Giải Thích ý Nghĩa Câu Chó Cắn áo Rách - đồng Phục Song Phú
Chó cắn áo rách nghĩa là người nghèo khó (áo rách) còn bị xui rủi (bị chó cắn) - tương tự như câu đã nghèo còn gặp cái eo vậy đó.
1. Xuất xứ câu Chó cắn áo rách
Truyện kể về hai cha con họ Đoàn làm nghề phó cối. Đây là nghề đóng cối xay đất - một dụng cụ cho các gia đình nông thôn xay lúa (sau đó cho cối giã thành gạo để nấu cơm). Bố con ông Đoàn Tiến trong một ngày làm việc cật lực ở thôn nọ thì trời đã sẩm tối. Đêm xuống, thời tiết vào Đông mưa lạnh, họ phải về nhà gấp. Ông Tiến và con chỉ có một chiếc áo tơi che chung. Song mưa to quá, họ đành tạm trú vào một cái lều bên đường. Loay hoay thế nào gió to thổi bay chiếc áo tơi rồi dạt vào cổng một nhà gần đó. Lũ chó nhà này rất hung dữ. Chúng xông ra và cắn nát chiếc áo mưa của hai bố con. Tội nghiệp, mất áo che mưa và cũng là áo che thân cho khỏi rét, ông Đoàn Tiến cùng cậu con trai nhỏ, rét run rồi lủi thủi đi về trong mưa lạnh. Câu thành ngữ tuy ngắn gọn nhưng làm cho ta hiểu và cảm thông cho những tình cảnh éo le ở đời của những người nghèo khó, vất vả.
Chó cắn áo rách
2. Giải nghĩa câu Chó cắn áo rách
Áo rách: nghĩa đen là 1 chiếc áo bị rách, đã cũ hoặc vá nhiều lần, bị rách do quá cũ kỹ - còn nghĩa bóng là ám chỉ người nghèo khó, ăn mày, không đủ tiền mua áo lành lặn mà mặc.
Chó cắn: nghĩa đen là bị chó cắn - thường trong nhân gian gọi chó cắn là xui, là rủi - Nghĩa bóng là tai nạn tai họa bất ngờ ập đến.
Chó cắn áo rách: Nghĩa là một người nghèo khó cùng cực (có thể là nghèo khó hoặc sa cơ lỡ vận nên nghèo khó) lại còn liên tục bị vận xui rủi bám đủi, cứ liên tục bị xui, hết lần này đến lần khác.
3. Bình về Chó cắn áo rách
Việc chó cắn áo rách nói về những xui rủi hay đến với những người kém vận may, những người sa cơ lỡ thế, hoặc những người nghèo khó thâm niên...tại sao lại như thế? tại sao người nghèo, người khó lại hay gặp vận xui rủi đến thế? đây chỉ là câu than vãn hay là sự thật?
Theo cá nhân mình thì đây là sự thật, sự thật rất thực tế ta có thể thấy trong cuộc sống rất là nhiều, cực nhiều nữa là đằng khác.
- Một người sa cơ lỡ vận thì thường kèm theo xui rủi liên tục xảy đến, bởi vì sao? đó là hệ lụy của việc dẫn đến họ sa cơ, do họ suy nghĩ sai lầm, hành động sai lầm dẫn đến sa cơ, mà hậu quả nó sẽ đến liên tục, khi sa cơ họ không quen với việc lỡ vận, nên những việc khó khăn tầm thường của người tầm thấp hơn đối với họ là những vận xui rủi, thực chất đó chỉ là do họ nghĩ thế thôi. chứ cái gì đến cũng có nguyên nhân, hệ quả rõ ràng.
- Một người nghèo triền miên, hay bị xem thường, hay bị giật nợ, hay bị gặp tai ương linh tinh... bởi vì sao? vì họ vốn dĩ năng lực xử lý, năng lực làm việc kém nên dẫn tới nghèo triền miên, năng lực kém thì dễ có hành động kém nên gặp rủi ro trong cách hành xử kém là chuyện bình thường.
- Thêm 1 loại người nữa đó là người hay than thở, họ bận than tới mức quên lo việc làm ăn, nên họ gặp khó khăn triền miên. Tâm lý tiêu cực ăn mòn đầu óc mất rồi, họ gặp vấn đề gì cũng nghĩ là xui rủi, là kém may mắn, chỉ biết nhìn lên rồi than thân trách phận, không tự cố gắng vượt qua những khó khăn tầm thường mỗi ngày.
Bởi lẽ cuộc sống là những vấn đề cần xử lý, năng lực càng cao thì vấn đề nhỏ không đáng nhắc tới, năng lực thấp thì vấn đề nhỏ cũng có thể là tảng đá nặng trong lòng, đời là như thế, dòng sông vốn uốn lượn không hề chảy thẳng được, quy luật của tự nhiên vốn dĩ là như thế.
Chó cắn áo rách
[Xem thêm] Ý nghĩa của đồng phục Tags : ý nghĩaTừ khóa » đã Rách Lại Còn Nát
-
10 Câu Nói Hay Về Chân Lý Cuộc Sống đáng để Bạn đọc Và ... - Pinterest
-
Discover đã Rách Lại Còn Nát 's Popular Videos | TikTok
-
Từ Điển - Từ Rách Nát Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Ngân Hàng Có Nhận đổi Tiền Rách Nát, Hư Hỏng Không ? Phí Khi đổi ...
-
Hồ Lô Biến - Đã Rách Lại Còn Nát | Facebook
-
Tiền Bị Rách đã Dán Lại Có được Sử Dụng Hay Không?
-
Hộ Tịch - Quốc Tịch - Trang Thông Tin Tuyên Truyền, Phổ Biến Pháp Luật
-
Đổi Tiền Rách ở đâu? Ngân Hàng Có đổi Tiền Cũ Nát, Hỏng Không?
-
Tiền Rách Phải Xử Lý Như Nào? - Tiền Bị Rách Có đổi được Không?
-
Thủ Tục Yêu Cầu Cấp Lại Sổ đỏ Do Bị Hỏng, Rách - Luật Long Phan