Hóa Học 8 Bài 4: Nguyên Tử
Có thể bạn quan tâm
Hóa học 8 Bài 4: Nguyên tử được VnDoc biên soạn tóm tắt nội dung hóa 8 bài 4 trong chương trình Hóa học lớp 8. Nội dung tóm tắt lại các ý chính trong bài, giúp các bạn học sinh đến nắm chắc nội dung cần học. Đây cũng sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô trong việc soạn hóa 8 bài 4 và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Hóa 8 Bài 4
- A. Tóm tắt lí thuyết Hóa 8 Bài 4
- I. Nguyên tử là gì?
- II. Cấu tạo nguyên tử
- B. Bài tập hóa học 8 bài 4
- 1. Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 8 nguyên tử
- 2. Bài tập hóa bài 4 nguyên tử
- C. Trắc nghiệm hóa học 8 bài 4
- D. Giải bài tập hóa học 8 bài 4 nguyên tử
A. Tóm tắt lí thuyết Hóa 8 Bài 4
I. Nguyên tử là gì?
- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
- Kích thước nguyên tử.
+ Nguyên tử như một quả cầu cực kì nhỏ bé, đường kính khoảng 10-8 cm
+ Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có kích thước khác nhau.
II. Cấu tạo nguyên tử
- Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân: gồm có các hạt proton mang điện tích (+) và notron không mang điện
+ Vỏ: tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm, chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân
- Đặc điểm các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử
Loại hạt | Kí hiệu | Điện tích | Khối lượng (m) | Quan hệ giữa các hạt | |
Nhân | Proton | p | +1 | mp ≈ 1đvC mp ≈ 1,6726 .10-27 | Số p = số e |
Nơtron | n | 0 | mn ≈ 1đvC mn ≈ 1,6748 .10-27 | ||
Vỏ | Electron | e | -1 | me ≈ 0,000549 đvC me ≈ 9,11.10-31kg |
Khối lượng của nguyên tử bằng tổng số khối lượng của proton, notron và electron. Vì khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của proton và notron (khối lượng hạt nhân) nên coi khối lượng của nguyên tử xấp xỉ bằng khối lượng của proton và notron.
Bài tiếp theo: Hóa học 8 Bài 5: Nguyên tố hóa học
B. Câu hỏi luyện tập
C. Bài tập hóa học 8 bài 4
1. Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 8 nguyên tử
Câu 1. Một học sinh nêu lên phát biểu sau:
"Nguyên tử là hạt ...(1)... Nguyên tử được cấu tạo gồm ...(2)... các nguyên tử liên kết được với nhau là nhờ các ...(3)... ở lớp ngoài cùng"
Dãy từ (cụm từ) nào sau đây để điền vào các chỗ trống trên là phù hợp nhất:
A. Vô cùng nhỏ trung hòa điện; hạt nhân và lớp vỏ; electron
B. Hình tròn; proton và notron; proton
C. Vô cùng nhỏ, trung hòa điện; electron; notron
D. Mang điện dương; hạt nhân và lớp vỏ; electron
Xem đáp ánĐáp án A"Nguyên tử là hạt Vô cùng nhỏ trung hòa điện. Nguyên tử được cấu tạo gồm hạt nhân và lớp vỏ các nguyên tử liên kết được với nhau là nhờ các electron ở lớp ngoài cùng"
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhân nguyên tử được cấu tạo bởi hạt proton và notron có khối lượng xấp sỉ bằng nhau
B. Hạt electron có khối lượng rất nhỏ so với hạt proton và notron nên khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân
C. Lớp vỏ nguyên tử mang điện tích âm và hạt nhân mang điện tích dương nên nguyên tử luôn trung hòa điện
D. Nguyên tử liên kết được với nhau là nhờ các hạt notron
Xem đáp ánĐáp án DNguyên tử liên kết được với nhau là nhờ các hạt notron => Sai
Nguyên tử liên kết được với nhau là nhờ các hạt electron
Câu 3. Tổng số các loại hạt (proton, notron và electron) trong nguyên tử X là 28 và số hạt không mang điện là 10. Số proton trong nguyên tử X là:
A. 7
B. 12
C. 9
D. 15
Xem đáp ánĐáp án CTrong nguyên tử của nguyên tố X có:
p + n + e = 28
n = 35% (p + n + e)
⇒n = 10; p = 9
Vậy trong nguyên tử X, số p = số e = 9; số n = 10.
