Giải Thích Các Thuật Ngữ Chạy Bộ Cơ Bản Cho Người Mới

Bạn tham gia các diễn đàn, nhóm chạy bộ và thấy mọi người nói chuyện và hay nhắc đến pace, đến FM sub 4, HM sub 2… Bộ môn chạy bộ cũng có nhiều thuật ngữ.

Bạn hãy cùng TOP 10 CHẠY BỘ tìm hiểu về các thuật ngữ chạy bộ cơ bản qua bài viết sau nhé.

thuat ngu chay bo
Bộ môn chạy bộ cũng có nhiều thuật ngữ.
TT Thuật ngữ Giải thích
1 Pace Tốc độ hoàn thành 1km. Ví dụ bạn hoàn thành 1km trong 5 phút 30 giây thì có nghĩa pace của bạn là 5:30.

Xem thêm: Thuật ngữ Pace trong chạy bộ là gì?

2 Sub Dưới một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ FM Sub 4 có nghĩa là chạy cự ly FM 42km dưới 4 giờ đồng hồ.
3 Chạy trail Chạy bộ địa hình
4 Chạy road Chạy trên đường bằng phẳng
5 HM Bán Marathon 21km
6 FM Full Marathon 42km
7 Ultra Chạy cự ly siêu dài. Ví dụ như 50, 70, 100km…
8 Base run Chạy ở cự ly ngắn, trung bình với tốc độ thoải mái, tự nhiên
9 Recovery Run Chạy phục hồi
10 Easy run Chạy với tốc độ chậm rãi, thong thả, thoải mái theo thể trạng. Các chân chạy thường easy run sau một race căng thẳng hoặc sau bài chạy dài. Bạn sẽ ở mức easy run nếu có thể nói một câu dài mà không đứt quãng.
11 Jogging Chạy với tốc độ chậm. Thậm chí có thể kết hợp chạy bộ với đi bộ. Mục đích của Jogging là cải thiện thể chất người tập chứ không đặt nặng câu chuyện thành tích chạy bộ.
12 Long run Bài chạy dài
13 Hill Repeats Chạy lên dốc và lặp đi lặp lại
14 Tempo run Bài chạy duy trì tốc độ cao hơn mức bình thường so với các bài tập chạy cơ bản
15 Progressive Run Bài chạy tăng dần tốc độ. Người chạy sẽ chạy từ tốc độ của base run sau đó tăng dần đến mức tốc độ mong muốn đạt được khi chạy Marathon.
16 Fartlek Bài chạy ngẫu hứng, không theo quy tắc nào. Bạn có thể chạy hết tốc độ đến cái cây ở xa kia sau đó lại chạy thả lỏng… mà không theo quy luật nào.
17 Yasso 800 Bài chạy trong 800m có thể giúp bạn ước lượng thời gian hoàn thành FM. Ví dụ bạn chạy 800m trong 4 phút thì dự kiến bạn sẽ hoàn thành FM trong 4 tiếng đồng hồ.
18 Interval Bài chạy biến tốc, biến đổi tốc độ theo chu kỳ lặp lại. Ví dụ bạn có thể chạy ở tốc độ ngưỡng trong 4 phút sau đó lại thả lỏng 90s. Bạn sẽ lặp lại chu kỳ trên theo kế hoạch bài tập riêng của mình.
19 Cross training Tập bổ trợ
20 RICE RICE không phải là cơm như bạn nghĩ đâu. Trong chạy bộ, RICE – Rest, Ice, Compression, Elevation là 4 kỹ thuật giúp phục hồi chấn thương: nghỉ ngơi; chườm đá; mặc đồ bó cơ; gác cao chân để giảm phù nề.
21 DNS Không xuất phát
22 DNF Không hoàn thành cuộc đua
23 BIB Số báo danh của vận động viên trong một cuộc thi chạy bộ
24 Cadence Nhịp chân. Thông thường, các bạn mới chạy bộ sẽ có nhịp chân trong 1 phút khoảng 160. Nhịp chân tối ưu để cải thiện tốc độ vào khoảng 180 nhịp / phút.
25 PR Thành tích cá nhân tốt nhất
26 Track Đường chạy trong sân vận động, một vòng dài 400m
27 HR – Heart Rate Nhịp tim. Thường là chỉ nhịp tim trung bình trong thời gian chạy.
28 BPM Nhịp tim trong 1 phút
29 Zone Vùng nhịp tim. Có 5 vòng nhịp tim từ 1 đến 5. Trong đó vùng tim 1 chỉ mức vận động nhẹ nhàng, thư giãn và vùng tim 5 chỉ mức vận động tối đa của cơ thể.
30 Aerobic Chạy hiếu khí. Có nghĩa là chạy có đủ oxy, thông thường là ngưỡng chạy vừa phải, phù hợp thể trạng cơ thể.
31 Anaerobic Chạy yếm khí. Có nghĩa là chạy thiếu oxy, thông thường là ngưỡng chạy bứt tốc, quá sức với thể trạng cơ thể.
32 Blister Phồng rộp. Thông thường người chạy bộ hay gặp tình trạng phồng rộp ở bàn chân, các ngón chân do trang phục bị ẩm ướt.
33 Chafing Trầy xước. Thông thường người chạy bộ hay gặp trầy xước ở các vùng da bị cọ xát nhiều, liên tục với trang phục. Bạn nên lựa chọn trang phục phù hợp với việc chạy bộ để hạn chế trầy xước.
34 Chip time Thời gian tính bằng chip trong một cuộc thi chạy bộ.
35 Gun time Thời gian tính từ lúc súng lệnh nổ, hiệu lệnh xuất phát bắt đầu cho đến khi vận động viên chạy qua vạch đích tại một cuộc thi chạy bộ.
36 Cool-down Chỉ trạng thái chạy chậm dần trước khi dừng lại hẳn.
37 Calo Năng lượng. Thường chỉ số năng lượng tiêu hao sau một bài chạy.
38 Ngưỡng Lactate Hay còn gọi là ngưỡng vận động yếm khí. Đây là ngưỡng vận động ở tốc độ cao đến mức mà cơ thể không kịp chuyển hóa axit lactate sinh ra trong quá trình vận động.
39 Negative Đây là một chiến thuật chạy. Trong đó những km ở nửa sau sẽ nhanh hơn nửa đầu. Ví dụ bạn chạy cự ly 42K thì 21K sau sẽ nhanh hơn 21K đầu.
40 Pacer Người chạy dẫn tốc. Đây là các chân chạy với tốc độ ổn định, cố định theo một mục tiêu đã định trước (ví dụ như FM sub 5) được ban tổ chức giải chạy bố trí để hỗ trợ người tham gia giải.
41 Taper Quãng thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức trước giải chạy.
42 Ten percent rule Luật 10%. Có nghĩa là mỗi tuần bạn nên tập luyện tăng quãng đường chạy tối đa 10%. Giới hạn 10% này nhằm giúp cơ thể thích nghi dần với cường độ tập luyện, tránh việc quá tải dẫn đến chấn thương.
43 VO2 Max Lượng oxy tối đa cơ thể bạn hấp thu được trong một phút vận động. Thường VO2 Max càng cao thì có nghĩa bạn vận động càng hiệu quả, càng khỏe. Đây cũng là lý do nhiều chân chạy lấy việc cải thiện chỉ số VO2 Max làm căn cứ để xác định tình trạng tập luyện đang hiệu quả hay không.

