Giải Vật Lí 8 Bài 18: Câu Hỏi Và Bài Tập Tổng Kết Chương I: Cơ Học
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Lớp 8
- Vật lí
Giải Vật Lí 8 Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết Chương I: Cơ học
Trịnh Thị Giang Ngày: 12-05-2022 Lớp 8 0.9 K 0.9 KTailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết Chương I: Cơ học chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Câu hỏi và bài tập tổng kết Chương I: Cơ học lớp 8.
Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết Chương I: Cơ học
A. Ôn tập
Bài 1 trang 62 SGK Vật lí 8: Chuyển động cơ học là gì ? Cho hai ví dụ.Lời giải:
- Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác.
- Hai ví dụ về chuyển động cơ học :
+ Ô tô chuyển động so với cây hai bên đường.
+ Quả táo rơi từ trên cây xuống.
Bài 2 trang 62 SGK Vật lí 8: Nêu một ví dụ chứng tỏ một vật có thể chuyển động so với vật này, nhưng lại đứng yên so với vật khác.Phương pháp giải:
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.Lời giải:
Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chạy thì hành khách chuyển động so với cây bên đường nhưng lại đứng yên so với ô tô.
Bài 3 trang 62 SGK Vật lí 8: Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động ? Công thức tính vận tốc ? Đơn vị của vận tốc ? Lời giải:- Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.
- Công thức tính vận tốc là : v=st
trong đó : s là độ dài quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h.
Bài 4 trang 62 SGK Vật lí 8: Chuyển động không đều là gì ? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.Lời giải:
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
- Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều : vtb=st ,
trong đó: s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
Bài 5 trang 62 SGK Vật lí 8: Lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc ? Nêu ví dụ minh hoạ. Lời giải:- Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
- Ví dụ:
+ Lực ma sát ở phanh xe máy khi ta bóp phanh làm xe máy chuyển động chậm dần và dừng lại (vận tốc giảm).
+ Quả bóng đang đứng yên ta tác động lực vào quả bóng làm quả bóng chuyển động (vận tốc tăng).
Bài 6 trang 62 SGK Vật lí 8: Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực bằng vecto.
Lời giải:
- Các yếu tố của lực: điểm đặt lực, phương và chiều của lực, độ lớn của lực
- Cách biểu diễn lực bằng vecto : biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
Bài 7 trang 62 SGK Vật lí 8: Thế nào là hai lực cân bằng ? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi:
a) Vật đang đứng yên ?
b) Vật đang chuyển động ?
Lời giải:
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
- Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ:
a. Đứng yên khi vật đang đứng yên.
b. Chuyển động thẳng đều khi vật đang chuyển động.
Bài 8 trang 62 SGK Vật lí 8: Lực ma sát xuất hiện khi nào ? Nêu hai ví dụ về lực ma sát.Lời giải:
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
- Ví dụ về lực ma sát :
+ Lực ma sát ở phanh xe máy và lực ma sát giữa lốp xe với mặt đường làm xe máy chuyển động chậm dần và dừng lại.
+ Khi ta viết phấn lên bảng, giữa đầu viên phấn và mặt bảng có lực ma sát trượt.
Bài 9 trang 62 SGK Vật lí 8: Nêu hai ví dụ chứng tỏ vật có quán tính.Phương pháp giải:
Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.Lời giải:
Ví dụ:
- Khi xe đột ngột chuyển động, hành khách ngả người về phía sau.
- Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại.
Bài 10 trang 62 SGK Vật lí 8: Tác dụng của áp lực phụ thuộc những yếu tố nào ? Công thức tính áp suất. Đơn vị áp suất.Lời giải:
- Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố: độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.
- Công thức tính áp suất : p=FS
trong đó: p là áp suất, F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S.
- Đơn vị áp suất paxcan (Pa) : 1 Pa = 1 N/m2
Bài 11 trang 62 SGK Vật lí 8: Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có phương, chiều và độ lớn như thế nào ?Lời giải:
Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên và độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
Bài 12 trang 62 SGK Vật lí 8: Điều kiện để một vật chìm xuống, nổi lên, lơ lửng trong chất lỏng.Lời giải:
Điều kiện để :
+ Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác - si - mét FA nhỏ hơn trọng lực P : FA < P
+ Vật nổi lên khi : FA > P
+ Vật lơ lửng trong chất lỏng khi : FA = P.
