Giải Vật Lý 12 Bài 13: Các Mạch điện Xoay Chiều đầy đủ Nhất

Nội dung bài viết

  1. Bài 13: Các mạch điện xoay chiều
    1. Câu hỏi ôn tập:
      1. Câu 1 trang 67 SGK: 
      2. Câu 2 trang 68 SGK: 
      3. Câu 3 trang 68 SGK: 
      4. Câu 4 trang 70 SGK: 
    2. Bài tập:
      1. Bài 1 (trang 74 SGK Vật Lý 12): 
      2. Bài 2 (trang 74 SGK Vật Lý 12): 
      3. Bài 3 (trang 74 SGK Vật Lý 12): 
      4. Bài 4 (trang 74 SGK Vật Lý 12): 
    3. Lý thuyết các dòng điện xoay chiều:
  2. File tải miễn phí Trọn bộ Bài 13: các dòng điện xoay chiều:

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài toán, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Lời giải Vật Lý 12 Bài 13: Các mạch điện xoay chiều đầy đủ nhất, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Bài 13: Các mạch điện xoay chiều

Câu hỏi ôn tập:

Câu 1 trang 67 SGK: 

Hãy nhắc lại các định nghĩa của u, U0 và U

Hướng dẫn giải chi tiết:

- Điện áp tức thời xoay chiều là điện áp biến thiên tuần hoàn với thời gian theo quy luật của hàm số sin hay cosin.

- Điện áp cực đại là giá trị lớn nhất luôn dương khi hàm cos hay sin bằng 1.

- Điện áp hiệu dụng là giá trị của điện áp hiện thị trên vôn kế (bằng điện áp cực đại chia √2).

Câu 2 trang 68 SGK: 

Phát biểu định luật Ôm đối với dòng điện một chiều qua một dây dẫn.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Cường độ dòng điện qua đoạn mạch thì tỉ lệ thuận với điện áp 2 đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở đoạn mạch.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK vật lý 12 bài 13: các mạch điện xoay chiều-1

Câu 3 trang 68 SGK: 

Dòng điện trên hình 13.4 (SGK) có "chạy qua" hai tấm của tụ điện không? Cơ chế của dòng điện ấy như thế nào?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK vật lý 12 bài 13: các mạch điện xoay chiều-2

Hướng dẫn giải chi tiết:

Dòng điện trong mạch hình 13.4 có tụ điện là dòng điện tích dịch chuyển từ bản dương (+q) sang bản âm (-q) ở phía ngoài tụ điện, do đó dòng điện không chạy qua 2 tấm của tụ điện.

Câu 4 trang 70 SGK: 

Chứng minh rằng đại lượng ZC = 1/Cω có đơn vị là ôm (đơn vị của điện trở)

→Còn tiếp:.....................

Tải trọn bộ hướng dẫn giải câu hỏi ôn tập bài 13: các dòng điện xoay chiều ở đường link cuối bài.

Bài tập:

Bài 1 (trang 74 SGK Vật Lý 12): 

Phát biểu định luật Ôm của dòng điện xoay chiều đối với mạch chỉ có

a) một tụ điện

b) một cuộn cảm thuần

Hướng dẫn giải chi tiết:

Định luật Ôm của dòng điện xoay chiều chỉ có một tụ điện.

Cường độ hiệu dụng trong mạch chứa tụ điện có giá trị bằng thương số của điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch và dung kháng của mạch: I = U/ZC

Định luật Ôm của dòng điện xoay chiều chỉ có một cuộn cảm thuần.

Cường độ hiệu dụng trong mạch chứa một cuộn cảm thuần có giá trị bằng thương số của điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch và cảm kháng của mạch: I = U/ZL

Bài 2 (trang 74 SGK Vật Lý 12): 

So sánh tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều thể hiện trong

a) ZC

b) ZL

Hướng dẫn giải chi tiết:

   + Dung kháng Hướng dẫn giải bài 2 SGK vật lý 12 bài 13: các mạch điện xoay chiều

→ ZC tỉ lệ nghịch với C và f.

→ Nếu C và f tăng thì ZC giảm, ít cản trở dòng điện và ngược lại.

   + Cảm kháng ZL = Lω = 2πf.L → ZL tỉ lệ với L và f

→ Nếu L và f tăng thì cản trở dòng điện nhiều và ngược lại.

Bài 3 (trang 74 SGK Vật Lý 12): 

Điện áp giữa hai đầu của một tụ điện : u = 100√2cos100πt (V). Cường độ hiệu dụng trong mạch I = 5V.

a) xác định C

b) Viết biểu thức của i

Hướng dẫn giải chi tiết:

a) Theo định luật Ôm trong mạch C:

Hướng dẫn giải bài 3 SGK vật lý 12 bài 13: các mạch điện xoay chiều - 1

Hướng dẫn giải bài 3 SGK vật lý 12 bài 13: các mạch điện xoay chiều

b) Biểu thức cường độ trong đoạn mạch chỉ có C thì i sớm pha hơn u một góc π/2

i = I0cos(100πt + π/2) với I0 = I√2 = 5√2 A

→ i = 5√2cos(100πt + π/2) (A)

Bài 4 (trang 74 SGK Vật Lý 12): 

Điện áp giữa hai đầu của một cuộn cảm thuần: u = 100√2cos100πt (V), Cường độ hiệu dụng trong mạch I = 5V.

a) xác định L

b) Viết biểu thức của i

Hướng dẫn giải chi tiết:

a) Định luật Ôm trong mạch L

Hướng dẫn giải bài 4 SGK vật lý 12 bài 13: các mạch điện xoay chiều

b) Biểu thức cường độ trong đoạn mạch chỉ có L thì i trễ pha hơn u một góc π/2

i = I0cos(100πt – π/2) với I0 = I√2 = 5√2 (A)

→ i = 5√2cos(100πt – π/2) (A)

→Còn tiếp:.....................

Tải trọn bộ hướng dẫn giải các bài tập ôn tập bài 13: các dòng điện xoay chiều ở đường link cuối bài.

Lý thuyết các dòng điện xoay chiều:

Nếu cường độ dòng điện xoay chiều trong mạch có dạng i = I0cos⁡(ωt)

Thì điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch có dạng u = U0cos⁡(ωt + φ)

φ là độ lệch pha giữa u và i:

Lý thuyết vật lý 12 bài 13: các mạch điện xoay chiều

→ u,i có cùng tần số góc, chỉ cần đi tìm mối quan hệ giữa biên độ và độ lệch pha φ.

     Bảng so sáng các mạch điện chứa các phần tử khác nhau

Lý thuyết SGK vật lý 12 bài 13: các mạch điện xoay chiều

→Tải trọn bộ hướng dẫn giải câu hỏi, bài tập ôn tập bài 13: các dòng điện xoay chiều tại đây.

File tải miễn phí Trọn bộ Bài 13: các dòng điện xoay chiều:

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.

Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn hóa như đề kiểm tra, hướng dẫn giải sách giáo khoa, vở bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Từ khóa » Soạn Lý 12 Bài 13