Câu 4. Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 40; trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Số notron trong nguyên tử là:
A. 13
B. 12
C. 14
D. 15
Xem đáp ánĐáp án CGọi số hạt proton = số hạt electron = p
Gọi số hạt notron = n
Ta có :
Tổng số hạt : 2p + n = 40
Hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 12 : 2p - n = 12
Suy ra p = 13 ; n = 14
Vậy có 13 hạt proton, 13 hạt electron và 14 hạt notron
Câu 5. Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử có những gì?
A. Prôton
B. Nơtron
C. Cả Prôton và Nơtron
D. Không có gì (trống rỗng)
Xem đáp ánĐáp án DCâu 6. Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau do nhờ có loại hạt nào?
A. Electron
B. Prôton
C. Nơtron
D. Tất cả đều sai
Xem đáp ánĐáp án ACâu 7. Chọn câu phát biểu đúng khi nói về cấu tạo của hạt nhân trong các phát biểu sau:
Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi:
A. Prôton và electron
B. Nơtron và electron
C. Prôton và nơtron
D. Prôton, nơtron và electron
Xem đáp ánĐáp án CCâu 8. Trong các câu sau, câu nào phát biểu chưa đúng:
A. Điện tích của electron bằng điện tích của nơtron
B. Khối lượng của prôton bằng điện tích của nơtron
C. Điện tích của proton bằng điện tích của nơtron
D. Có thể chứng minh sự tồn tại của electron bằng thưc nghiệm
Xem đáp ánĐáp án DCâu 9*. Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định cấu tạo nguyên tử. Đối chiếu bảng các nguyên tố SGK xem M là nguyên tố nào?
A. Na
B. K
C. Ca
D. Ba
Xem đáp ánĐáp án AGọi số hạt nơtron là N, số hạt proton là z.
Có N nhiều hơn z là 1 hạt nên ta có z + 1 = N (1)
Do số hạt e = p = z và số hạt mang điện (z) nhiều hơn số hạt không mang điện (N) là 10 nên ta có 2z - N = 10 (2)
Từ (1) (2) ta có z = 11 và N = 12
Suy ra A = z + N = 11 + 12 = 23 và M là Na.
Câu 10*. Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.
A. 27
B. 28
C. 24
D. 23
Xem đáp ánĐáp án ATa có điện tích hạt nhân là 13+ , tức p = 13 (1)
Ta lại có (p + e) – n = 12
Mà p = e Suy ra 2 p – n = 12 (2)
Thế (1) vào (2) ta được: 2 . 13 – n = 12
Suy ra n = 26 - 12 = 14
Số khối A = p + n = 13 + 14 = 27. Vậy số khối của nhôm là 27.
2. Bài tập hóa bài 4 nguyên tử
Bài 1. Hãy chọn những từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trông các câu sau đây:
Nguyên tử có thể ………với nhau ……….. mà nguyên tử có khả năng này……….. Do đó khả năng………..tùy thuộc ở số…………. cùng sự…………….. trong vỏ.
Bài 2. Vì sao lại nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?
Bài 3. Hãy so sánh
a) Nguyên tử nito nặng hay nhẹ hơn nguyên tử cacbon bao nhiêu lần.
b) Nguyên tử natri nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử magie bao nhiêu lần.
c) Nguyên tử sắt nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử bạc bao nhiêu lần.
Câu 4. Trong những câu sau đây câu nào đúng.
a) Proton mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.
b) Proton và electron có khối lượng khác nhau.
c) Proton ở trong nhân nguyên tử và electron ở ngoài vỏ nguyên tử.
d) Proton khó bị tách ra khỏi nguyên tử, electron thì có thể tách ra khỏi nguyên tử.
e) Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 5. Cho số p của các nguyên tử sau:
Nguyên tử | Hidro | Natri | Oxi | Magie | Canxi |
Số proton | 1 | 11 | 8 | 12 | 20 |
Hãy chỉ ra sự phân bố electron trên các lớp electron, số p trong hạt nhân nguyên tử, số lớp e, số e lớp ngoài cùng của từng nguyên tử trên.
