Giải Tiếng Việt 4 Tuần 12 Bài Kể Chuyện đã Nghe, đã đọc Trang 119
Có thể bạn quan tâm
[toc:ul]
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực
Bài mẫu 1: Tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Kí
Trong giờ học môn đạo đức, khi học về tấm gương vượt vượt khó thì cô giáo đã kể cho chúng em về câu chuyện thầy Nguyễn Ngọc kí tập viết. Câu chuyện về thầy vô cùng cảm động, thầy là tấm gương vượt khó sáng chói mà chúng em cần học tập và noi theo.
Thầy Nguyễn Ngọc Kí khi sinh ra đã bị bại liệt hai tay, vì hoàn cảnh đặc biệt nên thầy không được đi học, và cũng không có ai nghĩ thầy có thể học với đôi tay như vậy. Tuy nhiên,thầy lại là một người ham học, khát khao được học tập, lĩnh hội kiến thức mới mẻ như các bạn cùng trang lứa.
Vì không để đến trường nên thầy Kí ngày ngày lấp ở ngoài cửa lớp để nghe lén cô giáo giảng bài. Vô tình một lần cô giáo phát hiện ra thầy Kí. Tuy cảm động trước tấm lòng ham học của thầy nhưng khi nhìn đến đôi tay thầy thì cô lại thở dài bất lực.
Thầy Nguyễn Ngọc Kí dù không được sự chấp nhận của cô để được đi học như các bạn nhưng thầy không hề nản lòng.Không viết được bằng tay thầy đã dùng chân để viết.Khi cô giáo đến thăm đã thấy được những nét chữ nghuệch ngoạc mà thầy dùng chân để vể lên trên sân nhà.
Cảm động trước nghị lực hơn người của thầy, cô giáo đã tặng sách vở và bút. Thầy NGuyễn Ngọc Kí đã không ngừng nố lực.Cuối cùng mọi cố gắng đều được đền đáp khi thầy có thể viết thành thạo những nét chữ bằng đôi chân của mình.
Đến nay, thầy Nguyễn Ngọc Kí đã trở thành một thầy giáo ưu tú, thầy cũng là tấm gương sáng về vượt khó mà chúng em cần học tập và noi theo.
Bài mẫu 2: Câu chuyện “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi
Hầu hết các doanh nhân giàu có trên thế giới đều nói rằng thành công của họ đều bắt đều từ một cơ hội, một chút may mắn và rất nhiều nghị lực. “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi cũng đã bắt đầu như thế.
Bưởi xuất thân nghèo khổ. Ông mồ côi cha từ bé, phải theo mẹ bán hàng rong. May mắn, nhờ khôi ngô và tư chất thông minh, ông được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.
Năm hai mươi mốt tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư ký cho một hãng buôn. Một thời gian sau, ông kinh doanh độc lập. Ông kinh doanh đủ các ngành: lâm sản (gỗ), nông sản (ngô), rồi mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ… Ông trải qua nhiều gian nan thất bại, có lúc phá sản nhưng không nản chí.
Nhận thấy việc vận chuyển hàng hoá và đi lại của người dân chủ yếu bằng đường thủy vì nước ta sông ngòi nhiều, bờ biển dài và rộng, ông quyết định mở công ty vận tải đường thủy. Thời bấy giờ, việc kinh doanh ngành này tập trung trong tay các chủ tàu giàu có người Hoa. Để có nhiều khách hàng và khuếch trương tên tuổi hãng tàu do mình thành lập, ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu phục vụ khách của ông, ông dán biểu ngữ: “Người ta thì đi tàu ta” và cho treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Khách đi tàu ủng hộ ông rất nhiều, khách mỗi ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Để đảm bảo an toàn cho tàu và khách, ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Công ty đường thủy của ông ngày một thịnh vượng, số lượng tàu lên đến ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ đều mang những cái tên theo lịch sử Việt Nam như; Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị…
Trong vòng mười năm, Bạch Thái Bưởi trở thành “một bậc anh hùng kinh tế”, được mọi người vị nể, đánh giá cao.
Ông Bạch Thái Bưởi có nhiều nghị lực vượt khó khăn. Ông là một doanh nhân yêu nước, là người khởi đầu cho ngành đường thủy nước ta ngày càng mở rộng. Em rất cảm phục nghị lực của ông, ngưỡng mộ và nguyện noi gương ông học tập tốt để trở thành người kinh doanh giỏi sau này.
