Giải Toán Lớp 6 Bài 7: Lũy Thừa Với Số Mũ Tự Nhiên. Nhân Hai Lũy
Có thể bạn quan tâm
Lý thuyết và giải bài tập bài 7 lớp 6 trang 27, 28 SGK toán lớp 6 tập 1 chương 1 Số học. Giải các bài tập 56, 57, 58, 59, 60 bài lũy thừa với số mũ tự nhiên và nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
Tóm tắt nội dung
- Lý thuyết Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
- 1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
- 2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
- Trả lời câu hỏi bài 7 toán lớp 6 tập 1 trang 27
- Câu hỏi 1 Toán 6 Tập 1 Bài 7 trang 27
- Câu hỏi 2 Toán 6 Tập 1 Bài 7 trang 27
- Giải bài bài 7 trang 27, 28 SGK Toán tập 6 tập 1
- Bài 56 trang 27 SGK Toán tập 6 tập 1
- Bài 57 trang 28 SGK Toán tập 6 tập 1
- Bài 58 trang 28 SGK Toán tập 6 tập 1
- Bài 59 trang 28 SGK Toán tập 6 tập 1
- Bài 60 trang 28 SGK Toán tập 6 tập 1
Lý thuyết Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a.
Trong đó: a gọi là cơ số; n gọi là số mũ.
Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau được gọi là phép nhân lũy thừa.
Ví dụ:
Lũy thừa với số mũ tự nhiên là:
23 = 2 . 2 . 2
35 = 3 . 3 . 3 . 3 . 3
46 = 4 . 4 . 4 . 4 . 4 . 4
Lưu ý:
Nếu n = 0 thì a0 = 1
a1 = a
a2 gọi là a bình phương (hay bình phương của a)
a3 gọi là a lập phương (hay lập phương của a)
an gọi là a mũ n
Một số là bình phương của một số tự nhiên được gọi là số chính phương. Ví dụ: 9 là một số chính phương vì 9 = 32; 16 cũng là một số chính phương vì 16 = 42
2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.
am.an = am+n
Ví dụ: 23 . 210 = 213
ax . ay = ax+y
Trả lời câu hỏi bài 7 toán lớp 6 tập 1 trang 27
Câu hỏi 1 Toán 6 Tập 1 Bài 7 trang 27
Điền vào ô trống cho đúng:
– Ở hàng ngang thứ nhất ta có lũy thừa 72 có cơ số là 7, số mũ là 2, giá trị của lũy thừa là 7 . 7 = 49Giải:
– Ở hàng ngang thứ hai ta có lũy thừa 23 có cơ số là 2, số mũ là 3, giá trị của lũy thừa là 2 . 2 . 2 = 8
– Ở hàng ngang thứ ba có cơ số là 3, số mũ là 4 nên ta có lũy thừa là 34, giá trị của lũy thừa là 3 . 3 . 3 . 3 = 81.
Vậy ta có bảng:
Câu hỏi 2 Toán 6 Tập 1 Bài 7 trang 27
Viết tích của hai lũy thừa sau thành một lũy thừa:
x5 . x4; a4 . a.
Giải:
Ta có:
x5 . x4 = x(5+4) = x9
a4 . a = a(4+1) = a5 (Lưu ý: a1 = a)
Giải bài bài 7 trang 27, 28 SGK Toán tập 6 tập 1
Bài 56 trang 27 SGK Toán tập 6 tập 1
Viết gọn các tích sau bằng cách dùng lũy thừa:
a) 5 . 5 . 5 . 5 . 5 . 5; b) 6 . 6 . 6 . 3 . 2;
c) 2 . 2 . 2 . 3 . 3; d) 100 . 10 . 10 . 10.