Hướng dẫn giải bài tập
Câu 1.
Liên kết, khả năng liên kết, liên kết, electron, sự sắp xếp của chúng
Câu 2.
Nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử vì: khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của proton và notron (khối lượng hạt nhân) nên coi khối lượng của nguyên tử xấp xỉ bằng khối lượng của proton và notron.
Câu 3.
a) Nguyên tử nito nặng hơn nguyên tử cacbon: 14/12 ≈ 1,2 lần
b) Nguyên tử natri nhẹ hơn nguyên tử magie: 23/24 ≈ 0,96 lần
c) Nguyên tử sắt nhẹ hơn nguyên tử bạc: 56/108 ≈ 0,52 lần
Câu 4. e)
Câu 5.
Dựa trên số electron tối đa trên các lớp:
Lớp 1: tối đa 2 e
Lớp 2: tối đa 8 e
Lớp 3: tối đa 8 e
Lớp 4 tối đa 8 e
Nguyên tử | Hidro | Natri | Oxi | Magie | Canxi |
Số proton | 1 | 11 | 8 | 12 | 20 |
Số e | 1 | 11 | 8 | 12 | 20 |
Số lớp e | 1 | 3 | 2 | 3 | 4 |
Số e lớp ngoài cùng | 1 | 1 | 6 | 2 | 2 |
D. Trắc nghiệm hóa học 8 bài 4
Để giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm được kiến thức nội dung bài học cũng như làm quen với các dạng bài tập của bài 4, VnDoc đã biên soạn bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh luyện tập tốt hơn tại:
- Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 4
E. Giải bài tập hóa học 8 bài 4 nguyên tử
Giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt các bài tập sgk hóa 8 bài 4 nguyên tử, VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải các bài tâp SGK một cách chi tiết dễ hiểu nhất để gửi tại bạn đọc tại:
- Giải bài tập Hóa 8 Bài 4: Nguyên tử
...................
VnDoc giới thiệu tới các bạn Hóa học 8 Bài 4: Nguyên tử được VnDoc biên soạn tóm tắt các ý chính trong hóa 8 bài 4 giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn bài cũng như nắm chắc kiến thức bài học, từ đó vận dụng làm các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và bài tập củng cố nâng cao.
Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn Hóa học 8 Bài 4: Nguyên tử. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Từ khóa » Bài Tập Hóa Học 8 Bài 4
-
Giải Hóa 8 Bài 4: Nguyên Tử
-
Giải SBT Hóa 8 Bài 4: NGUYÊN TỬ
-
Bài 4. Nguyên Tử
-
Giải Hóa 8 Bài 4: Nguyên Tử
-
Hoá Học 8 Bài 4: Nguyên Tử Giải Hoá Học Lớp 8 Trang 15, 16
-
Giải Vở Bài Tập Hóa 8 Bài 4: Nguyên Tử - Haylamdo
-
Giải Hóa 8 Bài 4: Nguyên Tử | Hay Nhất Giải Bài Tập Hóa Học 8.
-
Hóa Học Lớp 8 - Bài 4 - Nguyên Tử - YouTube
-
Hoá Học 8 Bài 4: Nguyên Tử - HOC247
-
Hóa 8 Bài 4: Nguyên Tử - Giải Bài Tập SGK đầy đủ Nhất
-
Giải Bài 4.1, 4.2, 4.3 Trang 4, 5 Sách Bài Tập Hóa Học 8
-
Giải Bài Tập Hóa 8 Bài 4 Nguyên Tử Hay Nhất - Soạn Bài Tập
-
Giải Bài Tập SGK Hóa Học 8 Bài 4: Nguyên Tử
-
Bài 4 Trang 38 SGK Hóa Học 8 - Tìm đáp án