Bài mẫu 3: Tấm gương có nghị lực phi thường nhạc sĩ thiên tài Lút-vít-van Bết-tô-ven
Nhạc sĩ thiên tài Lút-vít-van Bết-tô-ven là một người có nghị lực phi thường. Cuộc đời ông từ lúc sinh ra, sống, học tập, sáng tác nhạc là chuỗi ngày dài luôn chiến đấu với mọi hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Câu chuyện em kể sau đây minh chứng cho nhận định đó.
Bết-tô-ven sinh năm 1770, tại Bon, nước Đức, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Từ bốn tuổi, Bết-tô-ven đã được học tập, rèn luyện các loại đàn piano và violon. Quá trình học tập, sinh sống của ông rất vất vả. Vì gia đình của ông nghèo, ông phải bỏ học từ mười tuổi. Kiến thức ông có được đều do ông tự học. Năm mười bảy tuổi, ông đến Viên và theo học nhạc sĩ Bach, cũng năm này, người mẹ thân yêu của ông qua đời. Chịu tang mẹ xong,ông quay lại Viên và tiếp tục học nhạc. Năm hai mươi hai tuổi, Bết-tô-ven đã thu hút được sự chú ý của mọi người bằng sự thể hiện độc đáo những tư tưởng âm nhạc và phong cách biếu diễn. Tưởng rằng tài năng nở rộ thì cuộc đời của ông sẽ tươi sáng hơn. Nhưng không, năm hai mươi sáu tuổi, ông bị điếc tai nặng. Bệnh của ông không có khả năng chữa khỏi. Bị điếc nghĩa là không nghe được tiếng nhạc nữa, điều này thật đáng sợ đối với một nhạc sĩ. Nó như giết chết cuộc đời nghệ thuật của ông. Tuy nhiên, ông không chịu đầu hàng số phận. Ông ngồi vào ghế, cầm lấy giấy và bút, viết thật nhanh, cho đến lúc trăng lên cao, ông đã viết xong bản hợp tấu đàn piano, ông lướt tay lên phím đàn đầy hào hứng, sôi nổi. Tuy ông không nghe tiếng đàn nhưng ông nhìn thấy các phím đàn cùng với sức tưởng tượng dồi dào, mạnh mẽ, ông như nghe được tiếng nhạc êm tai, quyến rũ, tăng thêm sức mạnh để ông sống tiếp. Bệnh phát triển, dày vò ông đau đớn, tiều tụy nhưng ông vẫn kiên trì chống chọi và sáng tác nhạc. Ông không thể nghe thấy âm thanh nhạc của ông khi người ta diễn tấu nhưng ông đánh giá được mức độ thành công thông qua thái độ hưởng ứng, thưởng thức của công chúng.
Ngày hai sáu tháng ba năm 1827, trái tim nhạy cảm và giàu yêu thương của nhạc sĩ ngừng đập. Thế giới mất đi một thiên tài âm nhạc. Ba mươi năm dài chiến đấu với bệnh tật, ông để lại cho đời những bản giao hưởng công-xéc-tô nổi tiếng. Hạt ngọc sinh ra từ trong vỏ trai bệnh tật, những năm tháng đau buồn lận đận giúp thêm sức cho Bet-tô-ven cống hiến cho đời những bản nhạc bất hủ.
Khép sách lại, em nghe tim mình dâng lên niềm thương cảm và tôn kính một bậc tài hoa. Em ngưỡng mộ và khâm phục nghị lực phi thường của nhạc sĩ. Bet-tô-ven là tấm gương sáng chói lọi cho chúng ta sống, học tập và làm việc. Ngày nay, dù tình cờ nghe được một đoạn nhạc của ông, em hiểu rằng em đang được thưởng thức tác phẩm nghệ thuật của bậc tinh anh, tài hoa kiệt xuất.