Trong đó :
P là trọng lượng của vật.
FA là lực đẩy Ác-si-mét.
Bài 13 trang 62 SGK Vật lí 8: Trong khoa học thì thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp nào ?Lời giải:
Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.
Bài 14 trang 62 SGK Vật lí 8: Viết biểu thức tính công cơ học. Giải thích rõ từng đại lượng trong biểu thức tính công. Đơn vị công.Lời giải:
- Biểu thức tính công: A = F.s
Trong đó: A là công của lực F,
F là lực tác dụng vào vật,
s là quãng đường vật dịch chuyển.
- Đơn vị công là jun, (kí hiệu là J): 1J = 1N.1m = 1Nm
Bài 15 trang 63 SGK Vật lí 8: Phát biểu định luật về công.Lời giải:
Định luật về công : Không có một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Bài 16 trang 63 SGK Vật lí 8: Công suất cho ta biết điều gì ?Lời giải:
Công suất cho ta biết khả năng thực hiện công của một người hay một máy trong một đơn vị thời gian.
Bài 17 trang 63 SGK Vật lí 8: Thế nào là sự bảo toàn cơ năng ? Nêu ba ví dụ về sự chuyển hoá từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác.Lời giải:
- Sự bảo toàn cơ năng: Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
- Ví dụ: + Nước từ trên đập cao chảy xuống : có sự chuyển hóa từ thế năng sang động năng.
+ Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng : có sự chuyển hoá từ động năng sang thế năng.
+ Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung : có sự chuyển hoá từ thế năng sang động năng.
B. Vận dụng I. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 1 trang 63 sgk vật lí 8: Hai lực được gọi là cân bằng khi:A. Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.
B. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
C. Cùng phương, cùng độ lớn, cùng đặt lên một vật
D. Cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn, phương nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau
Lời giải:
Chọn D
Bài 2 trang 63 sgk vật lí 8: Xe ô tô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hành khách trong xe bị:A. Ngả người về phía sau.
B. Nghiêng về bên trái.
C. Nghiêng về bên phải.
D. Xô người về phía trước.
Lời giải:
Chọn D
Bài 3 trang 63 sgk vật lí 8: Một đoàn mô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ô tô đỗ bên đường. Ý kiến nhận xét nào sau đây là đúng?A. Các mô tô chuyển động đối với nhau.
B. Các mô tô đứng yên đối với nhau.
C. Các mô tô đứng yên đối với ô tô.
D. Các mô tô và ô tô cùng chuyển động đối với mặt đường.
Lời giải:
Chọn B
Bài 4 trang 63 sgk vật lí 8: Hai thỏi kim loại hình trụ, một bằng nhôm, một bằng đồng có cùng khối lượng được treo vào hai đầu cân đòn thì đòn cân cân bằng (H.18.1). Khi nhúng cả hai vào nước thì đòn cân:A. Nghiêng về bên phải.
B. Nghiêng về bên trái.
C. Vẫn cân bằng.
D. Nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu hơn trong nước.
Lời giải:
Ban đầu đòn cân cân bằng chứng tỏ trọng lực của hai thỏi bằng nhau. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn đồng nên thỏi nhôm có thể tích lớn hơn. Do vậy khi nhúng ngập cả hai vào nước thì lực đẩy Ac-si-mét lên thỏi nhôm sẽ lớn hơn, do vậy cân bị nghiêng về bên thỏi đồng.
Chọn A
Bài 5 trang 64 sgk vật lí 8: Để dịch chuyển vật nặng lên cao người ta có thể dùng nhiều cách. Liệu có cách nào dưới đây cho ta lợi về công không?A. Dùng ròng rọc động.
B. Dùng ròng rọc cố định.
C. Dùng mặt phẳng nghiêng.
D. Cả ba cách trên đều không cho lợi về công.
Lời giải:
Chọn D
Bài 6 trang 64 sgk vật lí 8: Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có thế năng vừa có động năng?A. Chỉ khi vật đang đi lên.
B. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
C. Chỉ khi vật lên đến điểm cao nhất.
D. Cả khi vật đang đi lên và đang đi xuống.
Lời giải:
Chọn D
II. Trả lời câu hỏi Bài 1 trang 64 sgk vật lí 8: Ngồi trong xe ô tô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại. Giải thích hiện tượng này.Lời giải:
- Hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại vì nếu chọn ô tô làm mốc thì cây sẽ chuyển động tương đối so với ô tô và người.
Bài 2 trang 64 sgk vật lí 8: Vì sao khi mở nắp chai bị vặn chặt, người ta phải lót tay bằng vải hay cao su?Lời giải:
Lót tay bằng vải hay cao su sẽ tăng lực ma sát lên nút chai. Lực ma sát này sẽ giúp dẽ xoay nút chai ra khỏi miệng chai.
Bài 3 trang 64 sgk vật lí 8: Các hành khách đang ngồi trên xe ô tô bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái. Hỏi lúc đó xe đang được lái sang phía nào?Lời giải:
Khi xe đang chuyển động thẳng, đột ngột lái xe quành xe sang phải, người hành khách trên xe còn quán tính cũ chưa kịp đổi hướng cùng xe nên bị nghiêng sang bên trái.
Bài 4 trang 64 sgk vật lí 8: Tìm một ví dụ chứng tỏ tác dụng của áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và điện tích bị ép.Lời giải:
Muốn cắt, thái một vật cần dùng dao sắc, lưỡi mỏng đồng thời ấn mạnh lên dao để tăng áp suất lên các điểm cắt của vật. Trong trường hợp này, vừa tăng áp lực lại vừa giảm diện tích mặt tiếp xúc với vật bị cắt nên áp suất tại điểm cắt là rất lớn. Vật dễ bị cắt hơn.
Bài 5 trang 64 sgk vật lí 8: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào?Lời giải:
Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính bằng trọng lượng của vật đó.
FA = Pvật = V.d ( V là thể tích của vật, d là trọng lượng riêng của vật).
Bài 6 trang 64 sgk vật lí 8: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có công cơ học? a, Cậu bé trèo cây. b, Em học sinh ngồi học bài. c, Nước ép lên thành bình đựng d, Nước chảy xuống từ đập chắn nước. Lời giải:Các trường hợp sau có công cơ học:
a, Cậu bé trèo cây
d, Nước chảy xuống từ đập chắc nước
III. Bài tập Bài 1 trang 65 sgk vật lí 8: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường.Phương pháp giải:
Công thức tính vận tốc trung bình : vtb=st
trong đó : s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
Lời giải:
- Vận tốc trung bình trên đoạn đường đầu : vtb1=s1t1=10025=4m/s.
- Vận tốc trung bình trên đoạn đường sau : vtb2=s2t2=5020=2,5m/s.
- Vận tốc trung bình trên cả quãng đường : vtb=s1+s2t1+t2=100+5025+20=3,33m/s.
Bài 2 trang 65 sgk vật lí 8: Một người có khối lượng 45kg. Diện tích tiếp xúc mỗi bàn chân là 150cm2. Tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi :a) Đứng cả hai chân.
b) Co một chân.
Phương pháp giải:
Công thức tính áp suất : p=FS
trong đó : p là áp suất, F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S.
Lời giải:
Trọng lượng của người : P = 10.m = 10.45 = 450 N
Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi bàn chân là: S = 150 cm2 = 0,015 m2.=> Diện tích tiếp xúc của hai bàn chân là 2S = 2.0,015 (m2)
a) Khi đứng cả hai chân : p1=P2.S=4502.0,015=15000(Pa)
b) Khi co một chân : p2=PS=4500,015=30000(Pa)
Bài 3 trang 65 sgk vật lí 8: M và N là hai vật giống hệt nhau được thả vào hai chất lỏng khác nhau có trọng lượng riêng d1 và d2 (H.18.2)a) So sánh lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên M và N.
b) Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn ?