Xem thêm: VO2 Max là gì?

44 Warm up Trạng thái khởi động, làm nóng cơ thể trước khi vận động cường độ cao, liên tục.
45 Biến tốc Thay đổi tốc độ trong quá trình tập luyện chạy bộ. Thuật ngữ này là một cách gọi khác của Interval.
46 K Viết tắt của km. Ví dụ cự ly 5km có thể viết tắt là 5K.
47 Lap Vòng chạy
48 Endorphins Là một loại hormone cơ thể sinh ra khi bạn tập luyện thể thao (chạy bộ, đạp xe…) Hormone này có khả năng giúp bạn giảm căng thẳng, tăng cảm giác thỏa mãn, hạnh phúc hơn. Đó có lẽ cũng là lý do nhiều runner khi đã “sa hố” chạy bộ rất khó “cai nghiện”.
49 Endurance Sức chịu đựng, sự dẻo dai của vận động viên. Chỉ số này thể hiện khả năng một người có thể chạy liên tục không nghỉ trong thời gian bao lâu. Thông thường, bạn tập luyện càng thường xuyên, kiên trì thì sức chịu đựng, sự dẻo dai càng  được tăng cường.
50 Forefoot Phần mũi bàn chân
51 Midfoot Phần giữa bàn chân
52 Forefoot Running Tiếp đất bằng mũi bàn chân
53 Midfoot Running Tiếp đất bằng giữa bàn chân
54 Glucose Chỉ số đường huyết
55 Glycogen Một dạng Carbohydrate được lưu trữ trong cơ bắp và gan
56 Carbohydrate Một thành phần cơ bản trong thức ăn mà cơ thể con người sử dụng để tạo ra năng lượng. Carbohydrate còn được gọi tắt là Carbs.
57 Achilles tendon Gân Asin nối từ bắp chân đến gót chân
58 Achilles tendonitis Viêm gân Asin
59 Iliotibial band syndrome (ITBS) Hội chứng dải chậu chày
60 Plantar fascitis (PF) Viêm mô gan chân
61 Shin splints Xưng, đau cẳng chân
62 Splits Khoảng thời gian để chạy hết một quãng đường được thiết lập trước
63 Stamina Mức độ thể lực vận động viên có thể tiếp tục chạy với một tốc độ nhất định, kết hợp cả tốc độ và sức bền.
64 Talk test Thử nghiệm nói một câu dài không đứt quãng. Thường khi chạy dài bạn có thể talk test để xem có đang chạy quá sức hay không.
65 Underpronation Tư thế bàn chân ngả ra ngoài.

Thuật ngữ dù trong lĩnh vực nào thông thường cũng xuất phát từ các tình huống cụ thể như:

  1. Dùng thuật ngữ phổ biến để nói tắt, nói gọn lại
  2. Từ nguyên gốc khi dịch ra không toát được hết ý nghĩa nên sử dụng luôn từ gốc

Trên đây, TOP 10 CHẠY BỘ đã cùng bạn tìm hiểu một số thuật ngữ cơ bản của môn chạy bộ. Nếu bạn thấy còn thiếu sót thuật ngữ nào thì cùng chia sẻ ở phần bình luận bài viết nhé. Cảm ơn bạn.

Từ khóa » Sub Chạy Bộ Là Gì