Bài mẫu 4: Tấm gương vượt khó học giỏi của bạn Đức Trung - Vũng Tàu
Đã hơn hai năm trôi qua rồi mà câu chuyện cô giáo Hạnh kể cho chúng em nghe trong tiết kể chuyện vẫn còn đọng lại trong trí não của em về tinh thần vượt khó ham học của bạn Đức Trung ở trường Võ Thị Sáu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hoàn cảnh của Trung thật tội nghiệp! Cha mất sớm, mẹ bệnh tật triền miên. Trung là con trai lớn sau Trung còn một em gái nữa. Tuổi chưa lớn, vậy mà cậu vẫn vừa học, vừa lăn lóc giữa chợ đời để kiếm sống phụ giúp gia đình. Điều kì lạ đội với chúng tôi là cậu học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp, thầy cô đều yêu mến, hạn bè đều nể trọng. Thời gian học thì ít,cuộc sống lại thiếu thốn đủ điều. Thế mà Trung không buồn, không than vãn với ai, gặp bạn bè lúc nào cũng thấy Trung vui vẻ. Sáng nào cũng vậy, mọi người đi ngang qua tiệm cà phê Hải Châu thì đã nghe tiếng rao lanh lảnh quen thuộc của Trung: “Vé số, vé số chiều xổ đây! Vé trúng đây!”. Lúc nào cũng thấy cậu mặc chiếc quần đùi xanh đã cũ và chiếc áo sơ mi ngắn tay có nhiều chỗ vá. Cậu đội một cái mũ vải bạc màu để lộ mái tóc rễ tre bờm xờm lâu ngày không cắt. Khác với thân hình gầy nhom, khuôn mặt cậu có vẻ tròn trĩnh, sáng sủa. Đặc biệt đôi mắt cậu rất sáng, lanh lợi. Sáng nào cũng vậy, một tay cầm xấp vé số vung vẩy, miệng chào mời, tay kia quơ quyển sổ đỏ tung tăng chạy từ quán cà phê này sang quán cà phê kia.
Gặp ai cậu cũng dúi vào tay một vài tờ, miệng dẻo quẹo: “Vé trúng đấy, mua giùm cháu!”. Gặp những khách sang, cậu nhét cả cặp vào túi người ta rồi hót như con sáo: “Nhìn chú, cháu biết ngay là người hên rồi. Mua đi chú! Một tỉ đây ! Cậu là một trong những cậu bé bán vé số may mắn nhất. Bao giờ cậu cũng bán hết trước người ta. Nhờ vậy mà cậu đã tranh thủ được thời gian học bài, đọc sách và làm bài tập ngay tại ghế đá ở công viên. Bài tập, bài học về nhà cậu đều thanh toán hết trong khoảng thời gian đi bán vé số. Thời gian buổi tối, cậu còn tranh thủ bán vé số ở những quán cà phê đông khách kiếm thêm tiền phụ giúp mẹ. Trung là một người hết mình vì bạn bè. Thường ngày vào những giờ giải lao, cậu thường ngồi lại, hướng dẫn thêm cho những bạn tiếp thu còn chậm. Coi việc giúp đỡ bạn là một niềm vui của mình.
Trung xứng đáng là một tấm gương vượt khó, một con ngoan trò giỏi. Câu chuyện về Trung mà cô giáo kể, cho mãi đến tận bây giờ em vẫn còn nhớ như in. Trung giống như một chiếc gương sáng để chúng em soi vào học tập. Trung ơi! Bạn thật đáng quý!
Bài mẫu 5: Bạn Hoài Nam vượt khó học giỏi ở Bạc Liêu
Em muốn kể câu chuyện về bạn Hoài Nam – một học sinh nghèo có tinh thần vượt khó ham học ở trường Ngô Gia Tự, tỉnh Bạc Liêu.
Hoàn cảnh của Nam thật tội nghiệp. Cha mất sớm, mẹ bệnh tật triền miên, gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, Nam lại là con trai lớn. Sau Nam còn một em gái nữa. Tuổi còn nhỏ mà Nam đã phải kiếm tiền để phụ giúp mẹ và tự lo cho việc học hành. Điều ngạc nhiên đối với chúng tôi là Nam học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp, thầy cô yêu mến, bạn bè nể trọng. Thời gian học thì ít, cuộc sống lại thiếu thốn mọi bề. Thế mà Nam không bao giờ than vãn với ái một lời, bạn bè lúc nào cũng thấy Nam vui vẻ lạc quan.
Sáng nào cũng vậy, khi mọi người đi ngang qua tiệm cà phê Hải Châu sẽ luôn nghe tiếng rao lanh lảnh quen thuộc của Nam: “Vé số! Vé số chiều trúng đây!”. Lúc nào cũng thấy cậu mặc chiếc quần đùi xanh đã cũ và chiếc áo sơ mi cộc tay có nhiều chỗ vá, đội một cái mũ vải bạc màu để lộ mái tóc rễ tre bờm xờm lâu ngày chưa cắt. Khác với thân hình gầy nhom, khuôn mặt cậu khá tròn trĩnh và rất sáng sủa. Đặc biệt, đôi mắt của cậu ánh lên vẻ thông minh, lanh lợi nên bao giờ Nam cũng bán hết vé số trước mọi người. Nhờ vậy mà cậu đã tranh thủ được thời gian học bài, đọc sách và làm bài tập tại ghế đá ở công viên. Thời gian buổi tối Nam tranh thủ bán vé số ở. những quan cá phê đông khách kiếm thêm ít tiền. Ngoài ra, Nam còn là một người hết mình vì bạn. Thường ngày vào những giờ giải lao, Nam thường ngồi lại hướng dẫn thêm cho những bạn tiếp thu còn chậm cách làm những bài toán mới học. Cậu luôn coi việc giúp đỡ bạn là một niềm vui của mình.
