Giải Vở Bài Tập Hóa 8 Bài 4: Nguyên Tử - Haylamdo

Giải vở bài tập Hóa 8 Bài 4: Nguyên tử ❮ Bài trước Bài sau ❯

Giải vở bài tập Hóa lớp 8 Bài 4: Nguyên tử

Bài 4: Nguyên tử

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Hóa lớp 8, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Hóa lớp 8 Bài 4: Nguyên tử hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Hóa 8.

A - Học theo SGK

1. Lý thuyết

1. Nguyên tử : là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.

Có hàng chục triệu chất khác nhau, nhưng chỉ có trên một trăm loại nguyên tử

Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi các electron mang điện tích âm.

Kí hiệu và điện tích của electron: e, (-)

2. Hạt nhân nguyên tử : được tạo ra bởi các proton và nơtron. Trong mỗi nguyên tử, số proton (p, +) bằng số electron (e, -).

Các nguyên tử cùng loại đều có cùng số proton trong hạt nhân.

Trong mỗi nguyên tử, số pbằng số e

Số p = số e

- Hạt proton và notron có khối lượng tương đương nhau, còn hạt electron có khối lượng rất bé, không đáng kể. Vì vậy, khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử

3. Lớp electron

Trong nguyên tử, electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

2. Bài tập

1. Trang 11 Vở bài tập Hóa học 8

“Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện : từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm”

2. Trang 11 Vở bài tập Hóa học 8

a) Ba loại hạt dưới nguyên tử đó là: electron, proton và nơtron.

b) Các hạt mang điện là:

- Electron: kí hiệu là e, mang điện tích âm.

- Proton: kí hiệu là p, mang điện tích dương.

c) Các nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân

3. Trang 11 Vở bài tập Hóa học 8

Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử vì Hạt nhân gồm proton và nơtron có khối lượng rất lớn so với các hạt electron, (khối lượng electron rất bé)

4. Trang 11 Vở bài tập Hóa học 8

Trong nguyên tử, electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định.

5. Trang 11 Vở bài tập Hóa học 8

Bài 4: Nguyên tử

B - Giải bài tập

4.2. Trang 12 SBT Hóa học 8:

Có thể dùng các cụm từ sau đây để nói về nguyên tử :

A.Vô cùng nhỏ

B. Trung hoà về điện

C. Tạo ra các chất

D. Không chia nhỏ hơn trong phản ứng hoá học( 1 )

Hãy chọn cụm từ phù hợp (A, B, C hay D ?) với phần còn trống trong câu :

"Nguyên tử là hạt ............ , vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng số proton trong hạt nhân".

Lời giải

Cụm từ B. (Mỗi electron mang điện tích (-), mỗi proton mang điện tích (+) nên về số trị : tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.)

4.3. Trang 12 SBT Hóa học 8:

Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau :

Bài 4: Nguyên tử

Hãy chỉ ra số proton trong hạt nhân, số electron trong nguyên tử, số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Lời giải

Bài 4: Nguyên tử

4.4. (Trang 13 SBT Hóa học 8):

Theo sơ đồ một số nguyên tử ở bài tập 4.3, hãy chỉ ra :

a) Mỗi nguyên tử có mấy lớp electron.

b) Những nguyên tử nào có cùng một số lớp electron.

c) Nguyên tử nào có số lớp electron như nguyên tử natri (xem sơ đồ trong bài 4 - SGK)

Lời giải

a)

Nguyên tử Số lớp electron
Nitơ 2
Neon 2
Silic 3
Kali 4

b) Nguyên tử nitơ và nguyên tử neon cùng có hai lớp electron.

c) Nguyên tử silic có ba lớp electron như nguyên tử natri.

Từ khóa » Bài Tập Hóa Học 8 Bài 4