I. KHÁI NIỆM LŨY THỪA - SureTEST
Có thể bạn quan tâm
I. KHÁI NIỆM LŨY THỪA
1. Lũy thừa với số mũ nguyên
Cho n là một số nguyên dương.
Với a là số thực tùy ý, lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số a
${a^n} = \underbrace {a.a....a}_n$
Với $a \ne 0$
$\begin{array}{*{20}{l}}{{a^0} = 1}\\{{a^{ - n}} = \frac{1}{{{a^n}}}}\end{array}$
Trong biểu thức ${a^m}$, ta gọi a là cơ số, số nguyên m là số mũ.
* Chú ý
${0^0}$ và ${0^{ - n}}$ không có nghĩa.
Lũy thừa với số mũ nguyên có các tính chất tương tự của lũy thừa số mũ nguyên dương.
2. Phương trình ${x^n} = b$
Số nghiệm của phương trình ${x^n} = b$ như sau:
a) Trường hợp n lẻ:
Với mọi số thực b, phương trình có nghiệm duy nhất.
a) Trường hợp n chẵn:
Với b < 0, phương trình vô nghiệm.
Với b = 0, phương trình có một nghiệm x = 0.
Với b > 0, phương trình có hai nghiệm đối nhau.
3. Căn bậc n
a) Khái niệm
Cho số thực b và số nguyên dương $n\left( {n \ge 2} \right)$. Số a được gọi là căn bậc n của số b nếu ${a^n} = b$.
b) Tính chất của căn bậc n
$\begin{array}{*{20}{l}}{\sqrt[n]{a}.\sqrt[n]{b} = \sqrt[n]{{ab}}}\\{\frac{{\sqrt[n]{a}}}{{\sqrt[n]{b}}} = \sqrt[n]{{\frac{a}{b}}}}\\{{{\left( {\sqrt[n]{a}} \right)}^m} = \sqrt[n]{{{a^m}}}}\end{array}$.
4. Lũy thừa với số mũ hữu tỉ
Cho a là một số thực dương và r là một số hữu tỉ. Giả sử $r = \frac{m}{n}$, trong đó m là một số nguyên còn n là một số nguyên dương. Khi đó, lũy thừa của a với số mũ r và số ${a^r}$ xác định bởi:
${a^r} = {a^{\frac{m}{n}}} = \sqrt[n]{{{a^m}}}$.
5. Lũy thừa với số mũ vô tỉ
Ta gọi giới hạn của dãy số $\left( {{a^{{r_n}}}} \right)$ là lũy thừa của a với số mũ $\alpha $ kí hiệu ${a^\alpha }$.
${a^\alpha } = \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {a^{{r_n}}}$ , với $\alpha = \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {r_n}$.
II. TÍNH CHẤT CỦA LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ THỰC
Lũy thừa với số mũ thực có tính chất tương tự với số mũ nguyên dương.
Cho a, b là những số thực dương; $\alpha ,\beta $là những số thực tùy ý. Khi đó, ta có:
$\begin{array}{l}{a^\alpha }.{a^\beta } = {a^{\alpha + }}^\beta \\\frac{{{a^\alpha }}}{{{a^\beta }}} = {a^{\alpha - }}^\beta \\{\left( {{a^\alpha }} \right)^\beta } = {a^{\alpha .}}^\beta \\{\left( {a.b} \right)^\alpha } = {a^\alpha }.{b^\alpha }\\{\left( {\frac{a}{b}} \right)^\alpha } = \frac{{{a^\alpha }}}{{{b^\alpha }}}\end{array}$.
Nếu a > 1 thì ${a^\alpha } > {a^\beta } \Leftrightarrow \alpha > \beta $.
Nếu a < 1 thì ${a^\alpha } > {a^\beta } \Leftrightarrow \alpha < \beta $.
Từ khóa » X Mũ 3 Gọi Là Gì
-
Lũy Thừa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lũy Thừa Với Số Mũ Tự Nhiên - Lớp 6 - Vinastudy
-
Các Dạng Toán Về Luỹ Thừa Với Số Mũ Tự Nhiên - Toán Lớp 6
-
Lũy Thừa Bậc 3 - Phép Tính Online
-
Hàm Mũ Và Lũy Thừa - VISCO NDT
-
Lũy Thừa Là Gì? Lũy Thừa Của Một Tích Và Lũy Thừa Của Lũy Thừa
-
Lũy Thừa Của Lũy Thừa Là Gì? Định Nghĩa Và Công Thức Chuẩn
-
Lũy Thừa - Blog Toán THCS
-
Lũy Thừa Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Giải Toán Lớp 6 Bài 7: Lũy Thừa Với Số Mũ Tự Nhiên. Nhân Hai Lũy
-
Bộ Công Thức Về Lũy Thừa Chính Xác Nhất Và Bài Tập ứng Dụng Liên Quan
-
Hàm Số đồng Biến Trên R Khi Nào? Và Các Dạng Bài Tập ứng Dụng