Giải Toán Lớp 6 SGK Tập 1 Trang 12, 13 đầy đủ Nhất

Nội dung bài viết

  1. Lý thuyết Số phần tử của một tập hợp, Tập hợp con Toán lớp 6 tập 1
  2. Giải câu 1 trang 12 SGK Toán lớp 6
  3. Giải câu 2 trang 12 SGK Toán lớp 6 tập 1
  4. Giải câu 3 trang 12 SGK Toán lớp 6 tập 1
  5. Giải bài 16 trang 13 SGK Toán lớp 6 tập 1
  6. Giải bài 17 trang 13 SGK Toán lớp 6 tập 1
  7. Giải bài 18 trang 13 SGK Toán lớp 6 tập 1
  8. Giải bài 19 trang 13 SGK Toán lớp 6 tập 1
  9. Giải bài 20 trang 13 SGK Toán lớp 6 tập 1

Giải Toán lớp 6 SGK tập 1 trang 12, 13 đầy đủ nhất bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết tương ứng với từng bài tập SGK. Lời giải bài tập Toán 6 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài tập có trong sách giáo khoa. Sau đây mời các em cùng tham khảo lời giải chi tiết

Lý thuyết Số phần tử của một tập hợp, Tập hợp con Toán lớp 6 tập 1

- Một tập hơp có thể có một phần tử,có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.

- Tập hợp không có phần tử nào được gọi là tập rỗng và được kí hiệu là Φ.

- Nếu một phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B.

Kí hiệu: A ⊂ B hay B ⊃ A và đọc là:

A là tập hợp con của tập hợp B hoặc A được chứa trong B hoặc B chứa A.

Giải câu 1 trang 12 SGK Toán lớp 6

Các tập hợp sau có bao nhiêu phần tử?

D = {0}, E = {bút, thước},

H={ x ∈ N| x≤10}

Phương pháp giải:

Viết tập hợp H bằng cách liệt kê các phần từ

Đếm số phần tử của các tập hợp

Đáp án:

- Tập hợp D có 1 phần tử là 0

- Tập hợp E có 2 phần tử là bút, thước

- Tập hợp H = { 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 } nên có 11 phần tử.

Giải câu 2 trang 12 SGK Toán lớp 6 tập 1

Tìm số tự nhiên x mà x+5=2

Phương pháp giải:

Số hạng chưa biết bằng tổng trừ đi số hạng đã biết

Đáp án:

Ta có : x + 5=2

Suy ra x = 2 – 5

x = 2–5 (vô lý vì 2 không trừ được cho 5)

Vậy không có giá trị của x.

Giải câu 3 trang 12 SGK Toán lớp 6 tập 1

Cho ba tập hợp: M = {1; 5}, A = {1; 3; 5}, B = {5; 1; 3}.

Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai trong ba trường hợp trên.

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập A được gọi là tập con của tập hợp B

Kí hiệu: A⊂B

Đáp án:

Ta có:

Tập hợp M có 2 phần tử là: 3; 5

Tập hợp A có 3 phần tử là: 1; 3; 5

Tập hợp B có 3 phần tử là: 5; 1; 3

Mọi phần tử của tập hợp M đều thuộc tập hợp A nên M ⊂ A

Mọi phần tử của tập hợp M đều thuộc tập hợp B nên M ⊂ B

Mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B nên A ⊂ B

Mọi phần tử của tập hợp B đều thuộc tập hợp A nên B ⊂ A

Giải bài 16 trang 13 SGK Toán lớp 6 tập 1

Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử ?

a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 8 = 12

b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 = 7.

c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà x. 0 = 0.

d) Tập hợp D các số tự nhiên x mà x. 0 = 3.

Đáp án:

a) x – 8 = 12 khi x = 12 + 8 = 20. Vậy A = {20}.

Nên tập hợp A có 1 phần tử

b) x + 7 = 7 khi x = 7 – 7 = 0. Vậy B = {0}.

Nên tập hợp B có 1 phần tử

c) Với mọi số tự nhiên x ta đều có x. 0 = 0. Vậy C = N.

Nên tập hợp C có vô số phần tử.

d) Vì mọi số tự nhiên x ta đều có x. 0 = 0 nên không có số x nào để x. 0 = 3. Vậy D = Φ

Nên tập hợp D không có phần tử nào.

Giải bài 17 trang 13 SGK Toán lớp 6 tập 1

Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?

a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 20.

b) Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6.

Phương pháp giải:

Tìm tập hợp A, B bằng cách liệt kê các phần tử sau đó đếm số phần tử của từng tập hợp.

Đáp án:

a) Các số tự nhiên không vượt quá 20 là những số tự nhiên bé hơn hoặc bằng 20. Do đó A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20}. Như vậy A có 21 phần tử.

b) Giữa hai số liền nhau không có số tự nhiên nào nên B = Φ

Giải bài 18 trang 13 SGK Toán lớp 6 tập 1

Cho A = {0}. Có thể nói rằng A là tập hợp rỗng hay không?

Phương pháp giải

Tập rỗng là tập hợp không có 1 phần tử nào

Đáp án:

Tập hợp A có một phần tử, đó là số 0. Vậy A không phải là tập hợp rỗng.

Giải bài 19 trang 13 SGK Toán lớp 6 tập 1

Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5, rồi dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.

Phương pháp giải:

Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B.

Kí kiệu là: A ⊂ B

Đáp án:

A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}; B = {0; 1; 2; 3; 4}. B ⊂ A

Giải bài 20 trang 13 SGK Toán lớp 6 tập 1

Cho tập hợp A = {15; 24}. Điền kí hiệu ∈, ⊂ hoặc = vào ô trống cho đúng.

a) 15 ...A;

b) {15}...A;

c) {15; 24}...A.

Phương pháp giải:

+) Nếu a là 1 phần tử của tập hợp A thì a ∈ A

+) Nếu mọi phần tử của tập A đều thuộc tập hợp B thì A là tập con của B. Kí hiệu: A⊂B.

+) Nếu A⊂B và B⊂A thì A=B

+) Cần phân biệt cách viết tập hợp và phần tử của tập hợp.

Chú ý: Nếu a là 1 phần tử của tập hợp A thì cách viết {a} ∈ A là sai. Cách viết đúng là {a} ⊂ A.

Đáp án:

a) 15 ∈ A.

b) {15} không phải là một phần tử mà là một tập hợp gồm chỉ một phần tử là số 15. Vì 15 ∈ A nên {15} ⊂ A.

Lưu ý. Nếu A là một tập hợp và a ∈ A thì {a} không phải là một phần tử của tập hợp A mà là một tập hợp con gồm một phần tử của A.

Do đó {a} ⊂ A. Vì vậy viết {a} ∈ A là sai.

c) {15; 24} = A

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải bài tập toán lớp 6 trang 12, 13 file word, pdf hoàn toàn miễn phí

Từ khóa » Toán 6 Tập 1 Bài 2 Trang 12