Phương pháp giải:
Lực đẩy Ác - si - mét: FA = d.V
trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Lời giải:
a) Khi vật nổi, lực đẩy Ác-si-mét bằng đúng trọng lượng của vật. Vì hai vật giống hệt nhau nên trọng lượng hai vật bằng nhau PM = PN
Hai vật M và N đứng cân bằng trong chất lỏng 1 và 2 (H.18.2):
+ Tác dụng lên vật M có trọng lực PM, lực đẩy Ác - si – mét FAM.
+ Tác dụng lên vật N có trọng lực PN, lực đẩy Ác - si - mét FAN.
Các cặp lực này cân bằng nên PM = FAM, PN = FAN => FAM = FAN
b) Vì phần thể tích của vật M ngập trong chất lỏng 1 nhiều hơn phần thể tích của vật N ngập trong chất lỏng 2 nên V1M > V2N.
Lực đẩy Ác - si - mét đặt lên mỗi vật là: FAM = V1M.d1 và FAN = V2N.d2 với
Do: FAM = FAN nên V1M.d1 = V2N.d2 => d2 > d1
Vậy chất lỏng 2 có trọng lượng riêng lớn hơn chất lỏng 1.
Bài 4 trang 65 sgk vật lí 8: Hãy tính công mà em thực hiện được khi đi đều từ tầng một lên tầng hai của ngôi trường em (em tự cho các dữ kiện cần thiết).Phương pháp giải:
Công mà em thực hiên: A = F.h
trong đó : F = Pngười, h là chiều cao từ sàn tầng 1 đến sàn tầng 2, F là lực nâng người lên.
Lời giải:
- Giả sử khối lượng của em là 45kg; độ cao từ sàn tầng 1 đến sàn tầng 2 là 4m.
=> Trọng lượng của em : P = 45.10 = 450 N.
- Khi đi từ tầng 1 lên tầng 2, lực nâng người F = P = 450 N.
=> Công mà em thực hiện : A = F.h = 450.4 = 1800 J.
Bài 5 trang 65 sgk vật lí 8: Một lực sĩ cử tạ nâng quả tạ khối lượng 125kg lên cao 70cm trong thời gian 0,3 giây. Trong trường hợp này lực sĩ đã hoạt động với công suất bao nhiêu ?Phương pháp giải:
Công thức tính công suất: P=At
trong đó: A là công thực hiện được, t là thời gian thực hiện công đó.
Lời giải:
Ta có: h = 70cm = 0,7m
Trọng lượng của quả tạ là : p = 10.m = 10.125 = 1250 N
Lực sĩ thực hiện một công là : A = p.h = 1250.0,7 = 875J
Công suất: P=At=8750,3=2916,7W
C. Trò chơi ô chữ
Hàng ngang
1. Tên loại vũ khí có hoạt động dựa trên hiện tượng chuyển hóa thế năng thành động năng?
2. Đặc điểm vận tốc của vật khi vật chịu tác dụng của lực cân bằng?
3. Hai từ dùng để biểu đạt tính chất: Động năng và thế năng không tự sinh ra hoặc mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng kia.
4. Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công trong một giây?
5. Tên của lực do chất lỏng tác dụng lên vật khi nhúng vào trong chất lỏng?
6. Chuyển động và đứng yên có tính chất này?
7. Áp suất tại các điểm nằm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang của chất lỏng có tính chất này?
8. Tên gọi chuyển động của con lắc đồng hồ?
9. Tên gọi hai lực cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn?
Hàng dọc
Hãy xác định nội dung của từ ở hàng dọc màu xanh (H.18.3)
Lời giải:
Hàng ngang:
1. Vũ khí có hoạt động dựa trên hiện tượng chuyển hóa thế năng thành động năng là: CUNG
2. Đặc điểm vận tốc của vật khi vật chịu tác dụng của lực cân bằng là: KHÔNG ĐỔI
3. BẢO TOÀN
4. Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công trong một giây là: CÔNG SUẤT
5. Lực do chất lỏng tác dụng lên vật khi nhúng vào trong chất lỏng là lực: ACSIMET
6. Chuyển động và đứng yên có tính chất: TƯƠNG ĐỐI
7. Áp suất tại các điểm nằm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang của chất lỏng có tính chất: BẰNG NHAU.
