mọi người xung quanh.

     + Không lánh xa, bè phái, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết với người khác

c. Hợp tác

- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

- Nguyên tắc: Dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.

- Hình thức: Song phương, đa phương, toàn diện từng lĩnh vực.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Giáo Dục Công Dân 10 Bài 13: Công dân với cộng đồng chi tiết, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Từ khóa » Cộng đồng Là Gì Giáo Dục Công Dân 10