Giải Thích Thuật Ngữ, Nội Dung Và Phương Pháp Tính Một Số Chỉ Tiêu ...
Có thể bạn quan tâm
Trang trại là những hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng được những tiêu chí nhất định về quy mô sản xuất và sản lượng hàng hóa trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Hiện nay, theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về “Tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại”, cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải có diện tích trên mức hạn điền (3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại) và giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm;
Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm trở lên;
Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
Cây lâu năm là loại cây trồng sinh trưởng và cho sản phẩm trong nhiều năm, bao gồm cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su…), cây ăn quả (cam, chanh, nhãn…), cây dược liệu (quế, đỗ trọng…).
Diện tích cây lâu năm là diện tích các loại cây nông nghiệp có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch sản phẩm lần đầu từ 1 năm trở lên và cho thu hoạch sản phẩm trong nhiều năm, bao gồm cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su…), cây ăn quả (cam, chanh, nhãn…), cây dược liệu (quế, đỗ trọng…).
Diện tích cây lâu năm hiện có chỉ tính diện tích hiện cây còn sống đến thời điểm quan sát, gồm diện tích trồng tập trung và diện tích được quy đổi từ số cây trồng phân tán cho sản phẩm về diện tích trồng tập trung.
Cây hàng năm là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng và tồn tại không quá một năm, bao gồm cây lương thực có hạt (lúa, ngô, kê, mỳ…), cây công nghiệp (mía, cói, đay…), cây dược liệu, cây thực phẩm và cây rau đậu.
Diện tích gieo trồng cây hàng năm là diện tích trồng các loại cây nông nghiệp có thời gian sinh trưởng không quá 1 năm kể từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch sản phẩm, bao gồm cây lương thực có hạt (lúa, ngô, kê,…), cây công nghiệp (mía, cói, đay…), cây dược liệu, cây thực phẩm và cây rau đậu.
Diện tích gieo trồng cây hàng năm được tính khi cây trồng bắt đầu quá trình sinh trưởng và được tính theo vụ sản xuất. Trường hợp trên cùng diện tích phải trồng lại nhiều lần do cây bị chết cũng chỉ tính một lần diện tích.
Sản lượng cây nông nghiệp gồm toàn bộ khối lượng sản phẩm chính của một loại cây hoặc một nhóm cây nông nghiệp thu được trong một vụ sản xuất hoặc trong một năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp hoặc của một vùng, một khu vực địa lý.
Sản lượng cây trồng của từng loại sản phẩm được quy định theo hình thái sản phẩm. Đối với các sản phẩm như: Thóc, ngô, đỗ xanh, đỗ tương,… tính theo hình thái hạt khô; khoai lang, khoai tây, sắn tính theo củ tươi; chè tính theo búp tươi, cà phê tính theo nhân khô, cao su tính theo mủ khô, trái cây tính theo quả tươi,…
Năng suất cây nông nghiệp là sản phẩm chính của một loại cây hoặc một nhóm cây nông nghiệp thực tế đã thu được trong một vụ sản xuất hoặc trong một năm tính bình quân trên một đơn vị diện tích.
- Đối với cây hàng năm:
Năng suất gieo trồng | = | Sản lượng thu hoạch |
Diện tích gieo trồng |
Năng suất thu hoạch | = | Sản lượng thu hoạch |
Diện tích thu hoạch |
- Đối với cây lâu năm:
Năng suất cho sản phẩm | = | Sản lượng thu hoạch trên diện tích cho sản phẩm |
Toàn bộ diện tích cho sản phẩm |
Năng suất thu hoạch | = | Sản lượng thu được trên diện tích thu hoạch |
Diện tích thu hoạch |
Diện tích thu hoạch: Chỉ tiêu phản ánh diện tích của một loại cây hoặc một nhóm cây nông nghiệp trong năm cho sản lượng đạt ít nhất 30% mức thu hoạch của năm bình thường. Đối với cây hàng năm, diện tích thu hoạch bằng diện tích gieo trồng trừ diện tích mất trắng. Đối với cây lâu năm, diện tích thu hoạch bằng diện tích cho sản phẩm trừ diện tích mất trắng.