Giải:
Áp dụng công thức an = a.a…a (với n ≠ 0)
n thừa số
a) 5 . 5 . 5 . 5 . 5 . 5 = 56
b) 6 . 6 . 6 . 3 . 2= 63. 6 = 64
c) 2 . 2 . 2 . 3 . 3 = 23 . 32
d) 100 . 10 . 10 . 10 = 102 . 103 = 105
Bài 57 trang 28 SGK Toán tập 6 tập 1
Tính giá trị các lũy thừa sau:
a) 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 210; b) 32, 33, 34, 35;
c) 42, 43, 44;d) 52, 53, 54; e) 62, 63, 64
Giải:
a) 23= 8; 24= 16; 25 = 32; 26 = 64; 27 = 128;
28 = 256; 29 = 512; 210 = 1024
b) 32= 9; 33= 27; 34 = 81; 35 = 243.
c) 42 = 16; 43= 64; 44 = 256.
d) 52 = 25; 53= 125; 54 = 625.
e) 62= 36; 63= 216; 64 = 1296.
Bài 58 trang 28 SGK Toán tập 6 tập 1
a) Lập bảng bình phương của các số tự nhiên từ 0 đến 20.
b) Viết mỗi số sau thành bình phương của một số tự nhiên: 64; 169; 196.
Giải:
a) Ta có công thức a bình phương là a2 = a x a
02= 0 x 0 = 0
12=1 × 1=1
22= 2 × 2=4
32 = 3 × 3=9
42 = 4 × 4=16
…
202 = 20 × 20=400
Ta có bảng bình phương của các số tự nhiên từ 0 đến 20 như sau:
a | a2 |
0 | 0 |
1 | 1 |
2 | 4 |
3 | 9 |
4 | 16 |
5 | 25 |
6 | 36 |
7 | 49 |
8 | 64 |
9 | 81 |
10 | 100 |
11 | 121 |
12 | 144 |
13 | 169 |
14 | 196 |
15 | 225 |
16 | 256 |
17 | 289 |
18 | 324 |
19 | 361 |
20 | 400 |
Ta có thể ghi nhớ các số trên để sau này áp dụng làm bào tập nhanh hơn.
b) Dùng bảng vừa thiết lập trong câu a) ta có:
64 = 82
169 = 132
196 = 142
Bài 59 trang 28 SGK Toán tập 6 tập 1
a) Lập bảng lập phương của các số tự nhiên từ 0 đến 10.
b) Viết mỗi số sau thành lập phương của một số tự nhiên: 27; 125; 216.
Giải:
a) Lập phương của số a là a3 = a.a.a.
Ta có bảng lập phương của các số tự nhiên từ 0 đến 10 như sau:
a | a3 |
0 | 0 |
1 | 1 |
2 | 8 |
3 | 27 |
4 | 64 |
5 | 125 |
6 | 216 |
7 | 343 |
8 | 512 |
9 | 729 |
10 | 1000 |
b) Theo bảng trên câu a) ta có:
27 = 33;
125 = 53;
216 = 63.
Bài 60 trang 28 SGK Toán tập 6 tập 1
Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng một lũy thừa.
a) 33 . 34; b) 52. 57; c) 75 . 7.
Giải:
Theo quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số: am . an = am + n ta có:
a) 33. 34= 37;
b) 52. 57= 59;
c) 75. 7 = 76.
Bài viết liên quan
- Giải bài tập Luyện tập 2 trang 25 SGK toán lớp 6 tập 1
- Giải bài tập Luyện tập trang 28 – 29 SGK toán lớp 6 tập 1
Từ khóa » X Mũ 3 Gọi Là Gì
-
Lũy Thừa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lũy Thừa Với Số Mũ Tự Nhiên - Lớp 6 - Vinastudy
-
Các Dạng Toán Về Luỹ Thừa Với Số Mũ Tự Nhiên - Toán Lớp 6
-
Lũy Thừa Bậc 3 - Phép Tính Online
-
Hàm Mũ Và Lũy Thừa - VISCO NDT
-
Lũy Thừa Là Gì? Lũy Thừa Của Một Tích Và Lũy Thừa Của Lũy Thừa
-
Lũy Thừa Của Lũy Thừa Là Gì? Định Nghĩa Và Công Thức Chuẩn
-
I. KHÁI NIỆM LŨY THỪA - SureTEST
-
Lũy Thừa - Blog Toán THCS
-
Lũy Thừa Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Bộ Công Thức Về Lũy Thừa Chính Xác Nhất Và Bài Tập ứng Dụng Liên Quan
-
Hàm Số đồng Biến Trên R Khi Nào? Và Các Dạng Bài Tập ứng Dụng