8. Chuyển động của con lắc đồng hồ gọi là: DAO ĐỘNG
9. Hai lực cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn là: LỰC CÂN BẰNG
Hàng dọc:
Ô chữ hàng dọc: CÔNG CƠ HỌC
Từ khóa :
Giải bài tập Vật lí 8 Câu hỏi và bài tập tổng kết Chương I: Cơ họcĐánh giá
0
0 đánh giá
Đánh giáBài viết cùng môn học
Vật lí Lớp 12 Giải SBT Vật Lí 12 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): An toàn phóng xạ Thuy Quynh 363 Vật lí Lớp 12 Giải SBT Vật Lí 12 Bài 17 (Chân trời sáng tạo): Hiện tượng phóng xạ Thuy Quynh 314 Vật lí Lớp 12 Giải SBT Vật Lí 12 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụng Thuy Quynh 323 Vật lí Lớp 12 Giải SBT Vật Lí 12 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Năng lượng liên kết hạt nhân Thuy Quynh 290Tìm kiếm
Tìm kiếmBài Viết Xem Nhiều
- 1. SBT Vật lí 8 Bài 4: Biểu diễn lực | Giải SBT Vật lí lớp 8 2.6 K
- 2. SBT Vật lí 8 Bài 7: Áp suất | Giải SBT Vật lí lớp 8 2.2 K
- 3. SBT Vật lí 8 Bài 16: Cơ năng | Giải SBT Vật lí lớp 8 2 K
- 4. Giải Vật Lí 8 Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét 1.9 K
- 5. Giải Vật Lí 8 Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau 1.8 K
Đánh giá tài liệu
Gửi đánh giáBáo cáo tài liệu vi phạm
Sai môn học, lớp học Tài liệu chứa link, quảng cáo tới các trang web khác Tài liệu chất lượng kém Tài liệu sai, thiếu logic, tài liệu chứa thông tin giả Nội dung spam nhiều lần Tài liệu có tính chất thô tục, cổ súy bạo lực Khác Báo cáoẨn tài liệu vi phạm
Lý do ẩn ẨnCÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
© 2021 Vietjack. All Rights Reserved.
Từ khóa » Giải Bài Tập Sbt Vật Lí 8 Bài 18
-
Giải VBT Vật Lí 8 Bài 18: Câu Hỏi Và Bài Tập Tổng Kết Chương I: Cơ Học
-
Giải Vật Lí 8 Bài 18: Câu Hỏi Và Bài Tập Tổng Kết Chương 1: Cơ Học
-
Giải Vở Bài Tập Vật Lí 8 Bài 18 - Câu Hỏi Và Bài Tập Tổng Kết Chương 1
-
Giải Bài Tập SGK Vật Lý Lớp 8 Bài 18: Tổng Kết Chương I: Cơ Học (A
-
Bài 18: Câu Hỏi Và Bài Tập Tổng Kết Chương I: Cơ Học
-
Giải Vật Lý 8: Bài 18. Câu Hỏi Và Bài Tập Tổng Kết Chương 1: Cơ Học
-
Vật Lí 8 - Bài 18 - Câu Hỏi Và Bài Tập Tổng Kết Chương 1 Cơ Học
-
Giải Bài 1.5, 1.6, 1.7, 1.8 Trang 3, 4 Sách Bài Tập Vật Lí 8
-
Bài 5.18 Trang 19 SBT Vật Lí 8 - Tìm đáp án
-
Giải Bài Tập Vật Lý 8 Bài 18: Câu Hỏi Và Bài Tập Tổng Kết Chương I
-
Giải Vật Lí 8 Bài 18 | Hay-hay-nhấ
-
Bài 5.17, 5.18 Trang 19 SBT Vật Lí 8 - Haylamdo
-
Giải SBT Vật Lý 8 Bài 25: Phương Trình Cân Bằng Nhiệt Chính Xác
-
Tải Giải Bài Tập SBT Vật Lý Lớp 8 Bài 19: Các Chất được Cấu Tạo Như ...