Sản lượng lương thực có hạt gồm sản lượng lúa, ngô và các loại cây lương thực có hạt khác như kê, mì mạch, cao lương,… được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này không bao gồm sản lượng các loại cây chất bột có củ.
Sản lượng lúa (còn gọi là sản lượng đổ bồ) là sản lượng lúa khô sạch của tất cả các vụ sản xuất trong năm. Sản lượng lúa năm nào tính cho năm đó, không bao gồm phần hao hụt trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và các hao hụt khác (chuột phá, rơi vãi ngoài đồng, hư hỏng trước khi nhập kho,…).
Sản lượng ngô là sản lượng ngô hạt khô sạch đã thu hoạch trong năm.
Sản lượng cây chất bột có củ gồm sản lượng sắn, khoai lang, khoai mỡ, khoai sọ, khoai nước, dong giềng và các loại cây chất bột có củ khác sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định.
Số lượng gia súc, gia cầm và vật nuôi khác là số đầu con gia súc, gia cầm hoặc vật nuôi khác còn sống trong quá trình chăn nuôi có tại thời điểm quan sát, bao gồm:
Số lượng gia súc bao gồm: Tổng số trâu, bò hiện có tại thời điểm quan sát (gồm cả trâu, bò mới sinh sau 24 giờ); tổng số lượng lợn hiện có tại thời điểm quan sát, gồm lợn thịt; lợn nái và lợn đực giống (không kể lợn sữa); số lượng gia súc khác, bao gồm số ngựa, dê, cừu, hươu, nai, thỏ, chó … có tại thời điểm quan sát.
Tổng số gia cầm bao gồm: số gà, vịt, ngan, ngỗng nuôi lấy thịt và đẻ trứng; số lượng gia cầm khác, bao gồm số chim cút, bồ câu, đà điểu … có tại thời điểm quan sát.
Số lượng vật nuôi khác bao gồm: số ong, trăn, rắn … có tại thời điểm quan sát.
Sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu là khối lượng sản phẩm chính của vật nuôi chủ yếu (gia súc, gia cầm và vật nuôi khác) do lao động chăn nuôi kết hợp với quá trình sinh trưởng tự nhiên của vật nuôi tạo ra trong một thời kỳ nhất định, bao gồm:
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: Trọng lượng sống của từng loại gia súc, gia cầm và vật nuôi khác khi xuất chuồng với mục đích để giết thịt (bán, cho, biếu, tặng, tự tiêu dùng trong gia đình…); không tính trọng lượng của gia súc, gia cầm và vật nuôi khác xuất chuồng bán để nuôi tiếp và những con còi cọc, bị bệnh nhưng vẫn giết mổ lấy thịt.
Sản lượng sản phẩm chăn nuôi không qua giết mổ: Các loại sản phẩm thu được trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm và vật nuôi khác nhưng không qua giết mổ như sữa, trứng gia cầm, kén tằm, mật ong, lông cừu, nhung hươu…
Từ khóa » đồ Gặt Lúa Gọi Là Gì
-
Lưu Giữ Giá Trị Nông Cụ Truyền Thống - Báo Cà Mau
-
Liềm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nông Cụ Truyền Thống Việt Nam - Wikipedia
-
'gặt Lúa' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Nông Cụ, Vật Dụng Và Cách Sử Dụng Trong Nghề Nông Cổ Truyền ...
-
Dụng Cụ Nhà Nông Một Thời để Nhớ - Báo Nghệ An
-
Đặc điểm Các Vụ Mùa Lúa Trong Năm ở Việt Nam - AgriDrone
-
[E-Magazine] - Lúa Gặt Rồi, Còn để Lại Rơm Thơm… - Báo Thanh Hóa
-
Nghề Trồng Lúa Nước - Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Cà Mau
-
Cái Bồ đập Lúa Của Ba - Báo Tây Ninh Online
-
Cây Lúa Việt Nam Xưa.Phần I :LIÊN QUAN ĐẾN CÂY LÚA TRONG ...
-
Khảo Nghiệm Giống Lúa Mới, Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng
-
Giữ Lại Hồn Quê - Báo Đà Nẵng