Giải Vở Bài Tập Hóa 8 Bài 5: Nguyên Tố Hóa Học - Haylamdo
Giải vở bài tập Hóa lớp 8 Bài 5: Nguyên tố hóa học
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Hóa lớp 8, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Hóa lớp 8 Bài 5: Nguyên tố hóa học hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Hóa 8.
A - Học theo SGK
1. Lý thuyết
I. Bài 5: Nguyên tố hóa học là gì?
1. Định nghĩa : Bài 5: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
Số p là số đặc trưng của một Bài 5: Nguyên tố hóa học
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố đều có số p bằng nhau
2. Kí hiệu hóa học :
Mỗi Bài 5: Nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái
Theo quy ước mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó
Thí dụ: kí hiệu của nguyên tố hidro là H, nguyên tố canxi là Ca
II. Nguyên tử khối
Nguyên tử khối : là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
Một đơn vị cacbon (đvC) bằng 1/12 khối lượng của một nguyên tử C
Thí dụ: nguyên tử khối của C = 12 đvC; H = 1 đvC; O = 16 đvC
Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Vì vậy, dựa vào nguyên tử khối của một nguyên tố chưa biết, ta xác định được đó là nguyên tố nào
III. Có bao nhiêu Bài 5: Nguyên tố hóa học
Đến nay, đã biết được trên 110 nguyên tố
Trong vỏ Trái Đất: Nguyên tố phổ biến nhất là oxi, chiếm 49,4% về khối lượng, nguyên tố đứng hàng thứ 9 về khối lượng là hidro nhưng nếu xét theo số nguyên tử thì nó chỉ đứng sau oxi
2. Bài tập
1. Trang 15 Vở bài tập Hóa học 8
a. Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia, thì trong khoa học nói nguyên tố hóa học này, nguyên tố hóa học kia.
b. Những nguyên tố có cùng số proton trong hạt nhân đều là nguyên tử cùng loại, thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
2. Trang 15 Vở bài tập Hóa học 8
a) Bài 5: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
b) Cách biểu diễn nguyên tố: Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa, gọi là kí hiệu hóa học.
Thí dụ: Nguyên tố hiđro được kí hiệu là H, nguyên tố natri là Na, ...
3. Trang 15 Vở bài tập Hóa học 8
a) Các cách viết sau lần lượt cho biết
2 C: hai nguyên tử cacbon , 5 O: 5 nguyên tử oxi , 3 Ca:3 nguyên tử canxi.
b) Dùng chữ số và kí hiệu hóa học diễn đạt các ý sau:
+ Ba nguyên tử nitơ : 3 N
+ Bảy nguyên tử canxi : 7 Ca
+ Bốn nguyên tử natri : 4 Na.
4. Trang 15 Vở bài tập Hóa học 8
- Một đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon.
- Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
5. Trang 15 Vở bài tập Hóa học 8
(NTK(Mg))/(NTK(C)) = 24/12 = 2
Nguyên tử magie nặng hơn, bằng 2 lần so với nguyên tử cacbon
(NTK(Mg))/(NTK(S))= 24/32 = 3/4
Nguyên tử magie nhẹ hơn, bằng 3/4 lần so với nguyên tử lưu huỳnh
(NTK(Mg))/(NTK(Al))= 24/27= 8/9
Nguyên tử magie nhẹ hơn, bằng 8/* lần so với nguyên tử nhôm
6. Trang 15 Vở bài tập Hóa học 8
Do nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ nên nguyên tử khối của X là : 2.14 = 28 (đvC)
Nguyên tử X có nguyên tử khối bằng 28. Vậy nguyên tử X là Silic.
Kí hiệu hóa học là Si
7. Trang 16 Vở bài tập Hóa học 8
a) Khối lượng của một nguyên tử cacbon bằng: 1,9926.10-23 (g) = 12 đvC
b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là:
mAl = 27 đvC = 27. 1,66.10-24 = 4,482.10-23 (g)
Đáp án C
8. Trang 16 Vở bài tập Hóa học 8
Bài 5: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
Đáp án D
B - Giải bài tập
5.1. Trang 16 SBT Hóa học 8: Có thể dùng cụm từ khác nhưng nghĩa tương đương với cụm từ : "có cùng số proton trong hạt nhân" trong định nghĩa về nguyên tố hoá học là :
A. có cùng thành phần hạt nhân.
B. có cùng khối lượng hạt nhân,
C. có cùng điện tích hạt nhân.
(Ghi định nghĩa này về nguyên tố hoá học vào trong vở bài tập).
Lời giải
Cụm từ C (vì nơtron không mang điện nên điện tích của hạt nhân chỉ do proton mằ có). Định nghĩa : Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
5.2. (Trang 16 SBT Hóa học 8): Cho biết sơ đồ nguyên tử của bốn nguyên tố như sau:
Hãy viết tên và kí hiệu của hóa học của mỗi nguyên tố ( xem bảng 1, phần phụ lục)
Lời giải
(a) | (b) | (c) | (d) | |
---|---|---|---|---|
Tên nguyên tố | Beri | Bo | Magie | Photpho |
Kí hiệu hóa học | Be | B | Mg | P |
5.6. Trang 17 SBT Hóa học 8: Biết rằng bốn nguyên tử magie nặng bằng ba nguyên tử nguyên tố X. Hãy viết tên và kí hiệu hoá học của nguyên tố X
Lời giải
NTK(Mg) x 4 = NTK (X) x3 => NTK (X) = 24 x 4 : 3 = 32
Tên nguyên tố X là lưu huỳnh, kí hiệu hóa học là S.
5.7. Trang 17 SBT Hóa học 8:
Cho biết sơ đồ hai nguyên tử như hình bên.
Nêu sự giống nhau và khác nhau về thành phần hạt nhân của hai nguyên tử.
Giống nhau: Thành phần hạt nhân của hai nguyên tử giống nhau về số proton (đều có 2p)
Khác nhau: số nơtron, theo thứ tự bằng 2 và 1.
b) Giải thích vì sao nói được hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học:
Hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học vì có cùng số proton trong hạt nhân.
Tên nguyên tố: heli, kí hiệu hóa học: He.
Từ khóa » Hóa Sbt 8 Bài 5
-
Giải SBT Hóa 8 Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
-
Giải SBT Hóa Học 8 - Bài 5: Nguyên Tố Hóa Học
-
Giải SBT Hóa 8 Bài 5: Nguyên Tố Hóa Học
-
SBT Hóa 8 Bài 5: Nguyên Tố Hóa Học - Haylamdo
-
Giải SBT Hóa 8 Bài 5. Nguyên Tố Hóa Học - Top Lời Giải
-
Giải SBT Hóa 8 Bài 5: Nguyên Tố Hóa Học
-
Hóa Học 8 - Sách Bài Tập - Bài 5 - Cô Nguyễn Thị Thu (HAY NHẤT)
-
[ Hóa Học 8 ] Bài 5 Nguyên Tố Hóa Học (SBT) Tiết 1 #mshanh
-
Giải Bài Tập SBT Hóa 8 Bài 5: Nguyên Tố Hóa Học
-
SBT Hóa Học 8 Bài 5: Nguyên Tố Hóa Học | Giải SBT Hóa Học Lớp 8
-
Giải Bài 5.5, 5.6, 5.7, 5.8 Trang 7 Sách Bài Tập Hóa Học 8
-
Bài 5: Nguyên Tố Hóa Học
-
Hoá Học 8 Bài 5: Nguyên Tố Hóa Học
-
Giải SBT Hóa Học 8 - Bài 5: Nguyên Tố Hóa Học - Ong Học Hỏi