Hoài Nam xứng đáng là một tấm gương sáng, một con ngoan trò giỏi được Tỉnh đoàn trao tặng suất học bổng “Học sinh nghèo vượt khó” trong năm qua.
Bài mẫu 6: Tấm gương Nguyễn Văn Trỗi
Anh Nguyễn Văn Trỗi quê ở xã Thanh Quýt, huyện Điện Biên, tỉnh Quảng Nam. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, năm 15 tuổi, anh rời quê ra Đà Nẵng rồi vào Sài Gòn làm thợ điện. Chứng kiến cảnh máy bay Mĩ ném bom đạn giết hại đồng bào, anh Trỗi vô cùng căm giận.
Tháng 5 năm 1964, chính phủ Mĩ cử một phái đoàn cao cấp do bộ trưởng Quốc phòng Mắc Na-ma-ra cầm đầu đến Sài Gòn để bàn bạc chính quyền Ngụy mở rộng chiến tranh. Nguyễn Văn Trỗi đề nghị cấp trên được tiêu diệt kẻ cầm đầu bộ máy chiến tranh của địch. Không may, đêm 9 tháng 5 năm 1964, giữa lúc đang gài mìn trên cầu thì anh bị bắt. Suốt thời gian bị địch bắt giam ở khám Chí Hòa và tra tấn dã man, anh không hề nhụt chí, trước sau chỉ nhận một mình gài mìn định giết Mắc Na-ma-ra.
Không làm thế nào để thuyết phục được người thanh niên yêu nước. Sáng 15 tháng 10 năm 1964, giặc đưa anh ra pháp trường xử bắn. Một nhà báo hỏi anh:
- Trước khi chết anh có hối tiếc điều gì không?
Anh trả lời ngay:
- Tôi chỉ tiếc chưa giết được Mắc Na-ma-ra.
Khi một linh mục đến định rửa tội, anh nói:
- kẻ có tội không phải là tôi mà là bọn lính Mĩ.
Giặc trói anh vào cọc, rồi bịt mắt anh. Anh Trỗi giật mảng băng đen bịt mắt ra, bình tĩnh nói: “Không! Hãy để tôi nhìn mảnh đất thân yêu của tôi”.
Tốp lính địch lên đạn. Tiếng súng nổ không át nổi tiếng hô của anh. “Hãy nhớ lấy lời tôi! Việt Nam muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”.
Từ khóa » Kể Chuyện Tuần 12 Lớp 4
-
Kể Chuyện Lớp 4 Tuần 12: Kể Chuyện đã Nghe, đã đọc
-
Soạn Bài Tập Làm Văn: Kể Chuyện đã Nghe, đã đọc, Tuần 12, Lớp 4
-
Trang 119 - Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 12 Kể Chuyện - YouTube
-
Kể Chuyện Lớp 4 Tuần 12: Kể Chuyện đã Nghe, đã đọc Về Một Người ...
-
Soạn Bài Tập Làm Văn: Kể Chuyện - Tuần 12
-
Tuần 12. Kể Chuyện đã Nghe, đã đọc (về Một Người Có Nghị Lực)
-
Kể Chuyện đã Nghe, đã đọc Lớp 4 Trang 119
-
Giải Bài Tập Thực Hành Tiếng Việt 4 Tuần 12: Tập Làm Văn (2) - Tech12h
-
Kể Chuyện (Kiểm Tra Viết) - Trang 124 Tiếng Việt 4 Tập Một
-
Giáo án Kể Chuyện Lớp 4 - Tuần 12 - Kể Chuyện đã Nghe, đã đọc
-
Tải Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 12: Tập Làm Văn - Tài Liệu Text
-
Tuần 12 - Kể Chuyện - Lớp 4 - Chúa Thời Lý | TH Đô Thị Việt Hưng
-
Tuần 12 - Tập Làm Văn: Kể Chuyện - Tiếng Việt 4 - Hoc247
-
Kê Chuyện Lớp 4 Tuần 11 - Kể Chuyện Tuần 11 + 12 + 13